Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Tu chuyen hoa khoi gioi tieng Anh hon Viet

(Dân Việt) - Trên một tờ báo điện tử mới đây có bài "nịnh" một cô hoa khôi trường đại học nào đó của ta rằng "cô ấy nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt". (VTC News) - Có một nhà văn gọi tôi là "kẻ gieo bất hòa". Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối. "Tôi không hy vọng mọi HS đều thành Ngô Bảo Châu"

Đọc xong tôi phải bật cười. Chắc bài báo kia thấy cô hoa khôi nói tiếng Anh trơn lèo nhưng khi diễn tả câu chuyện bằng tiếng Việt thì lúng túng. Chắc là thế nên mới kết luận cô đại sứ kia "giỏi tiếng Anh".

Thế nào là giỏi? Nói bừa cũng có thể trơn lèo lắm chứ. Vậy nói trơn lèo có chắc là nói giỏi! Bạn có nghĩ thế không?

Nói giỏi nghĩa là chuyển thông điệp sang tiếng Anh chuẩn xác cái tinh thần ngôn ngữ Việt Nam thì mới gọi là giỏi. Vậy bạn đã kiểm chứng chưa?

Tôi không tin rằng một người nói tiếng Việt ấp úng, mãi chẳng tìm ra từ diễn tả chuẩn xác điều mình nói mà sang tiếng Anh lại giỏi được. Lời khen đó nếu là sự chế giễu kín đáo thì còn có thế. Còn là khen thật thì hài hước quá. Đó là lời của một người nông nổi, thích nói bừa, khen bừa. Dễ khiến cho người ta nghĩ vốn tiếng Việt của anh ta cũng chỉ "đồng hạng" với cô hoa khôi kia thôi.

Trách nhiệm về lời nói là hệ trọng. Xưa người ta thường nói với nhau: "Bút sa gà chết". Nặng hơn nữa: "Lời nói đọi máu" để nói về trách nhiệm của lời mình viết ra. Cho nên chê khen dễ dãi hết sức tránh trong cái nghiệp làm báo chí thông tin, nhất là khi nó đụng đến người khác. Nói quá đi, hoặc kết luận vội vàng đều làm cho thông tin méo lệch, đều không tốt đến môi trường xã hội và không tốt với cả người viết lẫn người được khen.

Vẫn xin nói lại với người cầm bút hai chữ "trách nhiệm" mỗi khi hạ bút.

Đỗ Đức




Với tôi, TBT Lê Duẩn vừa là bạn vừa là cha


- Thưa ông, thời bấy giờ ông có một vị thế xã hội cực kỳ thuận lợi: là con rể đương kim Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tại sao ông không đi theo con đường quan lộ mà lại xin đi dạy lớp 1?

GS Hồ Ngọc Đại: Có lần tôi được mời tới để giao cho chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi nói: "Các anh cho tôi đi dạy lớp 1 thôi!". Họ tròn mắt ngạc nhiên. Tôi nói: "Làm Thứ trưởng giỏi hơn tôi có, nếu không cỡ hàng trăm cũng vài chục người. Còn dạy lớp 1 giỏi hơn tôi không phải ai cũng làm được đâu".

Cảnh phụ huynh chen lấn, xô đẩy để mua hồ sơ vào trường thực nghiệm

Quan niệm của tôi là dứt khoát và rõ ràng: "Đi học về là để dạy người". Tôi còn nhớ có lần ông Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - TG) hỏi tôi là "Anh học được cái gì?". Tôi bảo tôi học được cái nghề. Sau đó ông lại hỏi: "Anh có đào tạo được người cộng sản không?" thì tôi bảo công nghệ không đào tạo được đạo đức..


- Nhưng nếu làm Thứ trưởng và sau này lên Bộ trưởng thì việc đưa CNGD của ông vào áp dụng sẽ thuận lợi hơn không?

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi thích nhất cái lý luận của anh hùng Núp: "Lính Pháp cũng có thể bị bắn chảy máu". Tôi cảm động nhất đoạn nhà văn Nguyên Ngọc tả anh Núp bắn thằng lính Pháp chảy máu. Anh hùng Núp sướng quá kêu lên: "Nó đã chảy máu!".

Thế thôi, thế là đủ rồi. Mục đích của tôi là làm cho tất cả các quan niệm về nền giáo dục đương thời mất thiêng.

- Đương thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bao giờ chia sẻ về công việc giáo dục với ông không?

GS Hồ Ngọc Đại: Có, ông rất thông cảm. Ông nói những quan niệm của tôi là đúng. Nói chung, với Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi coi ông vừa là lãnh tụ, vừa là người thầy về trí tuệ, vừa là người cha, vừa là người bạn.
Trong gia đình là cha nhưng trao đổi câu chuyện lại là bạn. Khi nói chuyện với tôi, ông luôn luôn thẳng thắn như với bạn bè. Ngay cả việc tôi không nhận chức Thứ trưởng, ông cũng bảo: "Mày đúng!".

-Ông là người hay nói thẳng, đôi khi rất gay gắt. Vậy có bao giờ ông bị Tổng Bí thư Lê Duẩn quở trách chưa?

GS Hồ Ngọc Đại: Khi mới về nước, tôi có viết một bài đăng trên báo Tổ Quốc. Bài báo đại ý là 4.000 năm qua, Việt Nam như là con thuyền đi giữa dòng sông tĩnh lặng, hai bên có hai bờ. Nhưng hiện nay con thuyền ấy đã ra đến cửa biển.

Vì vậy chỉ có hai cách: hoặc là cắm sào neo lại cửa biển, hoặc là lao ra đại dương. Mà muốn lao ra đại dương thì phải đổi thuyền và thay lái. Bên tuyên huấn đưa tờ báo cho ông và báo cáo: "Thưa anh, cậu Đại viết lách thế này đây!". Sau khi xem xong bài báo, ông gọi tôi và bảo: "Nội dung bài báo thì không có vấn đề gì nhưng giọng điệu thì còn tiểu tư sản lắm". Rồi ông chỉ vào tôi: "Marx ở tuổi này chín lắm rồi chứ không bồng bột như vậy đâu".

Kẻ gây bất hòa

GS Hồ Ngọc Đại cả một đời tâm huyết cho sự nghiệp đổi mới giáo dục (Ảnh: Phạm Thịnh)

- Từ khi ra đời cho tới nay đã gần 40 năm, CNGD luôn chia xã hội thành hai "phe". "Phe" ủng hộ thì hết lời ca ngợi. "Phe" chống thì phản ứng kịch liệt. Vậy còn "cha đẻ" của công nghệ này – giáo sư Hồ Ngọc Đại thì sao?

GS Hồ Ngọc Đại: Có một nhà văn gọi tôi là "kẻ gieo bất hòa". Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối.

Tôi xin kể một câu chuyện thế này. Nghe có người nói mình nói chuyện hay lắm, giám đốc Sở Giáo dục Thái Bình mới đưa xe con lên tận Hà Nội mời mình, long trọng lắm. Suốt buổi sáng nói chuyện, anh chị em giáo viên vỗ tay liên tục, còn các quan chức đầu ngành của tỉnh thì tái xanh mặt mày.

Hết buổi, tôi phải ra đi xe đò về Hà Nội. Chỉ thương cho ông giám đốc sở sau đó bị cách chức.

Một lần khác được mời vào trong Thanh Hóa nói chuyện, tôi nói rất nhiều chuyện về hình thành nhân cách.

Sau đó, tôi bảo: "Nếu như chẳng may đồng chí Bí thư Tỉnh ủy của chúng ta có mệnh hệ gì thì 10 phút sau có 10 ứng cử viên thay thế, còn anh Tấn (nhà sử học Hà Văn Tấn - TG) bạn tôi đang ngồi kia có mệnh hệ gì xảy ra thì 10 năm sau chưa chắc đã có người thay".

Tôi biết không phải ai cũng lọt tai cách nói như vậy. Thực ra thì mục đích của tôi là muốn làm mất thiêng những quan niệm cũ đi, rồi trên cơ sở đó mình mới xây dựng cái mới.

- Ông có nghĩ rằng đa số các quan chức thời bấy giờ không hiểu nổi việc làm của ông không?

GS Hồ Ngọc Đại: Thực ra họ đều cảm nhận được cuộc sống này phải khác đi, có điều họ không dám nói ra thôi.

Năm 1985, tôi vào dự giờ của một cô giáo ở Long An, mình khen cô ấy dạy tốt bởi cô này giảng dạy có phương pháp sư phạm. Cậu trưởng phòng mới bảo: "Thầy ơi, thầy khen thật đấy chứ?". "Ừ, khen thật". "Vậy thì chốc nữa lên tỉnh, lên huyện, thầy đừng khen". Mình hỏi làm sao thì được biết chồng cô đang cải tạo.

Sau đó, tỉnh Long An tổ chức buổi nói chuyện cho 500 giáo viên. Mình nói thế này: "Chúng ta sống trong hoàn cảnh đất nước thống nhất rồi. Nếu có sai lầm thì chỉ có một việc họ sai lầm, chỉ có một thế hệ sai lầm thôi, còn mấy trăm thế hệ trước họ vì đất nước này. Đất nước này tồn tại vì có cả các thế hệ đó.

Tất cả trẻ em sinh ra trên đất nước này, bất kể ở đâu đều được quyền bình đẳng và cơ hội học tập như nhau. Không có nền giáo dục dành riêng cho con em quan chức!".

Lê Thọ Bình (thực hiện)

Tuyển sinh đầu cấp lạ đời tại Việt Nam

TPO-Trước câu hỏi có phải phụ huynh muốn xin con học trường cũ của giáo sư toán nổi tiếng, cô Trương Thị Cẩm Tú-Phó Hiệu trưởng khối Tiểu học trường THCS Thực Nghiệm nói,"tôi không mong mọi học sinh đều thành Ngô Bảo Châu".

Phụ huynh đạp đổ cổng trường Thực Nghiệm xin học cho con vào lớp 1.

Đồng cảm với phụ huynh

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều 14-5, cô Tú cho biết, theo dõi vụ việc phụ huynh xô đẩy, đạp đổ cổng trường Thực Nghiệm (Ba Đình, Hà Nội) để mua đơn cho con qua báo chí.

"Năm nào phụ huynh mua hồ sơ cũng đông, nhưng năm nay mới có cảnh tượng như vậy. Mọi năm, phụ huynh xếp hàng trật tự. Không biết có phải phụ huynh năm nay quá quý mến trường không?" - Cô Tú nói.

Mỗi năm, trường này có hơn 100 chỉ tiêu vào lớp một, trong khi hàng nghìn phụ huynh có nguyện vọng. Vì thế, trường không thể đáp ứng hết, vì cơ sở vật chất, giáo viên chỉ có vậy.

"Sẽ phải có cách thức tuyển sinh nào đó phù hợp trong thời gian tới" - Cô Tú cũng băn khoăn.

Việc đạp đổ cổng trường để ghi tên cho con học trường Thực Nghiệm có thể vì kì vọng của phụ huynh muốn con thành thiên tài như Giáo sư Ngô Bảo Châu (người từng học ở đây).

"Tôi không mong các bạn học sinh thành Ngô Bảo Châu, mà chỉ mong muốn học sinh của mình phát triển đúng bản thân, đam mê và thích thú với các môn học" - cô Tú chia sẻ.

Cô Tú cho hay, trường THCS Thực Nghiệm tôn trọng cá tính của học sinh ngay từ đầu vào lớp 1. Học sinh được khẳng định cái tôi, ngay cả trong cách xưng hô cô xưng em chứ không gọi cô xưng con như những trường tiểu học khác.

Ngoài ra, theo cô giáo này, Thực Nghiệm khác trường khác ở việc đánh giá học sinh. Nhiều môn học như Thể dục, Nhạc, Họa, tự nhiên xã hội, chỉ cần đánh giá của giáo viên mà không chấm điểm.

"Việc này cũng giúp các cháu tránh áp lực, không bị nặng nề về điểm. Ở đây không có chuyện học sinh không đạt yêu cầu. Học sinh không nhất thiết phải đạt điểm 9, 10. Như vậy, học sinh rất thích đến trường" - Cô Tú nói.

Tôi không mong các bạn học sinh đều thành Ngô Bảo Châu, mà chỉ mong muốn học sinh của mình phát triển đúng với bản thân, đam mê và thích thú với các môn học

Phó Hiệu trưởngTrương Thị Cẩm Tú

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể chọn cho con học chương trình đại trà theo quy định của Bộ GD&ĐT, hoặc chương trình thực nghiệm của trung tâm công nghệ giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục).

"Hai đối tượng học sinh sẽ được nhận phương pháp giáo dục như nhau" - cô Tú cho biết.

Còn với cô Trần Tuyết Lan - giáo viên gắn bó với trường THCS Thực Nghiệm 35 năm, cho biết, sức hút với học sinh và phụ huynh là bởi chính môi trường giáo dục. Các em đến trường không chán học, mỗi năm sẽ được thay đổi một giáo viên.

Ngoài ra, cô Lan cho hay, phụ huynh không cần đưa con đi học thêm, ngày 20-11 không cần quà và phong bì, "con anh cũng như con nhà tôi".

"Thầy và trò là những người bạn" - cô Lan chia sẻ.

Phụ huynh nói gì?

Trong hai ngày cuối tuần 12 và 13-5, rất đông phụ huynh đã đạp đổ cổng trường, đội mưa, xếp hàng từ tối hôm trước để đăng ký cho con vào lớp 1.

Theo nhiều phụ huynh thức trắng đêm để mua hồ sơ, trong năm học 2012 - 2013 , trường tuyển 140 em, số lượng hồ sơ bán ra gấp đôi.

Anh Thanh Tùng (Hoàng Mai, Hà Nội) - người đội mưa từ tối hôm trước, xếp hàng mua đơn cho con - chia sẻ: Theo tôi tìm hiểu, lớp học không quá 42 học sinh, không có bài tập về nhà, các cháu không sợ lớp, trường, không áp lực về bài vở, điểm thi...

Mặt khác, theo tìm hiểu của anh Tùng, ở trường Thực Nghiệm, con anh được học tiếng Anh ngay từ khi học lớp hai (môn học chính).

Chị Thanh Xuân (ở Trương Định, Hà Nội) nói, muốn con học ở Trường THCS Thực Nghiệm vì các cháu không phải học thêm, không bị áp lực về bài vở, được học phương pháp sư phạm rất nhân văn.

"Nhiều con của bạn tôi học ở trường này, về bảo cháu thích đi học, rất hóm hỉnh, tư duy tốt, khác xa với sự thụ động học hành của con trai mình"- chị Xuân chia sẻ.

"Phụ huynh có thể cho con học chương trình đại trà quy định của Bộ GD&Đ) hoặc chương trình thực nghiệm. Hai môi trường này đều rất tốt, học sinh không chạy theo thành tích. Các môn học sinh động, học sinh thoải mái phát triển theo đúng của mình, không bị nhồi nhét" - anh Tuân (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ quan điểm sau khi tìm hiểu trường.

Nhiều phụ huynh có con học trường Thực Nghiệm cũng cho hay, cô giáo có cách hành xử với học sinh văn hóa, gây thiện cảm với số đông bố mẹ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét