Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Phat dong cuoc thi Thu thach phan tich dau tu lan 2

(SVVN) Sáng ngày 12/5, tại hội trường, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã tổ chức phát động cuộc thi "Thử thách phân tích đầu tư" lần 2 năm 2012 dành cho sinh viên ngành tài chính, ngân hàng. TT - Đến chiều 14-5, nhiều trường ĐH đã có thống kê sơ bộ số hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tuyển sinh ĐH, CĐ theo ngành. Theo đó, nhóm ngành kinh tế và công nghệ có lượng hồ sơ ĐKDT nhiều nhất. "Đột nhập" văn phòng Microsoft Việt Nam cùng một cậu bạn tài năng

Đến tham dự chương trình có sự góp mặt của các diễn giả: PGS. TS Lê Phan Thị Diệu Thảo - Trưởng khoa Ngân Hàng Quốc Tế trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM ; Ths. Hồ Thúy Ái – Trưởng bộ môn Tài chính quốc tế – Khoa NHQT, Ông Võ Sáng Xuân Vinh, MBA, CFA, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Sài Gòn (Saigon Capital) – Đại diện Ban trù bị thành lập Hội CFA Việt Nam; Bà Nguyễn Hoài Phương, MBA, CFA, Giám đốc điều hành công ty Đào tạo Tư vấn và Đầu tư AFTC; Ông Nguyễn Ngọc Vũ Chương, Chuyên viên Quản lý danh mục đầu tư – Tổng công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC), thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần sữa Vinamilk cùng quý phòng ban, quý giảng viên đến tử các khoa.

PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo – Trưởng khoa Ngân Hàng Quốc Tế, trưởng Ban tổ chức cuộc thi chia sẻ: "Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, các ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu thì việc lựa chọn một cơ hội nghề nghiệp, một vị trí phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường là một thách thức hiện nay của sinh viên nói chung và sinh viên trong lĩnh vực Tài Chính – Ngân Hàng nói riêng. Nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ và có thể có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai, các chuyên gia chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư phân tích tài chính, các thành viên của hiệp hội CFA danh giá đã được mời về để chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm cho các bạn sinh viên đồng thời giới thiệu chương trình học CFA đối với sinh viên".

Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 2/6 đến ngày 15/9, ở vòng loại với hình thức vừa trắc nghiệm, vừa tự phân tích, giải quyết tình huống và viết bài tự luận bằng tiếng Anh. Ban giám khảo chọn ra 30 thí sinh xuất sắc vào vòng bán kết. Thông qua các vòng thi kiến thức chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng báo cáo, thuyết trình… Ban giám khảo sẽ chọn ra các thí sinh xuất sắc nhất đại diện trường tham gia cuộc thi toàn quốc.

Phạm Văn

Lưu bài viết |

Bản in |

Gửi bạn bè |

Lưu yêu thích |

PDF |

Phản hồi (0)
Chia sẻ

Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết tổng số hồ sơ ĐKDT của trường năm nay là 15.422 (tăng 3.341 hồ sơ so với năm 2011). Số thí sinh đăng ký thi nhờ vào trường khác đã giảm với 257 hồ sơ.

Theo ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường, số hồ sơ ĐKDT khối C vẫn chiếm số lượng nhiều nhất với 5.203 hồ sơ, tuy nhiên lượng hồ sơ khối C chỉ tương đương năm trước. Trong khi đó khối A và khối D1 lại tăng (khối A: 4.726, khối D1: 3.362). Khối A1 năm đầu tiên được xuất hiện trong kỳ thi của trường có 1.737 hồ sơ. Thống kê theo ngành tổng số hồ sơ ĐKDT của trường cho thấy nhóm ngành luật học chiếm nhiều nhất với 12.658 hồ sơ, ngành quản trị - luật 1.417 hồ sơ và ngành quản trị kinh doanh có 1.110 hồ sơ.

Theo số liệu thống kê của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, tổng số hồ sơ ĐKDT năm nay của trường này là 18.989 (tăng gần 7.000 hồ sơ so với năm 2011). Trong đó, khối B tiếp tục là khối thi có lượng hồ sơ nhiều nhất khi chiếm đến 58% với 10.965 hồ sơ; khối A 6.334 hồ sơ và với 1.690 hồ sơ khối D1 có số hồ sơ ít nhất. Ngoài ra, nhà trường còn nhận được khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký vào các ngành bậc CĐ.

Ngành công nghệ thực phẩm tiếp tục có lượng hồ sơ nhiều nhất với 8.161 hồ sơ (khối B 6.038 hồ sơ, khối A 2.123 hồ sơ). Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm chiếm vị trí thứ hai với 1.526 hồ sơ (khối B 1.130, khối A 396). Nhóm ngành kinh tế cũng chiếm lượng hồ sơ rất lớn: quản trị kinh doanh 1.525 hồ sơ, kế toán 1.232 hồ sơ và tài chính - ngân hàng 1.179 hồ sơ. Những ngành công nghệ chế biến thủy sản 957 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật hóa học 954 hồ sơ... Trong khi đó một số ngành có ít hồ sơ gồm công nghệ chế tạo máy 123 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật môi trường 80 hồ sơ và công nghệ kỹ thuật điện - điện tử chỉ vỏn vẹn 44 hồ sơ.

ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing, cho biết đến nay tổng số hồ sơ của trường là 32.700, tăng gần 700 hồ sơ (trong đó khối A 18.230 hồ sơ, khối D1 14.487 hồ sơ). Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của trường này, ngành quản trị kinh doanh có nhiều hồ sơ nhất, kế tiếp là các ngành tài chính ngân hàng, marketing, quản trị khách sạn...

Riêng ĐH Quốc gia TP.HCM đến hôm qua có hai trường thống kê được số hồ sơ ĐKDT theo ngành, gồm: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), thống kê sơ bộ đến hôm qua nhà trường nhận được 17.944 hồ sơ, tăng khoảng 20% so với năm trước. Trong số 15 ngành đào tạo của trường, công nghệ sinh học vẫn là ngành có số hồ sơ ĐKDT nhiều nhất với 3.167 hồ sơ, kế tiếp là nhóm ngành công nghệ thông tin với 2.702 hồ sơ, ngành khoa học môi trường 2.330 hồ sơ, ngành địa chất có 1.317 hồ sơ, ngành điện tử viễn thông khoảng 600 hồ sơ... Ngành có số hồ sơ ĐKDT thấp nhất của trường là hải dương học với 313 hồ sơ. Riêng ngành kỹ thuật hạt nhân có 647 hồ sơ.

Còn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) nhận được 12.356 hồ sơ ĐKDT (tăng 1.302 hồ sơ so với năm trước). Tổng số hồ sơ ĐKDT khối C của trường là 3.979. Ngành ngôn ngữ Anh có lượng hồ sơ nhiều nhất với 2.100 hồ sơ. Tâm lý học vẫn là một trong những ngành có nhiều hồ sơ của trường. Trong khi hầu hết các trường năm nay đang chứng kiến cảnh khối C bị "mất giá" thê thảm, nhưng ở trường này ngành báo chí và truyền thông lại có lượng hồ sơ ĐKDT khá cao với 1.240 hồ sơ (trong đó khối C 907 hồ sơ). Ba ngành học có số hồ sơ ĐKDT thấp nhất trường dưới 100 hồ sơ là ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Đức và nhân học.

Nhiều biến động

Trong khi đó, nhiều trường cho biết chỉ mới bắt đầu khâu kiểm tra hồ sơ ĐKDT. Theo đó, Trường ĐH Sài Gòn với gần 50.000 hồ sơ, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM khoảng 51.600 hồ sơ (tăng gần 4.000 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận 22.000 hồ sơ (tăng gần 7.000), Trường ĐH Y dược TP.HCM 23.000 (giảm 3.000 hồ sơ), Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM khoảng 6.700 hồ sơ (giảm 1.300 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận 18.360 hồ sơ (tăng khoảng 500 hồ sơ). Đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM từ 82.500 hồ sơ năm 2011 năm nay đã giảm còn 45.600 hồ sơ (gần 50%).

Trong khi đó, nhiều trường cho biết chỉ mới bắt đầu khâu kiểm tra hồ sơ ĐKDT. Theo đó, Trường ĐH Sài Gòn với gần 50.000 hồ sơ, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM khoảng 51.600 hồ sơ (tăng gần 4.000 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận 22.000 hồ sơ (tăng gần 7.000), Trường ĐH Y dược TP.HCM 23.000 (giảm 3.000 hồ sơ), Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM khoảng 6.700 hồ sơ (giảm 1.300 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận 18.360 hồ sơ (tăng khoảng 500 hồ sơ). Đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM từ 82.500 hồ sơ năm 2011 năm nay đã giảm còn 45.600 hồ sơ (gần 50%).


Chúng tớ đã cùng Nguyễn Đức Hiếu – anh chàng thực tập sinh tài năng tại Microsoft – dạo một vòng quanh văn phòng "như mơ" của tập đoàn này tại chi nhánh Hà Nội.

Chúng tớ đã từng giới thiệu với các bạn anh chàng Nguyễn Đức Hiếu (sinh viên năm 2 Trường ĐH FPT) xuất sắc trở thành một trong hai sinh viên Việt Nam "ẵm" trọn suất thực tập tại tập đoàn phần mềm số 1 thế giới. Hôm nay, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Hiếu sau một thời gian thực tập tại Microsoft, nhân tiện khám phá luôn văn phòng lý tưởng mà Hiếu đang làm việc nhé:

Họ tên: Nguyễn Đức Hiếu

Hiếu là sinh viên năm 2 trường Đại học FPT, nhưng hiện tại anh chàng đã xin bảo lưu ở trường để tập trung cho kì thực tập tại Microsoft.

Hồi cấp 3, Hiếu học lớp chuyên Lý tại trường THPT chuyên Hanoi – Amsterdam. Anh chàng từng là Bí thư Đoàn trường Ams đấy!

Sở thích: Chơi thể thao, đi xem phim, nghe nhạc

Các thành tích đã đạt được:

- Học bổng toàn phần của Đại học FPT

- Giải thưởng Lý Tự Trọng cho cán bộ Đoàn xuất sắc

Hoạt động xã hội:

- Chủ tịch câu lạc bộ SIFE FPT

- Giải Nhì quốc gia cuộc thi Kết Nối Trẻ năm 2010




Chàng sinh viên tài năng đứng trước cửa văn phòng Microsoft Việt Nam, chi nhánh Hà Nội. Trông Hiếu thật "oách" phải không?




Văn phòng rất đẹp, lịch sự và ấm cúng đấy các bạn ạ.

Chào Hiếu. Khi biết tin đã trúng tuyển thực tập sinh tại Microsoft thì Hiếu cảm thấy như thế nào?

Khi biết tin đã trúng tuyển, mình cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng. Lúc đó mình cảm thấy trong người tràn đầy năng lượng ấy. Đợt tuyển này thì ở Hà Nội có gần 1000 thí sinh tham dự và mình là người duy nhất được chọn. Ở TP.HCM thì mình không rõ số lượng đơn đăng kí, nhưng cũng chỉ có 1 bạn nữa được chọn. Vì thế mình nghĩ là mình có quyền tự hào (cười).

Và đến giờ, sau một thời gian làm việc, Hiếu có còn nguyên sự vui sướng đó không?

Thực ra thì khi đã làm việc thì chắc chắn là sẽ mệt hơn rồi. Nhưng tất nhiên là mình vẫn còn nguyên niềm hạnh phúc khi được làm việc tại Microsoft. Và mình rất đam mê các thử thách nữa, thế nên thường là mình làm việc đến tận 8, 9h tối mới về nhà, mặc dù 5 rưỡi chiều là giờ kết thúc ngày làm việc rồi.

Một phòng họp tại công ty.

Tất cả các phòng họp đều được trang bị những thiết bị tối tân nhất, có thể kết nối với các chi nhánh khác trên toàn cầu.

Đây là phòng hội thảo, phục vụ các buổi thuyết trình...

Đây là phòng họp với đối tác - nơi mà Hiếu thích làm việc nhất vì view đẹp (nhìn thẳng xuống đường phố bên dưới) và mát mẻ.

Ở công ty, mỗi nhân viên đều có thể tự lựa chọn chỗ ngồi để làm việc được thoải mái nhất.

Tại sao Hiếu lại thích Microsoft?

Vì mình thích sứ mệnh của công ty, đó là mang đến cho mọi người một cuộc sống tốt hơn, tiện nghi hơn, và giúp cho các doanh nghiệp nâng cao doanh thu của mình.

Công việc của bạn ở Microsoft hiện nay là gì, bạn có thể chia sẻ về 1 ngày làm việc của bạn được không?

Hiện tại mình đang thực tập trong team Marketing của Windows. Một ngày làm việc của mình là như thế này: 8h25' mình có mặt ở công ty, vì 8h30' là giờ bắt đầu làm việc. Mình sẽ làm đến 12h trưa đi ăn rồi về nghỉ trưa, có thể là chơi game trong phòng Paltry của công ty. Chiều mình sẽ tiếp tục làm việc, chính thức là đến 5 rưỡi nhưng mình thường ở lại muộn hơn. Làm cho công ty nước ngoài thì thời gian khá linh hoạt, bạn có thể đến công ty làm việc lúc 12h đêm cũng được, vì mỗi nhân viên đều có thẻ từ để mở cửa văn phòng.

Mọi người trong công ty như thế nào?

Rất tuyệt. Mình cảm thấy rất vui và thoải mái khi đi làm.

Đây là phòng Paltry - phòng ăn uống, nghỉ ngơi và xả "xì trét" của nhân viên công ty. Phòng được trang bị tất cả các thiết bị, đồ ăn, đồ uống để nhân viên có thể "nạp năng lượng" sau những giờ làm việc vất vả.

Trông không khác gì một quán cà phê sang trọng nhỉ?

Lúc nghỉ trưa, các nhân viên có thể chơi game...


... hay uống một tách cà phê để lấy sức làm việc tiếp.

Quá trình nộp hồ sơ vào Microsoft của bạn đã bắt đầu từ lúc nào? Bạn đã chuẩn bị CV cho bản thân từ bao lâu trước đó?

Mình biết đến và nộp hồ sơ theo một cách khá là… có duyên. Rất may mắn là mình được anh Trường Giang (sinh viên Việt Nam đã thực tập tại Microsoft và giờ là chuyên viên phân tích báo cáo doanh thu của Microsoft tại Việt Nam) đề cử nên hồ sơ của mình đã được vào, dù chương trình chỉ dành cho sinh viên năm 3 trở lên. Những hoạt động trong CV của mình thì từ rất lâu rồi, có những hoạt động từ năm cấp 3. Mình viết và hoàn thiện CV vào giữa năm nhất đại học, khi biết về chương trình MACH là mình nộp luôn bản CV đó.

Trong CV của bạn, đâu là điểm mà bạn nghĩ là nổi bật nhất và "đánh bại" được các đối thủ khác?

Đó là mình đã từng kinh doanh và đã từng thất bại. Hè năm ngoái, mình và một nhóm bạn đã cùng mở một quán cà phê với vốn bọn mình tự bỏ ra, nó đã dạy cho mình rất nhiều bài học thực tế về việc thành lập doanh nghiệp và kinh doanh. Ngoài ra, danh sách các hoạt động của mình cũng khá nổi bật nữa.

Có thể thấy rằng các hoạt động ngoại khóa là điểm mạnh giúp Hiếu lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, chứ không phải một thành tích học tập "khủng" ở trường lớp. Hiếu có nhận xét gì về điều này không?

Thật ra, nếu bạn học giỏi và có nhiều thành tích học tập thì đó là điều rất tốt. Ví dụ như những bạn có những giải thưởng quốc gia, quốc tế về tin học, nếu đỗ vào Microsoft thì sẽ được cử sang Mỹ làm việc (cười). Riêng bản thân mình thì mình không chú trọng đến điểm số tổng kết lắm. Cái mình quan tâm hơn là hiệu suất. Ví dụ nhé, một học sinh A học 30 ngày, ngày nào cũng học 2 tiếng đồng hồ và đi thi được 10 điểm. Một học sinh B chỉ học 3 ngày cuối trước khi thi, mỗi ngày học 3 tiếng và được 6 điểm. Vậy thì ai có hiệu suất cao hơn? Bạn A có hiệu suất là 10/60 = 1/6, còn bạn B có hiệu suất là 6/9 = 2/3. Rõ ràng B có hiệu suất cao hơn, không những thế còn cao hơn khoảng 6 lần nhé (cười).



"Khi đi làm thì sẽ không ai hỏi bạn những kiến thức thuộc lòng trong sách vở, vì thời đại ngày nay mọi kiến thức đều có thể tìm kiếm bằng những công cụ trên mạng. Người ta sẽ quan tâm đến hiệu suất công việc của bạn hơn."

Theo Hiếu, những bạn sinh viên như thế nào thì có thể apply cho các công ty lớn như Microsoft?

Không chỉ là nộp đơn xin việc, mà để thành công trong suốt con đường sự nghiệp, mình nghĩ các bạn sinh viên cần phải trả lời được 3 câu hỏi: Mình là ai? Mình mang những giá trị gì? Mình cần những yếu tố gì để phát huy những giá trị đó? Chỉ cần trả lời được 3 câu hỏi ấy thì bạn sẽ chọn được công ty phù hợp với bản thân và apply thành công.

Hiện tại, làm việc cho các công ty nước ngoài đang là một trào lưu hot trong giới sinh viên. Hiếu có nhận xét gì về sinh viên Việt Nam hiện nay không?

Mình muốn gửi gắm đến các bạn một câu nói đơn giản thôi: Sinh viên Việt Nam không thua kém gì sinh viên nước ngoài. Chỉ có một điều duy nhất mà sinh viên Việt Nam còn thiếu, đó là exposure – sự va chạm. Sinh viên nước ngoài va chạm với xã hội từ rất sớm, 18 tuổi là bố mẹ không nuôi họ nữa, họ phải tự tìm cách sống. Đối với sinh viên Việt Nam, đòi hỏi tự lập sớm là điều khá khó, vì còn liên quan tới truyền thống văn hóa người châu Á. Thế nhưng, có một điều mà các bạn sinh viên Việt Nam nên ghi nhớ cho mình, đó là tinh thần không sợ thất bại. Khi bạn sợ sai, sợ không thành công, sợ sẽ bị xấu hổ với mọi người… thì bạn sẽ không thể làm được cái gì cả, chứ đừng nói là vươn ra cạnh tranh với những đối thủ mang tầm quốc tế.

Thế còn khả năng tiếng Anh thì sao? Hiếu có thể chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh của bạn được không?

Ồ, mình không "siêu" lắm đâu nhé. Xuất phát từ lớp chuyên tự nhiên và hồi cấp 3 mình không chú trọng môn tiếng Anh lắm, cho nên hồi trước tiếng Anh của mình cũng bình thường thôi, thậm chí hồi thi tốt nghiệp môn tiếng Anh mình còn run mà (cười). Nhưng cuộc sống của mình thay đổi thực sự khi mình vào đại học. Ở đây, mình bắt buộc phải học tiếng Anh thì mới theo kịp chương trình của trường. Sau một năm "điên cuồng" học tiếng Anh thì bây giờ khả năng ngoại ngữ của mình ổn hơn nhiều rồi. Mình chia sẻ với các bạn kinh nghiệm là nên tập trung học nói thay vì ngồi một chỗ "cày" ngữ pháp và từ vựng. Bạn nên tham gia các câu lạc bộ, vào một môi trường không cho phép bạn nói tiếng Việt, mà toàn "English only". Khi biết được tiếng Anh nó hay ở điểm nào thì bạn sẽ làm quen với nó rất nhanh.





Kế hoạch trong tương lai gần và tương lai xa của Hiếu là gì?

Trước mắt thì mình rất muốn sẽ hoàn thành tốt chương trình đào tạo MACH của Microsoft trong vòng 4 tuần tại Việt Nam và 4 tuần tại Singapore. Ngày 9/6 sắp tới mình sẽ sang Singapore "chiến đấu". Mình cũng sẽ phải cố gắng để hoàn thành xong chương trình học tại trường. Trong tương lai xa thì mình muốn đi học Cao học về Tài chính hoặc học MBA. Sau này, mình muốn trở thành một nhà kinh tế học hoạt động đa lĩnh vực.

Bạn có cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại không?

Chưa bao giờ mình cảm thấy hài lòng cả. Một phần vì mình chưa thực hiện được những gì mình dự định, mà danh sách những dự định này thì liên tục được bổ sung thêm (cười). Đó cũng là động lực thúc đẩy mình bước tiếp, mình không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với hiện tại cả. Cuộc sống là luôn phải phấn đấu và đối mặt với những thử thách mà.

Cám ơn Đức Hiếu, chúc bạn sẽ luôn thành công trong công việc và có được nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét