Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Ngam nghia ngua chien doc nhat cua danh ca Eric Clapton

- Cái giá mà nam ca sỹ gạo cội Eric Clapton phải trả cho việc sở hữu một chiếc Ferrari 458 Italia độc nhất vô nhị lên đến 3 triệu bảng Anh. Tại cuộc họp buổi chiều 21/3, TS. Bùi Trung Dung – Phó Cục trưởng Cục kiểm định chất lượng công trình xây dựng thuộc Hội đồng thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho biết, trong quá trình xây dựng, đơn vị thi công đã "quên" khâu thiết kế đường ống hút nước trong thân đập nên mới xảy ra tình trạng rò rỉ nước. Bên cạnh đó, công trình cũng không được trang bị màng chống thấm nên nước không thẩm thấu được mà rò rỉ ra ngoài. Là một trong 8 dự án đường sắt nội đô của Hà Nội làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách di chuyển trong khu vực thành phố, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với năng lực vận chuyển tối đa 28.000 hành khách/giờ/hướng đang được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm mục tiêu hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2015.
Khoảng 2 năm về trước, tay đàn guitar kiêm ca-nhạc sỹ Eric Clapton từng đặt hãng Ferrari chế tạo cho riêng ông một chiếc 458 Italia đặc biệt với khối động cơ V12 bên dưới thay vì máy V8 như nguyên bản. Tuy nhiên, hãng Ferrari không thể hoàn thành tâm nguyện của danh ca người Anh. Thay vì động cơ V12, hãng Ferrari vẫn giữ nguyên "trái tim" V8 gốc cho chiếc 458 Italia có một không hai của Eric Clapton.
Ngắm nghía

Ngắm nghía
Chiếc Ferrari 458 Italia SP12 EPC của Eric Clapton.

Tên chính thức của "ngựa chiến" độc nhất vô nhị do giọng ca Tears in Heaven đứng tên chính là SP12 EPC. Trong đó, SP12 là chữ viết tắt của cụm Special Program 12. 3 chữ cái EPC còn lại bắt nguồn từ tên đầy đủ Eric Patrick Clapton của giọng ca 66 tuổi.

Ngắm nghía
Nghệ sỹ nổi tiếng người Anh đã phải chi 3 triệu bảng Anh cho chiếc siêu xe đặc biệt.
Không chỉ nổi tiếng trong làng âm nhạc thế giới, Eric Clapton còn được biết đến như một tín đồ của dòng siêu xe Ferrari. Trong một chuyến ghé thăm nhà máy Ferrari tại Ý, ông đã quyết định tậu cho mình một chiếc 458 Italia được chỉnh sửa theo đúng ý muốn. Trừ khối động cơ V8, dung tích 4,5 lít nguyên bản, chiếc Ferrari 458 Italia đặc biệt của Eric Clapton sở hữu khá nhiều nét thay đổi về mặt thiết kế. Tổng chi phí cho quá trình "nhào nặn" chiếc Ferrari 458 Italia có một không hai rơi vào khoảng 3 triệu bảng Anh.
Ngắm nghía
Chiếc xe hiện đang được trưng bày tại London.
Hiện nay, chiếc Ferrari 458 Italia đặc biệt đang được trưng bày bên trong lồng kính tại đại lý Ferrari London mang tên HR Owen.

Theo GTSpirit


một chiếc , ferrari , độc nhất vô nhị , nguyên bản , chữ viết tắt , siêu xe , bảng anh , italia , tiếng người , ca sỹ , cái giá , ngắm nghía , xe ferrari , tên chính , chiếc ferrari , có một không hai , gạo cội , nhào nặn , ca eric , eric clapton , italia sp12 epc ,

Sau dong dat, Thuy dien song Tranh 2 tiep tuc uy hiep bang su co nut dap

Theo TS. Dung, nước chảy ra từ đập chắn là từ các "khe co giãn" chứ không phải "khe nhiệt" như báo cáo trước đây vì các khe nhiệt này nằm ở phía thượng lưu của con đập và được chắn bởi các van omega bằng đồng nên nước không thể chảy qua.

TS. Dung khẳng định, ngoài lỗi thiết kế thì khâu tư vấn giám sát và khai thác vận hành cũng có vấn đề. Khi khai thác sử dụng, nếu thấy hiện tượng nước chảy thì phải tháo nước ra và truy tìm nguyên nhân nhưng đơn vị khai thác không làm điều đó. Mặt khác, công trình còn nằm trong thời gian bảo hành thời hạn 2 năm nhưng nhà thầu lại thiếu tích cực phối hợp chủ đầu tư để khắc phục. Chỉ đến khi báo chí lên tiếng, dư luận bức xúc thì nhà thầu mới cuống cuồng đi trám, bịt các điểm rò rỉ.

"Chúng tôi khuyến cáo không nên bơm hóa chất vào nữa mà nên đưa xi măng hoặc nhựa đường vào các điểm thấm nước này" – ông Dung nhấn mạnh.

Trái với những khẳng định trước đây – rằng vết nứt tại Thủy điện Sông Tranh 2 chỉ là khe nhiệt và lưu lượng thấm qua đập khoảng 30 lít/giây không ảnh hưởng đến an toàn ổn định đập, ông Trần Văn Hải – Trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3 (chủ đầu tư dự án) tại cuộc họp chiều 21/3 đã thừa nhận: "Đúng là đập có vấn đề về lỗi kỹ thuật. Lẽ ra, các khe nhiệt phải được thiết kế theo chiều thẳng đứng nhưng trong quá trình thi công, công nhân đã dùng đầm máy để đầm chặt bê tông nên làm lệch các tấm bố của khe nhiệt dẫn đến bị lệch".

Trước đó, GS.TS. Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch Hội Cơ học thủy khí Việt Nam, Tổ trưởng Bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi khoa xây dựng thủy lợi thủy điện, Đại học Bách khoa Đà Nẵng cũng cảnh báo: "Sự cố rò rỉ đập sẽ không chỉ làm giảm tuổi thọ công trình mà nếu có dư chấn mạnh sẽ làm đập toác ra, vỡ đột ngột…".

Lo lắng này hiện cũng đang là mối quan ngại chung của nhiều chuyên gia về địa chất, thủy điện, trong đó có TS. Nguyễn Hồng Phương, Giám đốc Trung tâm Cảnh báo động đất và sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu. TS. Phương cho biết, theo số liệu đo đạc thì có thể khẳng định vết nứt ở đập thủy điện Sông Tranh 2 là do động đất kích thích gây ra.

Về lý thuyết, hoàn toàn có thể dự báo được động đất kích thích, tuy nhiên ở Sông Tranh 2, Viện không có bất kỳ một số liệu quan trắc nào. Do đó, để dự báo được thì phải tiến hành đo địa chấn hàng ngày, từ đó tính toán đến khả năng và chu kỳ lặp lại. Mà để thực hiện được như vậy thì phải đầu tư máy móc, thiết bị đặt các trạm địa chấn gần đó để có số liệu cụ thể – TS. Dương khẳng định.

Hiện Ban quản lý dự án đang phối hợp với nhóm tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố, đồng thời tiến hành phân tích số liệu quan trắc để có thể đánh giá độ an toàn của đập.


-



Giữ vững tiến độ đặt ra

Dự án xây dựng đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,08 km có điểm đầu là ga Cát Linh (nằm trên địa bàn quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (nằm trên địa bàn quận Hà Đông). Toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi.

Nhiều cột trụ của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành.


Dự án này được khởi công từ tháng 10/2011. Sau 6 tháng khẩn trương xây dựng, hình hài của tuyến đường sắt này đang dần dần hiện rõ với những hàng cột trụ đã thi công xong và đang tiếp tục thi công. Dự kiến trong năm nay, các nhà thầu phải hoàn thành cơ bản việc thi công các trụ và các công việc liên quan để trong tháng 4/2013 sẽ lao dầm tạo mặt bằng của tuyến đường sắt này.

Theo ông Trần Văn Lục, Giám đốc ban quản lý dự án đường sắt – đơn vị được Bộ GTVT phân công làm đại diện chủ đầu tư, đến thời điểm hiện tại lực lượng thi công đã hoàn thành 10% tổng khối lượng, bao gồm 19 trụ đã thi công xong (tập trung tại khu vực hồ Đống Đa, Hoàng Cầu), đang thi công 17 trụ tại khu vực Ba La (Hà Đông) và nút giao vành đai 3; san lấp được 21/20 ha mặt bằng tại khu Depo khu vực Yên Nghĩa (quận Hà Đông); bàn giao được 90% mặt bằng dự án…

Cũng theo ông Lục, năm 2012 là năm quan trọng để quyết định thời điểm hoàn thành dự án. Do vậy, kế hoạch năm nay nhà thầu sẽ phải đạt 25% khối lượng bao gồm: Hoàn thành thêm 230 trụ, nâng tỷ lệ lên thành 266/430 trụ; Xử lý nền đất yếu khu Depo; Bắt đầu triển khai đúc dầm; Kết thúc năm 2012, tiến độ chung đạt khoảng 20%.

Khu Depo diện tích 23 ha đang được san lấp.


"Để đạt mục tiêu này, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với nhà thầu cam kết lập ra tiến độ cụ thể, trên cơ sở đó có phương án tập trung máy móc, thiết bị và mũi thi công cụ thể. Nếu nhà thầu phụ nào không đạt tiến độ thi công chúng tôi sẽ thay thế và cho nhà thầu khác làm", ông Lục khẳng định.

Theo hợp đồng, trúng thầu xây dựng dự án này là Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc. Để thực hiện, thi công, ngoài nhà thầu chính này còn có các nhà thầu phụ Việt Nam. Hiện nay có 4 nhà thầu phụ Việt Nam đang thi công phần nền, móng và cột trụ là Công ty xây lắp Thành Long, Công ty cổ phần thiết bị công trình (ECE), Công ty liên danh xây dựng công trình TONE – Thăng Long và Tổng công ty Thành An.

Cam kết sẽ giữ vững tiến độ, ông Trương Kiến Huân, Phó Giám đốc dự án, Chỉ huy Trưởng công trường thuộc Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc cho biết, từ tháng 6 trở đi, nhà thầu chính sẽ tăng số lượng nhà thầu phụ lên đến 10 đơn vị để tổ chức thành 12-13 mũi thi công trên toàn công trường.

Vẫn khó về mặt bằng

Tuy cam kết về tiến độ thi công, nhưng cả lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt và nhà thầu đều băn khoăn về tiến độ giải phóng mặt bằng hiện nay cũng như công tác phê duyệt hồ sơ thiết kế.

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đường sắt, mặc dù hiện nay diện tích đất thu hồi đã đạt trên 90%, tuy nhiên mặt bằng để phục vụ thi công lại đứt khúc từng đoạn ngắn, rất khó khăn cho nhà thầu tổ chức thi công.

Cụ thể đến thời điểm này, mặt bằng phần diện tích công cộng với các công trình hạ tâng kỹ thuật mới có một số đoạn như 1,3 km đầu tuyến, đường nhánh vào khu Depo Vân Nội, riêng 3 khu dân cư phường Cát Linh, Thịnh Quang (Đống Đa), Thượng Đình (Quận Thanh Xuân) với tổng 200 hộ hiện nay vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng. Trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), các cột điện chiếu sáng nằm trên dải phân cách từ đoạn nút giao vành đai 3 đến ga Thanh Xuân đã thu dây nhưng vẫn còn những dây thông tin treo ở cột. Lý do những dây thông tin nằm trong dự án ngầm hóa thông tin của Sở Giao thông Hà Nội, hiện nay chưa có nguồn vốn đầu tư thực hiện.

Thêm vào đó, phần mặt bằng khoảng 1 ha thuộc đường nhánh ra vào khu Depo (thuộc phường Phú Lương, quận Hà Đông) cũng đang gặp khó. Đoạn đường này đi qua 3 khu dân cư và 1 nghĩa trang với 250 ngôi mộ. Hiện quận Hà Đông mới đang lập dự án di dời. Dự kiến đến tháng 6 năm nay mới có thể bàn giao mặt bằng phần đất ruộng, tháng 12 mới bàn giao phần nghĩa trang. Trong khi đó, theo tiến độ dự án thì đến tháng 4/2012 nhà thầu phải bắt đầu tiến hành đúc phiến dầm đầu tiên ở khu vực này.

Ông Trần Văn Lục cũng cho biết, tiến độ dự án còn gặp một số khó khăn khác như chỉ giới đường đỏ, điều chỉnh chính tuyến và mặt bằng nhà ga chưa được phê duyệt do quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, xin thỏa thuận với địa phương mất nhiều thời gian; chẳng hạn như ga La Thành-quận Đống Đa 4 tháng nay quận chưa có quan điểm chính thức. Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật cũng đang được hoàn thiện bản vẽ thiết kế thi công nhưng hiện nay phụ thuộc vào nguồn vốn bố trí là trái phiếu Chính phủ nhưng Chính phủ chưa có thông báo.

"Để triển khai thi công cho kịp tiến độ, trong những điều kiện thực tế nêu trên, trong năm nay chúng tôi sẽ cố gắng giải tỏa mặt bằng của 200 hộ dân ảnh hưởng bởi dự án, còn khu nào chưa có mặt bằng chấp nhận thi công "xôi đỗ", ông Lục cho biết thêm.

Nhà thầu của dự án này cũng cho biết, việc ứng vốn thi công cũng như thanh toán khối lượng đã đạt được bị chậm trễ cũng khiến cho tiến độ bị ảnh hưởng. Đã có những "thông điệp kỹ thuật" của nhà thầu gửi cho những đơn vị liên quan về việc chậm thanh toán, như trường hợp của nhà thầu phụ Thành Long thi công trụ đoạn đầu tuyến đã xong nhưng không dỡ bỏ hàng rào quây công trường để trả lại mặt bằng lưu thông đường. Lý do theo nhà thầu này, việc chưa dỡ vách ngăn có liên quan đến việc thanh toán tiền của nhà thầu chính với nhà thầu phụ.

Chống ùn tắc cho Hà Nội

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi qua địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông của thành phố Hà Nội. Tổng mức đầu tư của dự án là 552,9 triệu USD. Trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 419 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam.

Toàn tuyến đường sắt được thiết kế đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.

Dự kiến, dự án này sẽ đưa vào khai thác vào năm 2015 và sẽ đóng vai trò nòng cốt cho giao thông công cộng, cùng với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Thủ đô Hà Nội và phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng được 35 - 45% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô.
Trong tương lai Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị, trong đó tuyến Cát Linh - Hà Đông có một vị trí quan trọng. Đây là tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm Hà Nội với quận Hà Đông là trục huyết mạch phía tây, trục giao thông có mật độ đông đúc nhất Thủ đô.

Thành Hiển


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét