Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Cua hang dien tu to chuc thi chung chi B Anh van

(Zing) - Đăng ký mua bán, sửa chữa điện thoại di động và máy tính nhưng ông Long cho phát tờ rơi "bao" ôn thi chứng chỉ B Anh văn. TT - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản giao thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc tổ chức xét duyệt và chịu trách nhiệm về đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi. (GDVN) - Sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM đang kêu trời vì trường áp dụng hình phạt với những trường hợp nộp học phí muộn: Đóng tiền gấp đôi và phải học lại.

Ngày 28/5, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an thành phố Cần Thơ cho biết vừa chuyển hồ sơ sang Sở Giáo dục - Đào tạo TP Cần Thơ để xử phạt hành chính ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên tin học, ngoại ngữ Thành Long (trụ sở tại tỉnh Long An) - có dấu hiệu tổ chức thi cấp chứng chỉ B Anh văn tại cửa hàng kinh doanh, sữa chữa điện thoại, máy tính.

Theo cơ quan chức năng, trước đây ông Long xin phép chính quyền quận Bình Thủy, TP Cần Thơ mở cửa hàng bán, sửa chữa điện thoại di động và máy vi tính trên tuyến quốc lộ 91B. Tuy nhiên thời gian gần đây ông cho phát tờ rơi với nội dung "bao" ôn tập thi đậu chứng chỉ B Anh văn với giá 1,5 - 4 triệu đồng. Đã có 15 người đóng 22,7 triệu đồng cho Long. Khi giám đốc này đang tổ chức cho các học viên thi thì lực lượng chức năng ập vào lập biên bản.

Theo các học viên, giám đốc Long nói tổ chức thi tại cửa hàng điện thoại và cấp chứng chỉ B Anh văn của hai trường đại học. Tuy nhiên, ông Long chỉ thừa nhận tổ chức test kiến thức cho các học viên, sau đó mới đưa họ đi dự các kỳ thi.

Do chưa chứng minh được hành vi lừa đảo nên cơ quan công an chuyển sang xử lý hành chính vì hoạt động không đúng giấy phép kinh doanh và yêu cầu ông Long trả tiền lại cho các học viên.

VÕ DŨNG

Theo Infonet


Văn bản này lưu ý đối tượng cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc trung tâm) phải trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định, giờ dạy phải được ghi trên thời khóa biểu, sổ đầu bài mới được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Theo quy định, hiệu trưởng, hiệu phó trường phổ thông có nghĩa vụ phải tham gia giảng dạy hai hoặc bốn tiết/tuần. Cũng có nhiều hiệu trưởng, hiệu phó thu xếp được công việc, duy trì việc đứng lớp. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiều lý do, phần đông hiệu trưởng, hiệu phó hiện không thể tham gia giảng dạy. Đặc trưng trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm dạy hầu hết các môn, các thành viên ban giám hiệu dẫu muốn cũng rất khó thực hiện nghĩa vụ đứng lớp. Ngoại trừ những trường tiểu học thiếu giáo viên trầm trọng, hiệu phó làm nhiệm vụ giáo viên, còn lại hầu như khó có thể bố trí giờ cho ban giám hiệu tham gia giảng dạy.

"Không phải chúng tôi không muốn đứng lớp giảng dạy nhưng thực tiễn ai làm quản lý đều hiểu: lao động ban giám hiệu bây giờ chỉ có hết giờ chứ không hết việc. Bản thân tôi từng đứng lớp hai tiết/tuần, giờ dạy được xếp thời khóa biểu cố định nhưng chuyện họp hành bất kể ngày nào, giờ nào. Cứ mỗi lần đi họp phải nhờ giáo viên đứng lớp thay, nhờ nhiều lần thấy phiền quá đành tạm ngưng đứng lớp" - một hiệu trưởng trường THCS bày tỏ.

Ông Văn Công Sang, trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng hướng dẫn của sở nhằm hướng các trường thực hiện đúng quy định: có đứng lớp mới được hưởng phụ cấp. Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng tiếp nhận thông tin này với tâm trạng buồn, bức xúc. Phụ cấp ưu đãi ở mức 30, 35, 40% so với lương. Trong điều kiện đời sống khó khăn, mất đi khoản phụ cấp này hẳn nhiên cuộc sống sẽ khó khăn hơn. Nhưng đáng buồn hơn là tâm tư của những người giáo viên giỏi nhất được điều động làm công tác quản lý. Bởi nếu nhận đồng nghĩa với việc họ có thể mất khoản phụ cấp, thu nhập thấp hơn so với khi còn là giáo viên.

Vì thế, có trường đang tính đến chuyện bố trí hiệu trưởng, hiệu phó dạy đạo đức, mỹ thuật, âm nhạc đối với trường tiểu học, phổ thông hay xuống lớp lo ăn uống, chăm sóc trẻ đối với trường mầm non để đáp ứng quy định có giờ đứng lớp. Và câu chuyện tính phụ cấp làm sao cho hợp tình hợp lý vẫn còn là câu chuyện dài.

PHÚC ĐIỀN


Báo Giáo dục Việt Nam vừa nhận được phản ánh của các bạn sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP.HCM về việc trường áp dụng hình thức phạt sinh viên bị phạt số tiền gấp đôi và phải học lại môn học đóng học phí muộn đó.

Phạt tiền gấp đôi vì đóng học phí muộn

Trong lá thư gửi đến tòa soạn một bạn độc giả viết: "Kính gửi quý báo tôi đang là sinh viên của ĐH Công Nghiệp TPHCM. Hiện nay theo như tôi biết sinh viên trường tôi đang rất bức xúc về vấn đề "phạt tiền" của nhà trường dành cho sinh viên đóng học phí trễ. Nhà trường phạt chúng tôi bằng hình thức CẤM THI VÀ BUỘC ĐÓNG TIỀN 2 LẦN/1 MÔN ĐÓNG TIỀN TRỄ. Chúng tôi đã làm đơn khiếu nại lên nhưng nhà trường không giải quyết. Phải nói rõ rằng chúng tôi đã đóng tiền lần 1 nhưng vẫn bị cấm thi và phải đóng tiền lại lần 2.

Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nếu tình trạng này vẫn kéo dài tôi tin những sinh viên nghèo sẽ không còn đường đi học. Kính mong quý báo có thể giúp chúng tôi, những sinh viên nghèo đang tuyệt vọng và không biết phải kêu cứu ai".

Sinh viên này cho biết trong học kì 3 năm học 2011 – 2012, sinh viên bỗng nhận được thông báo "Những học phần sinh viên đã đăng ký mà không đóng học phí sau khi đã hết hạn đóng phí lần thì phải nhận điểm N* (nợ) học phần đó. Sinh viên muốn đăng ký học lại học phần này sinh viên phải đóng học phí cho cả lần đăng ký trước".

Như vậy, sinh viên đóng học phí chậm một môn nào coi như bị trượt mộn học đó. Sinh viên chỉ được đăng kí học lại vào học kì sau khi đã đóng học phí gấp đôi số tiền học phí bình thường quy định.

Mất tiền, mất thời gian và nguy cơ ra trường muộn

Các bạn sinh viên đã từng bức xúc trước việc ĐH FPT quy kết những trường hợp nộp chậm học phí vào diện tự ý nghỉ học và phải nộp 100 USD. Tuy nhiên, với trường ĐH Công nghiệp TP.HCM hình phạt còn "tàn khốc" hơn rất nhiều, đó là sinh viên vừa phải đóng tiền gấp đôi, vừa phải chờ để học lại. Không ít bạn sinh viên lo lắng việc học phải học lại này sẽ khiến các bạn ra trường chậm hơn so với bình thường.

Một trường hợp rất dễ xảy ra đối với việc đào tạo theo tín chỉ là: môn học A có thể xuất hiện ở học kì 1 với nhiều lựa chọn, nhưng nếu không đăng kí được học kì 1, sang học kì 2 muốn học môn này, sinh viên phải phụ thuộc vào may rủi rất nhiều. Nếu chẳng may môn học A bị trùng lịch với các môn học khác, hoặc nếu học kì 2 không có môn học A, thì sinh viên phải đợi đến học kì 3,4. Như vậy nguy cơ ra trường muộn với hình thức đào tạo tín chỉ khi sinh viên không học theo đúng lịch trình đào tạo là rất cao.

Sinh viên này bức xúc: "Bọn em học theo hình thức tín chỉ phải tự đăng kí môn học của mình. Do nhiều nguyên nhân mà chúng em gặp phải khi đăng kí môn học, nên thời gian để đóng học phí cũng bị xáo trộn. Nhưng khi chúng em đã đóng học phí xong xuôi rồi thì vẫn nhận được thông báo không được học môn học này và phải đăng kí học kì sau, đồng thời vẫn phải đóng tiền môn học này một lần nữa. Điều này thật là vô lí. Hoặc là phạt tiền hoặc là phạt không cho học thôi chứ, đằng này nhà trường lại vừa thu tiền phạt, vừa không cho thi thì làm cho bọn em thấy thất vọng vô cùng."

Trung bình một học kì mỗi sinh viên được đăng kí từ 10 đến 20 tín chỉ, học phí trên một tín chỉ là 245.000 đồng. Nếu như một bạn sinh viên bị lỡ đóng học phí chậm 20 tín chỉ thì số tiền không hề nhỏ lên tới 4.900.000 đồng/20 tín chỉ. Theo như phản ánh của bạn sinh viên trên: "Lớp em có rất nhiều bạn bị chậm một vài môn. Em bị chậm mất hai môn, 4 tín chỉ là 980.000 đồng. Bạn của em bị chậm 11 tín chỉ là 2.695.000 đồng. Số tiền ấy không hề nhỏ với những sinh viên phải xin từng đồng của ba mẹ để đi học như chúng em".

Các ban sinh viên Trường ĐH Công nghiệp HCM đang đặt ra một câu hỏi rằng: Ngành giáo dục đang quan tam đến lợi nhuận hay việc đào tạo sinh viên? Và Trường ĐH Công nghiệp HCM đang hoạt động phi lợi nhuận hay chạy theo lợi nhuận?

Liệu có hay không việc Trường ĐH Công nghiệp HCM áp dụng hình thức vừa phạt tiền vừa bắt học lại này với sinh viên, Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục làm rõ câu chuyện này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét