Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Kenh Cho Gao sat lo nghiem trong

Kênh Chợ Gạo dài 28,5 km, nối liền sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây (Long An) là tuyến giao thông thủy huyết mạch nối các tỉnh vùng ĐBSCL với TP.HCM. 2 năm trở lại đây, phương tiện qua lại ngày càng đông trong khi 2 bờ sông sạt lở nghiêm trọng khiến người dân vô cùng lo lắng. "Dân chơi" Hà thành đi xế sang uống trà chanh TT - 20-30 triệu đồng là mức xử phạt tổ chức, cá nhân có nhà ở dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Mức xử phạt này vừa được Bộ Xây dựng hướng dẫn đối với việc sử dụng nhà ở sai mục đích.

Dân mất nhà

Anh Nguyễn Trọng Thọ, Trạm trưởng Trạm quản lý Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Chợ Gạo thuộc Đoạn Quản lý ĐTNĐ số 11 đưa chúng tôi đi dọc tuyến kênh Chợ Gạo để chứng kiến sự sạt lở của tuyến kênh này. Chỉ vào những gốc dừa đang nằm giữa sông phía bờ hữu, anh Trọng cho biết, khoảng 2 năm trước, những cây dừa đó nằm hoàn toàn trên bờ.

Có những ngôi nhà đã bị nước cuốn trôi chỉ còn trơ lại nền móng,
cạnh đó là một nhà dân đang sống.

Kênh Chợ Gạo là tên gọi chung cho tuyến đường thủy dài 28,6km, chảy qua địa phận huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và một phần qua tỉnh Long An. Toàn bộ tuyến chia làm 3 đoạn: đoạn Rạch Lá dài 10,2km, kênh Chợ Gạo dài 11,6km và Rạch Kỳ Hôn dài 6,8km.

Anh Trọng cho biết, ngoại trừ khoảng 4km ở trung tâm thị trấn huyện Chợ Gạo đã được làm kè, còn lại đoạn nào cũng bị sạt lở, nặng nhất là đoạn kênh Chợ Gạo. Nhiều nơi, nước đã ăn sâu vào từ 12m đến 15m, phủ cả đường lộ giao thông dọc hai bên bờ và ăn sâu vào nhà dân.

Đi dọc tuyến, chúng tôi chứng kiến nhiều nhà dân đã bị "hà bá" cuốn trôi chỉ còn trơ lại nền nhà. Nhiều hộ dân cũng đang sống mấp mé bờ sông, nước đã ăn sâu hết phần đất nền và đang xói lở móng nhà.

Ông Nguyễn Văn Hòa ở ấp Tân Thạnh, xã Bình Phan cho biết, trước đây gia đình có hơn 1.000 m2 đất vườn nhưng chỉ sau vài năm "hà bá" đã nuốt hơn 800m2. Căn nhà của ông giờ cũng mấp mé bờ sông. "Ban ngày thì không lo chứ đêm xuống ngủ là thấp thỏm, không biết nước cuốn đi lúc nào. Ở thì sợ mà đi thì không biết đi đâu", ông Hòa nói.

Cần đẩy nhanh tiến độ dự án

Theo người dân địa phương, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sạt lở kênh Chợ Gạo nhưng nguyên nhân chính là lượng phương tiện lưu thông tăng cao, trong khi lòng kênh quá hẹp. Theo thống kê của Đoạn quản lý ĐTNĐ số 11 thì trung bình một ngày đêm có khoảng 1.500 phương tiện lưu thông, chủ yếu là sà lan từ 500 tấn đến 2.500 tấn.

"Gần như 100% là san đều chở quá tải, cùng với đó là các phương tiện nhỏ chạy với tốc độ cao tạo sóng tấp vào bên bờ gây sạt lở", ông ông Lê Văn Mỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo cho biết.

Anh Nguyễn Trọng Thọ phân tích thêm: Tàu thuyền trong khi chờ thủy triều lên thì neo đậu trên tuyến và thường cột neo vào gốc cây trong vườn nhà dân. Khi nước lên bất thường vào buổi tối, phương tiện trôi dạt kéo theo gốc cây ra dòng nước. "Năm 2009, chúng tôi đã phải thanh thải 11 gốc dừa nằm giữa luồng, năm 2010 là 9 gốc, 2011 là 8 gốc và từ đầu năm đến nay cũng đã 5 gốc dừa", anh Thọ cho biết.

Từ năm 2001, tuyến kênh Chợ Gạo đã được nạo vét, cải tạo trong khuôn khổ của Dự án nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam và Cảng Cần Thơ. Tuy nhiên, do phương tiện lưu thông tăng đột biến, trong khi luồng không được mở rộng, cộng với đó là khoang thông thuyền của cầu Chợ Gạo chỉ đạt 26m, tĩnh không chỉ đạt 8m nên thường xuyên quá tải.

Từ năm 2009, dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo đã được lập dự án và Bộ GTVT phê duyệt đầu tư. Dự án do Cục ĐTNĐ làm chủ đầu tư và Ban quản lý các dự án ĐTNĐ phía Nam làm đại diện chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án là 202 triệu đôla.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, TGĐ Ban quản lý các dự án ĐTNĐ phía Nam cho biết, do tình hình kinh tế khó khăn, Bộ đã quyết định phân kỳ đầu tư dự án thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ tiến hành nạo vét toàn tuyến luồng đạt chiều rộng đáy chạy tàu là 80m, chiều sâu chạy tàu là 3,5m; xây dựng kè tại các đoạn xung yếu; xây cầu và đường dân sinh với tổng chiều dài 21km; lắp hệ thống phao tiêu báo hiệu, thanh thải chướng ngại vật, giải phóng mặt bằng khoảng 210ha. Tổng chi phí cho giai đoạn 1 khoảng 128 triệu đôla và tiến độ thực hiện là giai đoạn 2012 đến 2014.

Tuy nhiên, đến nay, ông Lê Văn Mỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo cho biết, khi có dự án là địa phương đã thực hiện công tác đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường để sẵn sàng GPMB. Tổng cộng có 1.739 hộ dân trong huyện bị ảnh hưởng bởi dự án. "Đến nay công việc kiểm kê đã hoàn tất nhưng người dân thì chưa biết đi hay ở vì chưa nhận được tiền bồi thường", ông Mỹ cho biết.

Phan Tư


- Dù chỉ là trà chanh vỉa hè nhưng thứ văn hoá này vẫn thu hút rất nhiều "dân chơi" Hà thành với hàng loạt xe sang xế xịn.

Chỉ một tối mùa hè bất kỳ trong tuần, đi qua đoạn đầu phố Quang Trung cắt Tràng Thi, người ta sẽ thấy ngạc nhiên vì tưởng rằng đang có event gì ở đấy, hoặc một bar nào đó mới "mọc" lên thu hút toàn dân chơi xe đẹp. Nếu để ý một chút, thì càng ngạc nhiên hơn khi xung quanh lại chẳng có chốn ăn chơi ồn ào nào, chỉ là một góc phố toàn bán trà chanh, nước ép giải khát vỉa hè.
Thế mà thử đi vào thứ 6, thứ 7 cuối tuần xem, chật cứng hai hàng ô tô kín đặc hai bên đường. Giới trẻ Hà Nội hình như đang bỏ bê những quán cafe sang trọng, quán bar đắt đỏ và chơi bời, để tụ tập hóng chuyện với bạn bè ở quán trà chanh, nước ép hoa quả, coi đó như một thứ văn hoá vỉa hè đầy hấp dẫn và dễ "nghiện".

Bảo Lâm, khách quen thuộc của quán trà chanh số 2 Quang Trung kể rằng cậu là khách ruột ở đây một thời gian dài. Đến nay, địa điểm này đã trở thành chốn đi về của khá nhiều dân chơi Hà Nội. Tối đến, tầm 9h là xe ô tô xịn đỗ dài hai bên đường. Nhiều người quen miệng, toàn gọi đây là trà chanh "dân chơi". Không khó để bắt gặp những chiếc Porsche, Audi, Mecerdes hay Lexus... "cắm rễ" ở đây mỗi tối, các cô gái xinh đẹp xách túi hàng hiệu, lái xe đẹp ra vào nườm nượp. "Chắc người ta cũng như em thôi, ngán cafe sang trọng rồi, thích lê la vỉa hè ngắm dân tình qua lại, coi như cũng là một thú vui để tối về ngủ cho ngon, mai lại tiếp tục đi làm", Bảo Lâm cười. "Hình như bọn em nghiện trà chanh rồi, tối nào mà không đến đây, gọi 1 đĩa hướng dương trắng, vài cốc trà chanh, atisô, nước ép... thì không chịu được. Bây giờ hẹn hò bạn bè gì thì tụ tập ở đây hết cho nhanh".


Một "dân chơi" nghiện trà chanh vỉa hè đã nói rằng, bây giờ ngồi trà chanh còn thú hơn lên bar nhảy nhót. Ngày đi làm, tối về chỉ muốn cùng bạn tám dăm ba câu chuyện, ngắm đường phố rồi về nhà đi ngủ sớm, mai còn có sức đi làm. Chỉ đơn giản thế thôi mà lại thích, mỗi tối ngồi trà chanh cũng là lúc được sống thoải mái nhất với bạn bè. Hơn nữa, ra đây tối cuối tuần còn tha hồ "bỏng mắt" ngắm các thiếu nữ chân dài, xinh hơn hoa hậu "lượn ra lượn vào", xế đẹp và chân dài thì cứ gọi là nhiều không kể xiết.
Cứ thế, bảo sao văn hoá trà chanh cứ lan dần, lan dần và tự tin chiếm hết "ngôi vương" của sàn bar, cafe sang trọng. Vỉa hè thế thôi, bình dân thế thôi chứ có sang trọng gì, vậy mà tối nào cũng kín đặc những xế xịn, đẹp bóng bẩy... Ở Hà Nội, văn hoá vỉa hè vẫn là thứ gì đó quá hấp dẫn mà khó ai có thể chối từ, có lẽ đúng là như vậy!
Theo Afamily

hà nội , thiếu nữ , văn hoá , quang trung , uống trà , sang trọng , cốc trà , tụ tập , quán trà , cắm rễ , thế thôi , vỉa hè , chối từ , chiếc porsche , nước ép , quen miệng , ép hoa quả , bảo lâm , một tối , túi hàng , xe đẹp ,

Quy định Dùng nhà ở để kinh doanh bị xử phạt:

Một điểm dạy ngoại ngữ trên đường Quang Trung, Q.Gò Vấp, TP.HCM nằm trong khu vực dân cư Ảnh: N.H.

Căn cứ nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ, hình thức sử dụng nhà ở trên bị coi là "trái mục đích quy định". Trường hợp có kết hợp giữa ở và sản xuất kinh doanh thì mới được miễn phạt. Hướng dẫn trên của Bộ Xây dựng đã khiến hàng triệu người đang sở hữu, sử dụng nhà ở phải giật mình.

Theo đại diện thanh tra Bộ Xây dựng, quy định này đã có nhưng lâu nay các cơ quan chức năng không xử phạt. Các địa phương kêu rằng dạng vi phạm này nhiều quá, nhiều cũng phải xử phạt và kèm theo rút giấy phép kinh doanh.

Công chứng hợp đồng, nộp thuế đầy đủ vẫn bị phạt?

Thực tế không chỉ ở TP.HCM mà hầu hết địa phương khác, người dân thường tận dụng nhà ở để làm cửa hàng kinh doanh, quán xá, văn phòng công ty hay thậm chí cả kho chứa hàng, cơ sở sản xuất nhỏ (may thêu, in ấn...). Khi hỏi về việc có thể bị xử phạt vì nhà không để ở mà cho thuê làm văn phòng công ty, bà Trần Thị Mỹ Linh, chủ căn nhà mặt tiền đường Cộng Hòa (đang cho một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng thuê), bức xúc: "Căn nhà này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình tôi, có chủ quyền hồng do Nhà nước cấp đàng hoàng. Tôi cho công ty thuê có làm hợp đồng công chứng, hằng tháng đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước mà giờ bảo bị xử phạt là thế nào?".

Thật ra, vấn đề xử phạt do "sử dụng nhà ở trái mục đích quy định" đã được quy định trong nghị định 23, nhưng từ đó đến nay hầu như không có trường hợp nào bị xử phạt. Khi chủ sở hữu nhà đem nhà ở của mình cho thuê làm văn phòng công ty, làm cửa hàng kinh doanh cũng vẫn được cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng bình thường. Cơ quan thuế hằng tháng vẫn thu tiền thuế đều đặn, dù biết nhà ở được cho thuê với mục đích làm văn phòng công ty.

Ông Hoàng Xuân Hoan, trưởng Phòng công chứng số 2, cho biết: "Bộ luật dân sự quy định chủ sở hữu nhà ở có toàn quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình như để ở, cho thuê, cho mượn, bán, tặng cho... miễn rằng việc thực hiện quyền sở hữu nhà của họ không gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích của người khác hay vi phạm quy định của pháp luật. Mà theo Luật nhà ở thì không thấy quy định nào cấm người sở hữu nhà dùng nhà của mình để làm cửa hàng kinh doanh, mở văn phòng công ty. Vì thế khi chủ sở hữu nhà có giấy tờ hợp pháp, hai bên cho thuê và thuê nhà thỏa thuận được với nhau về các điều kiện thuê nhà là đủ điều kiện để chúng tôi công chứng hợp đồng".

Trong khi đó, một lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cho biết thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cũng không đòi hỏi người đăng ký kinh doanh phải chứng minh điều kiện về trụ sở kinh doanh. Còn được kinh doanh ngành nghề nào thì phải được chính cơ quan chuyên môn về ngành nghề ấy cấp phép hoạt động.

Băn khoăn "trái mục đích"

Quá chung chung

Theo bà Ung Thị Xuân Hương - phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, quy định của pháp luật còn quá chung chung nên không phù hợp. Thực tế có nhiều trường hợp cả căn nhà ở biến thành khách sạn, quán bar, trường học, văn phòng cho thuê, ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn cháy nổ, an ninh trật tự chung... Những trường hợp này phải xử phạt để bảo đảm trật tự chung cho xã hội, tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Còn những trường hợp chủ nhà chỉ cho thuê một phần hoặc toàn bộ căn nhà để kinh doanh nhưng ngành nghề kinh doanh không gây mất trật tự chung, không ảnh hưởng đến kết cấu công trình... thì phải khẳng định là không vi phạm.

Ông Nguyễn Như Hồng, chánh Thanh tra xây dựng quận Phú Nhuận, TP.HCM, băn khoăn tuy trong giấy chủ quyền nhà, giấy phép xây dựng đều có ghi "nhà ở" hoặc "nhà ở riêng lẻ", nhưng những chữ này chỉ được hiểu là phân loại công trình chứ không phải là mục đích sử dụng. Nếu Bộ Xây dựng muốn xử phạt hành vi sử dụng nhà ở trái mục đích thì phải hướng dẫn rõ thế nào là trái mục đích.

Còn ông Lương Đức Hiệp, chánh Thanh tra xây dựng quận 4, thắc mắc: "Về nguyên tắc khi một căn nhà dùng để ở được cho thuê làm văn phòng, kinh doanh... thì phải xin phép cải tạo cho phù hợp với mục đích sử dụng mới. Vì có những nghề kinh doanh tập trung đông người, dễ cháy nổ, người đi lại nhiều, cơ quan chức năng phải xem xét việc chuyển đổi này có phù hợp hay không. Hiện nay, thanh tra xây dựng cũng nắm được nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng nhà thành cơ sở kinh doanh, văn phòng cho thuê nhưng thấy chưa cần thiết và không đáng để xử phạt. Bộ Xây dựng nên hướng dẫn rõ việc sử dụng nhà sai mục đích ở quy mô nào thì xử phạt để người bị phạt tâm phục khẩu phục".

Phân tích sâu hơn, luật sư Nguyễn Thị Minh Huyền, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng điều 8 Luật nhà ở chỉ quy định "cấm sử dụng nhà vào các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật". Điều này được hiểu là nếu người dân sử dụng nhà ở vào những mục đích vi phạm pháp luật như kinh doanh mại dâm, sản xuất ma túy, buôn bán vũ khí... thì mới vi phạm. Còn việc người dân mở cửa hàng, cửa hiệu, công ty hợp pháp tại nhà mình thì chắc chắn không phải là hoạt động bị cấm. Tuy nhiên, khi nghị định 23 hướng dẫn thì điều cấm tại Luật nhà ở đã được mở rộng ra thành "sử dụng nhà ở trái mục đích", nhưng lại không nêu rõ hành vi nào là sử dụng nhà trái mục đích.

Chính cái "nửa vời" này mới phát sinh hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại công văn 699 "đối với những trường hợp vừa kinh doanh, sản xuất vừa ở thì có thể xem xét không xử phạt vi phạm hành chính". Một hướng dẫn mang tính cảm quan như thế sẽ tiếp tục vô tình tạo ra thêm cái quyền "được xét" của các cơ quan quản lý xây dựng, và người dân sẽ phải tìm cách "lách" quy định để vừa ở vừa kinh doanh nhằm tránh bị phạt.

Luật sư Nguyễn Thị Minh Huyền cũng cho rằng vấn đề nhà ở chỉ được dùng cho mục đích để ở là một tiêu chí lâu dài nhằm nâng cao chất lượng không gian sống cho người dân, được nhiều nước trên thế giới quy định. Tuy nhiên ở VN, việc quy hoạch đô thị còn chưa có những phân khu chức năng cụ thể như khu vực, tuyến đường nào để ở, khu vực kinh doanh, buôn bán, khu vực công sở... nên không có cơ sở để cho rằng dùng nhà ở để kinh doanh, làm công sở là vi phạm. Thiết nghĩ, quy định này chỉ nên áp dụng đối với dạng chung cư, căn hộ bởi nhà chung cư được quy hoạch, thiết kế theo mục đích sử dụng với các tiêu chuẩn về tải trọng, cấp điện, thang máy, nơi thoát nạn, phòng cháy chữa cháy... phù hợp với nhà ở, nếu sử dụng sai mục đích sẽ không đảm bảo các điều kiện an toàn.

KHÁNH YÊN - CHI MAI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét