Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Tu 15, phi tham gia dau gia quyen su dung dat toi da 5 trieu dong

HĐND cấp tỉnh có quyết định cụ thể mức thu phí trong từng trường hợp nhưng không được vượt quá mức quy định của Bộ Tài chính. Theo nhận định của Công ty Knight Frank Việt Nam, năm 2012 có thể chứng kiến sự gia tăng trong hoạt động đầu tư bất động sản nói chung nhưng cũng là thời điểm quyết định đối với một số chủ đầu tư, những người sẽ bị áp lực phải bán tháo các tài sản của họ với giá thấp hơn so với mức họ kỳ vọng vào thị trường. Nhưng nghịch lý còn ở chỗ tại dự án Kiến Hưng không phải cứ đủ tiêu chuẩn và có tiền là mua được vì hiện đã có tới 3.000 hồ sơ đăng ký trong khi chỉ có chưa tới 1.000 căn hộ. Câu chuyện về nhà thu nhập thấp vẫn còn là câu chuyện dài.
HĐND cấp tỉnh có quyết định cụ thể mức thu phí trong từng trường hợp nhưng không được vượt quá mức quy định của Bộ Tài chính.
Theo Thông tư số 48/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, mức phí tham gia đấu giá được quy định từ 100.000 đồng đến 5 triệu đồng một hồ sơ.

Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân: Mức thu tối đa trên một hồ sơ là 100.000 đồng với giá trị quyền sử dụng đất có giá khởi điểm dưới 200 triệu đồng; mức phí tối đa 200.000 đồng đối với giá trị quyền sử dụng đất có giá khởi điểm từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

Mức phí tối đa 500.000 đồng tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất theo giá khởi điểm trên 500 triệu đồng.

Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thuộc phạm vi nêu trên: Mức thu tối đa trên một hồ sơ là 1 - 5 triệu đồng, tùy theo diện tích đất đấu giá. Cụ thể, mức thu tối đa 1 triệu đồng tương ứng với diện tích đất từ 0,5 ha trở xuống, mức thu tối đa 3 triệu đồng với diện tích đất từ trên 0,5 ha - 2 ha, mức thu tối đa 4 triệu đồng áp dụng với diện tích đất từ trên 2 ha - 5 ha, mức thu tối đa 5 triệu đồng với diện tích đất từ 5 ha trở lên.

Trường hợp cuộc đấu giá không tổ chức được thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá tài sản được hoàn lại toàn bộ tiền phí tham gia đấu giá đã nộp trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày dự kiến tổ chức phiên bán đấu giá.

Kho doan thoi diem phuc hoi thi truong nha dat Tp.HCM



Với Tp.HCM, theo dự báo, giá một vài phân khúc nhất định sẽ giảm nhẹ, phản ánh nhu cầu thực và tạo lực cung cho thị trường bất động sản.

Nguồn cung căn hộ tiếp tục tăng

Mặc dù quý 4 thường là thời điểm sôi động trong năm nhưng thị trường căn hộ để bán tại Tp.HCM tiếp tục chứng kiến tỷ lệ giao dịch thấp trong suốt quý. Khoảng 2.200 căn hộ đã được tung ra thị trường, trong đó phân khúc bình dân chiếm 66%. Phần lớn nguồn cung mới được chào đến từ các quận ngoại thành như Bình Tân, Nhà Bè, Tân Phú, Bình Chánh và Thủ Đức.

Một số dự án sơ cấp đã công bố giảm giá bán từ 20-30%. Mặc dù giá căn hộ tiếp tục giảm nhưng có khá ít giao dịch do tâm lý chờ đợi của người mua. Ngoài việc giảm giá trực tiếp, một số chủ đầu tư cũng tiếp tục đưa ra các chính sách hỗ trợ cho người mua như kéo dài việc thanh toán, hỗ trợ cho vay từ ngân hàng, rút thăm may mắn và giảm giá khi mua sỉ...

Giá bán trên thị trường thứ cấp cũng tiếp tục xu hướng giảm, trung bình khoảng 10% so với quý trước tại các quận. Nguyên nhân chủ yếu là do tính thanh khoản của thị trường còn thấp và nhà đầu tư cần tiền thanh toán các khoản vay ngân hàng. Điều này có thể sẽ gây áp lực lên lượng hàng tồn chưa bán được trên thị trường sơ cấp.

Tuy nhiên, nhìn chung, phân khúc căn hộ bình dân có mức giá từ 11 đến 17,2 triệu đồng/m2 vẫn được nhiều người mua quan tâm trong suốt quý qua. Xác định được nhu cầu thật trên thị trường, các chủ đầu tư có tiếng trong nước như Công ty Phát Đạt, Novaland và các công ty quốc tế như Capitaland, Indochina Land trong một số trường hợp đã lên kế hoạch thay đổi chiến lược kinh doanh nhắm đến các phân khúc trung cấp và bình dân nhằm đáp ứng nhu cầu thực từ phần lớn người mua.

Trong ba năm tới, Tp.HCM sẽ có tổng cộng 55 dự án với 24.000 căn hộ dự kiến tham gia vào thị trường. . Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng và vẫn phải tiếp tục đầu tư nhằm hoàn tất dự án. Do đó, điều này có thể buộc chủ đầu tư nỗ lực trong việc bán hàng với mức giá thấp hơn nhằm thu hồi vốn.

Biệt thự và nhà phố kém hấp dẫn

Cũng như mảng căn hộ, thị trường biệt thự và nhà phố trong quý cuối cùng của năm 2011 vẫn diễn biến trầm lắng.

Quý cuối cùng của năm 2011 chứng kiến một số sự án mới được chào bán ở các quận 7, 9 và Bình Tân. Liên doanh Phú Mỹ Hưng vừa bắt đầu chào bán giai đoạn 1 của dự án biệt thự hạng sang nằm ven sông Chateau tại quận 7. Công ty Khang Điền và Vĩnh Tiến cũng đóng góp thêm hơn 50 căn vào nguồn cung với dự án Hoja Villa ở quận 9 và Saigon West Villa ở quận Bình Tân. Nguồn cung tăng thêm gần 20% với khoảng 360 căn biệt thự và nhà phố so với quý trước.

Mặc dù nguồn cung mới này thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng nhưng điều kiện thị trường hiện tại lại tác động tiêu cực lên niềm tin của người mua. Mức giá bán thấp nhất của các dự án mới ở mức 4,3 tỷ đồng/căn, và cao hơn đối với những khu vực tốt như Phú Mỹ Hưng.

Tuy nhiên, mức sinh lợi kỳ vọng thấp hơn đã làm cho loại tài sản này kém hấp dẫn hơn vàng trong nhận định của người mua. Sự kiện thông hầm Thủ Thiêm cũng không thể làm tăng đáng kể lượng giao dịch ở thị trường đất nền quận 2 và quận 9.

Những dự án có vị trí tốt chỉ có vài giao dịch thành công, trong khi thị trường giá thấp lại trải qua một quý tăng trưởng nhẹ so với quý trước ở một số khu vực, đặc biệt là ở dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, và một số dự án khác dọc đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh.

Các tỉnh lân cận gồm Long An, Đồng Nai, Bình Dương tiếp tục chứng kiến tỷ lệ giao dịch cao. Các dự án có giá dưới 5 triệu đồng/m2 chiếm phần lớn số lượng giao dịch. Kỳ vọng cải thiện cơ sở hạ tầng trong tương lai tại các khu vực này là động lực chính của người mua.

Ông Colin Luff, Giám đốc bộ phận Định giá và tư vấn công ty Knight Frank Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi không thấy bất kỳ yếu tố hỗ trợ nào cho niềm tin để có thể thúc đẩy nhu cầu của thị trường trong nửa đầu năm 2012".

Theo phân tích của vị giám đốc này thì hệ thống ngân hàng được hy vọng sẽ tiếp tục tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực của hệ thống; lạm phát vẫn cách xa mức kiểm soát; mô hình phát triển bền vững tiếp tục được Chính phủ áp dụng.

Những điều kiện hiện tại của thị trường khiến cho thời điểm phục hồi của thị trường bất động sản trở nên khó dự đoán cũng làm cho phân khúc biệt thự kém hấp dẫn hơn so với thị trường vàng trong mắt của người mua có sẵn tài chính. Cho nên năm 2012 được dự báo bất động sản sẽ tiếp tục trầm lắng.

Dù vậy, cũng đã có thêm những dấu hiệu cho định hướng của thị trường như Chính phủ sẽ giảm mức lãi suất nếu lạm phát được kiểm soát tốt hơn. Điều này sẽ thổi một làn gió mới vào thị trường, hỗ trợ thị trường tránh khỏi sự suy giảm về giá sâu hơn. Nửa cuối năm 2012 được kỳ vọng sẽ có những dấu hiệu rõ ràng hơn cho các chuyển động của thị trường, thu hút người mua trở lại.

"Chúng tôi nhận định quận 2 và quận 9 sẽ là khu vực hấp dẫn nhất cho thị trường biệt thự và nhà phố nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực. Các tỉnh lân cận Tp.HCM cũng sẽ tiếp tục đạt được lượng giao dịch tốt" ông Colin Luff nói.

Nguoi giau moi mua noi… nha thu nhap thap

1. Tính từ ngày "thoát ly khỏi gốc rạ" về Hà Nội học đại học đến giờ, vợ chồng anh Cường đã có thâm niên 15 năm làm người Hà Nội. Trừ mấy năm học đại học là được yên ổn ở ký túc xá, từ ngày đi làm đến giờ là 11 năm, cả hai người không nhớ mình đã chuyển nhà bao nhiêu lần. Cưới nhau được 5 năm, đứa con đầu giờ đã 4 tuổi nhưng cho tới bây giờ anh Cường vẫn không quên cái ngày cách đây hơn 4 năm, khi chỉ còn 1 tháng nữa là vợ đẻ thì bà chủ nhà bỗng nhiên dở chứng đòi nhà với lý do cho bà đẻ ở là xui. Chạy khắp Thanh Xuân, Cầu Giấy mà chẳng thuê nổi cái nhà đủ cho một gia đình sinh sống, anh Cường đành để vợ về Phú Thọ ở với bà ngoại chờ ngày sinh con, vì về quê ngoại ở gần bệnh viện cho yên tâm, cuối tuần về thăm vợ con cũng gần chứ đưa về quê nội mãi Sơn La thì xa quá.

Sau lần bị đuổi ấy, vợ chồng anh Cường càng nung nấu quyết tâm phải kiếm tiền mua nhà "dù có bằng cái lỗ mũi thì cũng là nhà mình chứ đi ở thuê nhiều lúc nhục lắm". Nhưng, quyết tâm thì có thừa, cả hai vợ chồng cũng nghĩ đủ cách xoay xở nhưng mà kiếm tiền đâu có dễ. Mỗi tháng, lương hai vợ chồng cộng lại được 10 triệu, đi làm thêm được khoảng 5 triệu nữa thì thuê nhà đã hết 3 triệu, rồi còn tiền ăn, tiền điện nước, tiền sữa, tiền học của con… tằn tiện lắm tiết kiệm được 5 triệu/ tháng. Tính ra một năm tiết kiệm cũng chỉ mua được có… 2 mét đất ở ngoại thành.

Bố mẹ hai bên mỗi lần xuống thăm con cháu thấy ăn ở chui rúc cũng muốn giúp mua nhà nhưng đều cảnh cán bộ về hưu với nông dân nên "lực bất tòng tâm". Năm ngoái, ông bà nội cắt đất ra bán được 200 triệu chẳng dám tiêu một đồng mang về cho hết vợ chồng anh. Ông bà ngoại cũng dốc hết số tiền dành dụm bao nhiêu năm được 150 triệu nữa cũng cho luôn. Vậy là có 350 triệu. Cộng với số tiền hai vợ chồng ky cóp mấy năm nữa được tổng cộng 550 triệu, cuối năm 2010, vợ chồng Cường bắt đầu vào cuộc hành trình đi tìm mua nhà. Nhưng có đi mua nhà mới thấy có cầm 1 tỉ trong tay cũng "chưa là cái đinh" gì chứ đừng nói là mấy trăm triệu.

Mất cả tháng quần hết từ Hà Đông, Long Biên, Gia Lâm mà không thể mua nổi nhà. Cuối cùng vợ chồng bàn nhau chờ mua nhà thu nhập thấp. Khi Công ty Vinaconex Xuân Mai nhận hồ sơ mua nhà dự án Kiến Hưng, Cường hăm hở vì hy vọng giá nhà sẽ như dự án ở Ngô Thì Nhậm thì dù vẫn phải đi vay mới đủ nhưng sẽ huy động hết anh em bạn bè. Nhưng, từ hôm đọc báo thấy giá bán tới 11,6 triệu đồng/m2, hai vợ chồng lại lo mất ăn mất ngủ. Lo vì không biết mình có được chọn hay không vì hiện đã có tới 3.000 người đăng ký mua nhà ở Kiến Hưng trong khi công ty chỉ có 864 căn hộ. Và cái lo khác lớn hơn, đó là tiền. Bởi với mức giá này, thì căn hộ 70m2 ở Kiến Hưng sẽ có giá 812 triệu đồng, mà khi về kiểu gì cũng sẽ còn phải sửa sang lại, ít cũng hết vài chục triệu trong khi bây giờ hai vợ chồng có dốc sạch bách cũng chỉ có khoảng 600 triệu. Đi vay 200 triệu bây giờ khó ngang đi… lên trời.

Ngồi nói chuyện với tôi, Cường rầu rĩ: "Ngày xưa đi học ở quê, tôi là niềm tự hào của bố mẹ. Mình cũng chỉ mong làm ăn có tiền phụ giúp thêm ông bà sống tuổi già cho nhàn nhã. Nhưng bây giờ đã ngoài ba mươi, có vợ có con rồi mà mình vẫn phải sống cảnh lấy "nông thôn nuôi thành thị" như thời đi học, thấy cực quá mà không biết làm thế nào. Nhiều hôm nghĩ đến tiền mà cả đêm không ngủ nổi ông ạ".

Tuy nhiên, hoàn cảnh của vợ chồng Cường không phải là cá biệt mà là cảnh chung của hầu hết những đôi vợ chồng trẻ ở Hà Nội có "xuất thân từ gốc rạ". Kiếm được một chỗ ở để "an cư lạc nghiệp" ngày càng trở nên xa tầm tay với phần lớn những người hưởng lương. Bởi tốc độ tăng giá nhà luôn cao hơn hàng chục lần khả năng kiếm tiền và tiết kiệm của mỗi người. Vì thế, khi một số doanh nghiệp thực hiện các dự án nhà thu nhập thấp, nhiều người đã khấp khởi một giấc mơ về ngôi nhà của riêng mình có cơ hội trở thành hiện thực.

Dự án nhà thu nhập thấp ở Kiến Hưng (Hà Đông) hiện có tới 3.000 hồ sơ đăng ký mua. Nhà thu nhập thấp ở dự án Ngô Thì Nhậm (Hà Đông).

Nhưng, sau khi dự án nhà thu nhập thấp ở Ngô Thị Nhậm (Hà Đông) được bán hết với giá 8,8 triệu đồng/m2, tới dự án Kiến Hưng, Đặng Xá thì giấc mơ ấy dường như đã bắt đầu xa tầm tay của nhiều người. Bởi dù trong đợt hai này sẽ có khoảng 3.000 căn hộ thu nhập thấp tại các dự án ở khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) với khoảng 800 căn; khu đô thị mới Đặng Xá (Gia Lâm) khoảng 1.000 căn; khu nhà ở Đại Mỗ (Từ Liêm) gần 200 căn và khu Kiến Hưng (quận Hà Đông) hơn 860 căn, nhưng với mức giá mà chủ đầu tư hai dự án Kiến Hưng và Đặng Xá công bố như hiện nay là 11,6 triệu đồng/m2 (mà theo chủ đầu tư mức giá này mới chỉ là tạm tính, sau khi công trình được nghiệm thu và quyết toán, chủ đầu tư mới chính thức chốt giá) thì để có thể mua được một căn nhà sẽ phải có khoảng 1 tỉ đồng, nghĩa là dù là nhà cho người thu nhập thấp nhưng cũng phải người giàu mới mua nổi.

Giải thích lý do vì sao cùng được hưởng những chính sách ưu đãi như nhau nhưng giá nhà thu nhập thấp ở Hà Nội cao ngang giá nhà thương mại ở TP HCM và cao gấp đôi giá nhà thu nhập thấp ở Đà Nẵng (mới đây hơn 300 căn hộ thu nhập thấp ở Đà Nẵng đã được Công ty Vincon bán ra với giá bình quân hơn 5,2 triệu đồng/m2), các chủ đầu tư cho rằng nhà thu nhập thấp chỉ được ưu tiên tiền sử dụng đất, còn giải phóng, san lấp mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà là do từng dự án một thì khác nhau vì vậy giá cũng phải khác nhau.

Không những thế, giá đất ở Hà Nội lại cao hơn ở TP HCM; chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại tại TP HCM hầu hết được cấp đất, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng từ trước đó khá lâu nên sẽ không bị đội giá nhiều. Các dự án nhà ở phía Nam phần lớn do các công ty tư nhân đầu tư và xây dựng tự thuê lao động nên có thể tiết kiệm được chi phí trả lương, đóng bảo hiểm... Còn tại Hà Nội, do nhu cầu quá lớn so với khả năng cung cấp nên giá nhà ở thương mại bị đẩy lên cao và vượt xa so với TP HCM.

Rõ ràng, nguyên nhân chính vẫn là nhu cầu nhà ở tại Hà Nội đang quá lớn so với khả năng cung cấp đã khiến giá nhà thu nhập thấp tại thủ đô cao ngất ngưởng và "không thể thấp hơn được".

2. Nhưng, những nghịch lý về nhà thu nhập thấp ở Hà Nội vẫn chưa hết. Trong khi dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng đang trong cảnh "3 chọn 1" vì có tới 3.000 đơn đăng ký mà chỉ có chưa tới 1.000 căn hộ thì tại dự án Đặng Xá lại trái ngược hẳn, gần 1.000 căn hộ mà chỉ có 325 người nộp hồ sơ đăng ký mua, trong đó 306 hồ sơ hợp lệ. Sở dĩ nhà ở Đặng Xá ế không phải vì người dân không có nhu cầu mà lại vì… quy định của thành phố.

Theo quy định tại Quyết định 1501 của UBND TP Hà Nội, đối tượng được xét mua nhà thu nhập thấp đợt này phải là những người có hộ khẩu tại các quận nội thành. Vậy là trong khi còn rất đông người có nhu cầu ở Gia Lâm lại không được mua dù có nhu cầu.

Dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá (Gia Lâm) đang ế vì quy định chỉ người có hộ khẩu nội thành mới được mua.

Theo báo cáo của chủ đầu tư dự án Đặng Xá, trong số 306 hồ sơ hợp lệ, chủ yếu ở các quận Long Biên, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, còn ở Thanh Xuân có 17 người, Tây Hồ có 12 người và Hà Đông chỉ có 7 người.

Chị Hương, một người đang làm việc ở Hà Đông bảo rằng nếu lần này chưa đến lượt mua nhà ở Kiến Hưng thì sẽ lại chờ và đi tìm nhà ở dự án khác chứ không đăng ký ở dự án Đặng Xá bởi vợ chồng đều có việc làm ổn định ở Hà Đông, hai đứa trẻ một học tiểu học, một đi mẫu giáo, vì thế nếu sang Đặng Xá ở thì hàng ngày sẽ mất ít nhất 2 tiếng đi về, còn nếu tắc đường thì hết 3-4 tiếng là bình thường, hàng tháng chỉ tiền đổ xăng xe máy đã đội lên một khoản chi phí đáng kể, chưa kể phải chuyển chỗ học cho con là cả một vấn đề không đơn giản, "nếu nhà ở Đặng Xá rẻ hơn thì có khi còn cố mua, đằng này giá nhà ở hai dự án này là như nhau".

Trong khi đó, cả tháng nay vợ chồng anh Tuấn chị Hương, hiện đang thuê nhà chỉ cách dự án Đặng Xá có hơn 1 cây số dù rất muốn mua nhà tại đây nhưng vì không thuộc diện "cấp phép" của thành phố nên đành đứng nhìn. "Có người mách tôi xem có người thân nào có hộ khẩu ở nội thành thì xin cho nhập khẩu vào để đủ tiêu chuẩn. Nhưng cả hai vợ chồng đều dân tỉnh lẻ về nên chẳng có người họ hàng nào, đành chịu".

Để giải quyết bất cập này, mới đây, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera - Chủ đầu tư dự án Đặng Xá, đã phải làm văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị mở rộng đối tượng mua nhà tại dự án này bởi đối tượng có nhu cầu mua nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn quận Gia Lâm rất nhiều, công chức, công an, bộ đội và họ thực sự là những người chưa có nhà ở thì lại không được mua, và cũng gây ra những bức xúc cho chính những người đến đăng ký mua vì không có hộ khẩu nội thành thì không được đăng ký mua.

Xem ra câu chuyện về nhà cho người thu nhập thấp sẽ còn là câu chuyện dài kỳ chưa có hồi kết. Nhưng thôi, xin những người đang xếp hàng chờ mua nhà thu nhập thấp hãy cứ yên tâm và hy vọng rồi đến một ngày mình sẽ có một nơi để "an cư lạc nghiệp" trong một ngôi nhà nhà thu nhập thấp dù rằng giá… không thấp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét