Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Qua chung chung, khong phu hop

TT - 20-30 triệu đồng là mức xử phạt tổ chức, cá nhân có nhà ở dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Mức xử phạt này vừa được Bộ Xây dựng hướng dẫn đối với việc sử dụng nhà ở sai mục đích. Đây là khu du lịch nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao có 120 phòng được chia làm 3 khu biệt thự độc lập với tổng diện tích là 15ha. Theo Kế hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô do Sở Giao thông vận tải đang xây dựng, từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng 6 tuyến đường trên cao trên các tuyến đường vành đai 2; 3; 3,5 và một số trục đô thị chính. Theo đó, 6 tuyến đường trên cao gồm: Đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư vọng, kinh phí khoảng 6000 tỷ đồng; đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Cầu Giấy (cả đường bộ và trên cao), mức kinh phí đề xuất gần 14.000 tỷ đồng; tuyến trên cao từ cầu Thăng Long – Mai Dịch với kinh phí gần 5.800 tỷ đồng; tuyến trên cao từ Mai Dịch đến Linh Đàm với kinh phí hơn 8.200 tỷ đồng.

Quy định Dùng nhà ở để kinh doanh bị xử phạt:

Một điểm dạy ngoại ngữ trên đường Quang Trung, Q.Gò Vấp, TP.HCM nằm trong khu vực dân cư Ảnh: N.H.

Căn cứ nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ, hình thức sử dụng nhà ở trên bị coi là "trái mục đích quy định". Trường hợp có kết hợp giữa ở và sản xuất kinh doanh thì mới được miễn phạt. Hướng dẫn trên của Bộ Xây dựng đã khiến hàng triệu người đang sở hữu, sử dụng nhà ở phải giật mình.

Theo đại diện thanh tra Bộ Xây dựng, quy định này đã có nhưng lâu nay các cơ quan chức năng không xử phạt. Các địa phương kêu rằng dạng vi phạm này nhiều quá, nhiều cũng phải xử phạt và kèm theo rút giấy phép kinh doanh.

Công chứng hợp đồng, nộp thuế đầy đủ vẫn bị phạt?

Thực tế không chỉ ở TP.HCM mà hầu hết địa phương khác, người dân thường tận dụng nhà ở để làm cửa hàng kinh doanh, quán xá, văn phòng công ty hay thậm chí cả kho chứa hàng, cơ sở sản xuất nhỏ (may thêu, in ấn...). Khi hỏi về việc có thể bị xử phạt vì nhà không để ở mà cho thuê làm văn phòng công ty, bà Trần Thị Mỹ Linh, chủ căn nhà mặt tiền đường Cộng Hòa (đang cho một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng thuê), bức xúc: "Căn nhà này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình tôi, có chủ quyền hồng do Nhà nước cấp đàng hoàng. Tôi cho công ty thuê có làm hợp đồng công chứng, hằng tháng đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước mà giờ bảo bị xử phạt là thế nào?".

Thật ra, vấn đề xử phạt do "sử dụng nhà ở trái mục đích quy định" đã được quy định trong nghị định 23, nhưng từ đó đến nay hầu như không có trường hợp nào bị xử phạt. Khi chủ sở hữu nhà đem nhà ở của mình cho thuê làm văn phòng công ty, làm cửa hàng kinh doanh cũng vẫn được cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng bình thường. Cơ quan thuế hằng tháng vẫn thu tiền thuế đều đặn, dù biết nhà ở được cho thuê với mục đích làm văn phòng công ty.

Ông Hoàng Xuân Hoan, trưởng Phòng công chứng số 2, cho biết: "Bộ luật dân sự quy định chủ sở hữu nhà ở có toàn quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình như để ở, cho thuê, cho mượn, bán, tặng cho... miễn rằng việc thực hiện quyền sở hữu nhà của họ không gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích của người khác hay vi phạm quy định của pháp luật. Mà theo Luật nhà ở thì không thấy quy định nào cấm người sở hữu nhà dùng nhà của mình để làm cửa hàng kinh doanh, mở văn phòng công ty. Vì thế khi chủ sở hữu nhà có giấy tờ hợp pháp, hai bên cho thuê và thuê nhà thỏa thuận được với nhau về các điều kiện thuê nhà là đủ điều kiện để chúng tôi công chứng hợp đồng".

Trong khi đó, một lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho biết thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cũng không đòi hỏi người đăng ký kinh doanh phải chứng minh điều kiện về trụ sở kinh doanh. Còn được kinh doanh ngành nghề nào thì phải được chính cơ quan chuyên môn về ngành nghề ấy cấp phép hoạt động.

Băn khoăn "trái mục đích"

Quá chung chung

Theo bà Ung Thị Xuân Hương - phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, quy định của pháp luật còn quá chung chung nên không phù hợp. Thực tế có nhiều trường hợp cả căn nhà ở biến thành khách sạn, quán bar, trường học, văn phòng cho thuê, ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn cháy nổ, an ninh trật tự chung... Những trường hợp này phải xử phạt để bảo đảm trật tự chung cho xã hội, tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Còn những trường hợp chủ nhà chỉ cho thuê một phần hoặc toàn bộ căn nhà để kinh doanh nhưng ngành nghề kinh doanh không gây mất trật tự chung, không ảnh hưởng đến kết cấu công trình... thì phải khẳng định là không vi phạm.

Ông Nguyễn Như Hồng, chánh Thanh tra xây dựng quận Phú Nhuận, TP.HCM, băn khoăn tuy trong giấy chủ quyền nhà, giấy phép xây dựng đều có ghi "nhà ở" hoặc "nhà ở riêng lẻ", nhưng những chữ này chỉ được hiểu là phân loại công trình chứ không phải là mục đích sử dụng. Nếu Bộ Xây dựng muốn xử phạt hành vi sử dụng nhà ở trái mục đích thì phải hướng dẫn rõ thế nào là trái mục đích.

Còn ông Lương Đức Hiệp, chánh Thanh tra xây dựng quận 4, thắc mắc: "Về nguyên tắc khi một căn nhà dùng để ở được cho thuê làm văn phòng, kinh doanh... thì phải xin phép cải tạo cho phù hợp với mục đích sử dụng mới. Vì có những nghề kinh doanh tập trung đông người, dễ cháy nổ, người đi lại nhiều, cơ quan chức năng phải xem xét việc chuyển đổi này có phù hợp hay không. Hiện nay, thanh tra xây dựng cũng nắm được nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng nhà thành cơ sở kinh doanh, văn phòng cho thuê nhưng thấy chưa cần thiết và không đáng để xử phạt. Bộ Xây dựng nên hướng dẫn rõ việc sử dụng nhà sai mục đích ở quy mô nào thì xử phạt để người bị phạt tâm phục khẩu phục".

Phân tích sâu hơn, luật sư Nguyễn Thị Minh Huyền, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng điều 8 Luật nhà ở chỉ quy định "cấm sử dụng nhà vào các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật". Điều này được hiểu là nếu người dân sử dụng nhà ở vào những mục đích vi phạm pháp luật như kinh doanh mại dâm, sản xuất ma túy, buôn bán vũ khí... thì mới vi phạm. Còn việc người dân mở cửa hàng, cửa hiệu, công ty hợp pháp tại nhà mình thì chắc chắn không phải là hoạt động bị cấm. Tuy nhiên, khi nghị định 23 hướng dẫn thì điều cấm tại Luật nhà ở đã được mở rộng ra thành "sử dụng nhà ở trái mục đích", nhưng lại không nêu rõ hành vi nào là sử dụng nhà trái mục đích.

Chính cái "nửa vời" này mới phát sinh hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại công văn 699 "đối với những trường hợp vừa kinh doanh, sản xuất vừa ở thì có thể xem xét không xử phạt vi phạm hành chính". Một hướng dẫn mang tính cảm quan như thế sẽ tiếp tục vô tình tạo ra thêm cái quyền "được xét" của các cơ quan quản lý xây dựng, và người dân sẽ phải tìm cách "lách" quy định để vừa ở vừa kinh doanh nhằm tránh bị phạt.

Luật sư Nguyễn Thị Minh Huyền cũng cho rằng vấn đề nhà ở chỉ được dùng cho mục đích để ở là một tiêu chí lâu dài nhằm nâng cao chất lượng không gian sống cho người dân, được nhiều nước trên thế giới quy định. Tuy nhiên ở VN, việc quy hoạch đô thị còn chưa có những phân khu chức năng cụ thể như khu vực, tuyến đường nào để ở, khu vực kinh doanh, buôn bán, khu vực công sở... nên không có cơ sở để cho rằng dùng nhà ở để kinh doanh, làm công sở là vi phạm. Thiết nghĩ, quy định này chỉ nên áp dụng đối với dạng chung cư, căn hộ bởi nhà chung cư được quy hoạch, thiết kế theo mục đích sử dụng với các tiêu chuẩn về tải trọng, cấp điện, thang máy, nơi thoát nạn, phòng cháy chữa cháy... phù hợp với nhà ở, nếu sử dụng sai mục đích sẽ không đảm bảo các điều kiện an toàn.

KHÁNH YÊN - CHI MAI


Da Lat: Them khach san 5 sao tri gia 20 trieu USD

Trong đó có nhiều phòng được thiết kế xây dựng dành riêng cho việc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia và phòng hội thảo quốc tế có sức chứa lên tới 2.000 người. Toàn khu Resort nằm trọn trên một quả đồi thông hướng về hồ Tuyền Lâm được thiết kế theo kiến trúc Châu Âu cổ điển.

Bên cạnh việc phục vụ nghỉ ngơi, dã ngoại cho du khách và phát triển theo hướng tổ hội nghị - hội thảo, Dalat Eden resort còn là một trung tâm spa với các dịch vụ làm đẹp ngang hàng với những spa lớn tại Châu Á hiện nay.

Đây là dự án đầu tiên trong hàng chục dự án đã được cấp giấy phép đầu tư tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm đưa vào sử dụng và cũng là khu khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao thư hai tại Đà Lạt.

Khắc Lịch

Lam duong tren cao thi tot nhung…bui

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu xây dưng, việc UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng đề án xây đường trên cao trong địa bàn thành phố là một điều hết sức hợp lý. Tuy nhiên, việc xây dựng đường trên cao phải đảm bảo 4 mục tiêu cơ bản: Đảm bảo về giao thông thông suốt, đảm bảo giao thông an toàn, đảm bảo sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực ảnh hưởng của tuyến đường, và quan trọng nhất là phải thân thiện với môi trường sinh thái, cảnh quan.

Đoạn đường trên cao Pháp Vân - Vành đai 3 đã hoàn thành nhưng bụi vẫn dày đặc

"Tôi nghĩ rằng làm đường trên cao thì rất tốt, tôi đã từng qua Thái Lan du lịch và thấy hệ thống đường trên cao của họ tuyệt vời. Phân luồng rất hợp lý, dễ di chuyển, dễ hiểu. Đặc biệt, quanh khu vực đường trên cao ấy không hề có ùn tắc giao thông như ở những nơi khác" – Anh Nguyễn Xuân Tùng (41 tuổi, khu BT2 Linh đàm" cho biết.

Tuy nhiên, theo anh Tùng ngay cả nước Đông Nam Á gần chúng ta là Thái Lan cũng chỉ có vài dự án đường trến cao từ trước đấy và bây giờ vẫn không có đường nào mới do kinh phí quá lớn. Chúng ta xây một lúc 6 tuyến đường trên cao như dự án đã nêu có vẻ quá sức, nếu không làm tốt sẽ dẫn đến dự án trì trệ thời gian dài như đoạn qua Pháp Vân.

Vấn đề cần hết sức lưu tâm là bụi. Bởi vì khi tuyến được nâng cao thì cơ hội phát tán bụi do cao độ khác nên khi đó việc phát tán bụi cũng sẽ khác. Không có công trình giao thông nào là không tác động đến môi trường nhưng tác động đó nó phải nhỏ hơn so với phương án làm đường trên mặt đất.

"Tôi cũng nghe nói về dự án làm đường trên cao ở Hà Nội, tôi nghĩ nếu làm được thì tốt nhưng càng kéo dài thì người dân càng khổ vì bụi" - chị Nguyễn Thị Loan (34 tuổi, tổ 24 phường Yên Sở, Hoàng Mai, HN) tâm sự.

Chị Loan là người trực tiếp chứng kiến đoạn đường nối cầu Thanh Trì làm qua khu vực nhà mình. Vài năm làm đường là vài năm gia đình chị sống chung với bụi. Dù có làm cách nào đi nữa, nếu một ngày không lau dọn, hút bụi thì sẽ nhìn thấy ngay sự lơ là của mình ở khắp nhà khi cát bụi bám đầy mặt bàn, mặt tủ. Thậm chí, khi đoạn đường đã hoàn thành được gần 1 năm, tình trạng trên vẫn không thay đổi.

Những gia đình sống cạnh công trường thi công đường trên cao luôn phải đối mặt với bụi và tiếng ồn

Giống gia đình chị Loan, gia đình anh Bùi Văn Dũng (Linh Đàm, Hoàng Mai, HN) cùng chung hoàn cảnh. "Thời điểm đoạn đường cầu cạn nối cầu Thanh Trì làm qua nhà tôi là lúc vợ tôi vừa sinh em bé. Người lớn thì không nói làm gì, bụi một tí có thể chịu được, nhưng với trẻ em thì nguy hại vô cùng. Mặc dù ngày nào vợ chồng tôi cũng lau dọn để đảm bảo không gian sạch sẽ cho cháu tối đa, nhung thi thoảng chúng tôi vẫn phải đưa cháu đi khám vì lo sợ bụi sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp" - Anh Dũng chia sẻ.

Để kịp tiến độ, bất kể ngày đêm, hàng chục chiếc xe tải chất đầy bùn đất, được che đậy tạm bợ chạy ra khỏi công trường. Chỉ một số xe chở đất được rửa thùng và bánh trước khi chạy ngoài đường, còn phần lớn xe lại chạy luôn ngay khi được đổ đầy bùn đất. Việc che chắn của hầu hết xe đều rất tạm bợ, khiến bùn đất được rải ra mặt đường trên dọc tuyến đường.

Như vậy, người lĩnh đủ bụi là các hộ dân quanh khu công trường. Nếu tiến độ thi công chậm thì người dân còn hứng đủ.

Việt Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét