Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Ao tuong vao con va hao quang GS Ngo Bao Chau

(Đời sống) - Một phần vì GS Ngô Bảo Châu từng học ở trường Thực Nghiệm Hà Nội nên trong hai ngày cuối tuần vừa qua, hàng trăm phụ huynh chầu chực, đạp xô cổng trường với mong muốn mua một lá đơn đăng ký vào học. Trước thực trạng này, mẹ của GS Ngô Bảo Châu là PGS. TS Lưu Vân Hiền đã có những chia sẻ và lý giải về hiện tượng này. (ĐVO) Hiệu phó phụ trách khối tiểu học của trường Thực nghiệm cho rằng, lý do khiến phụ huynh yêu quý nhà trường cực điểm như năm nay là do nhà trường có môi trường học hoàn toàn thân thiên, học sinh không bị áp lực học tập và ít tiêu cực trong việc tuyển sinh. TTO - Câu chuyện "đạp cổng, xông vào mua đơn" ở Trường PTCS Thực nghiệm Hà Nội tiếp tục là đề tài thu hút sự quan tâm của bạn đọc. TTO xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Trần Thị Hà để góp thêm góc nhìn.


Trường Thực Ngiệm được quan tâm hơn vì GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields?

Nhận xét về hiện tượng chen lấn xô đẩy để mua hồ sơ cho con vào học ở trường Thực Nghiệm Hà Nội vì đây là trường mà GS Ngô Bảo Châu từng học, PGS. TS Lưu Vân Hiền cho rằng người dân không đến nỗi ảo tưởng vì sức hút của GS Ngô Bảo Châu.

"Song bản thân tôi cũng không thể phủ nhận rằng có lẽ sự quan tâm của phụ huynh đến trường cũng tăng lên sau sự kiện anh Châu đạt giải thưởng Fields".

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền cùng gia đình của GS. Ngô Bảo Châu (Ảnh GDVN)

Còn việc nhiều phụ huynh tìm đến ngôi trường này theo bà là bởi "Trường có tốt thì mới được người quan tâm và mong muốn cho con họ vào học.

Đây cũng là một lí do rất chính đáng vì cha mẹ nào chẳng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con của mình".

Việc tìm cho con những trường tốt để yên tâm là điều không có gì đáng trách cả. Không phải lỗi của học sinh, cha mẹ học sinh".

Nhận xét về ngôi trường mà GS Ngô Bảo Châu từng học những khóa đầu tiên, PGS.TS Vân Hiền nhận thấy sự khác biệt giữa những đứa trẻ khác không được học ở trường Thực nghiệm chính là sự thích đi học của trẻ. Cách giáo dục ở trường Thực nghiệm làm cho trẻ con đi học thấy vui, được hưởng cuộc sống đúng như một đứa trẻ.

"Những đứa trẻ học ở trường Thực nghiệm chúng có một niềm đam mê, thích thú đặc biệt với việc học tập. Dường như Châu và các bạn thời đó đều tìm được niềm vui nơi trường lớp. Nên hình phạt lớn nhất và làm Châu sợ nhất là khi bị dọa không cho đi học nữa" - Mẹ GS Ngô Bảo Châu chia sẻ.

Phụ huynh chọn trường cho con theo tâm lý đám đông

Tuy nhiên, đánh giá về thành công của con trai, PGS.TS Vân Hiền cũng nói thêm "Sự thành công của anh Châu cũng có rất nhiều yếu tố. Anh Châu chỉ học ở trường Thực nghiệm đến năm lớp 5, lớp 6 bắt đầu ra Trưng Vương rồi.

Nhưng cái mà Châu thu được tôi nghĩ chính là cách tư duy bởi khi học ở trường Thực nghiệm các bạn trẻ không bị cứng nhắc trong suy nghĩ, có thể nghĩ ra nhiều cách giải toán khác nhau. Có thể kết quả chưa đúng nhưng cách làm đúng thì chắc chắn rồi các em cũng sẽ tìm ra được kết quả đúng".

Phụ huynh đạp đổ cổng trường Thực Nghiệm xin học cho con vào lớp 1.

Sự kiện giáo dục phụ huynh "đạp cổng, xông vào mua đơn" ở Trường PTCS Thực nghiệm Hà Nội vừa qua theo đánh giá của ông Lê Tiến Thành (vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT): "Cần nhìn nhận chuyện xếp hàng mua đơn tại Trường Thực nghiệm ở khía cạnh tâm lý xã hội.

Hiện tượng một bộ phận học sinh đổ xô vào các trường điểm, có tên tuổi như hiện nay là do tâm lý chọn trường theo trào lưu của số đông phụ huynh các quận nội thành của Hà Nội. Nhiều người nghĩ "vào trường tốt, tất con mình sẽ tốt". Nhưng thế nào là tốt thì nhiều khi lại không phân biệt rõ ràng - ông Lê Tiến Thành lý giải.

Chính điều đó đang khiến cho một số trường được coi là "điểm" tại Hà Nội đều đang bị quá tải về sĩ số lớp.

Vì vậy, cha mẹ học sinh nên để con được bước vào hành trình học tập ở những trường học có điều kiện bình thường. Không phải cứ nỗ lực cho con vào trường được xem là tốt thì đã tốt cho con mình.

Bởi với tình trạng "chạy trường", bên cạnh việc gây phức tạp cho xã hội, các bậc cha mẹ đã và đang tạo nên áp lực không cần có cho con trẻ ngay từ buổi đầu tiên đến trường.

>>> Hình ảnh cha mẹ phá đường, đạp tường cầu đạo học cho con

Không áp lực điểm số

Trao đổi với phóng viên sau khi xảy ra việc phụ huynh chen lấn, đạp đổ cổng trường để mua phiếu đăng ký học cho con ngày 12/5 vừa qua, bà Trương Thị Cẩm Tú, Hiệu phó phụ trách khối Tiểu học trường Thực nghiệm cho biết, đến lúc này nhà trường "chưa lý giải được hiện tượng này, tuy nhiên có thể do nhà trường có một số điểm khá khác biệt với các trường khác trên địa bàn Hà Nội".

Bà Tú cho biết, hiện tại nhà trường đang áp dụng hai chương trình đào tạo, gồm: chương trình đại trà của Bộ GD - ĐT và chương trình của Trung tâm công nghệ giáo dục (Viện Giáo dục). Chương trình thực nghiệm được áp dụng cho các khối 1,2 và 3 với một nửa số lớp của trường.

Theo bà Tú, hai chương trình này theo quan điểm giáo dục không có gì khác nhau, tuy nhiên cách tổ chức dạy học cũng như xuất phát điểm luôn luôn lấy học sinh là trung tâm. Đặc biệt hơn nữa, trường luôn luôn tôn trọng sự sáng tạo của học sinh, tôn trọng mỗi một cá nhân phát triển để phát huy hết chức năng, tính chủ động, ghi nhận mức độ học tập của từng học sinh, không gây áp lực cho học sinh.

Phụ huynh chen lấn mua hồ sơ đăng ký học cho con trại cổng trường Thực nghiệm ngày 13/5.

"Cả hai phương pháp trung tâm đang đưa vào giảng dậy đều cùng đi trên mộ con đường để học sinh biết đọc biết viết viết nhưng chương trình đại trà là ghi lại những con chữ còn một chương trình thực nghiệm của Viện giáo dục là học theo cấu trúc ngữ âm", bà Tú nói rõ.

Ngoài ra, bà Tú cho biết, điều đặc biệt ở trường Thực nghiệm là mỗi ngày học sinh đến trường đúng nghĩa là một ngày vui, học sinh hoàn toàn không chịu áp lực về điểm số. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phát huy được tính năng động tốt nhất của học sinh, cho các em tự tin và thấy được 100% là chính mình.

"Điều làm nên sức hút của trường Thực nghiệm còn ở chỗ, học sinh học tại đây không phải lo nghĩ về việc có cần phải học thêm tại nhà cô giáo, 20/11 và Tết có phải tới nhà cô không, theo bà Lan hoàn toàn không cần thiết", bà Trần Tuyết Lan, giáo viên dạy môn tiếng Việt từ khi trường Thực Nghiệm mới thành lập cho biết.

"Kết quả học tập là quan trọng nhưng tuyệt nhiên trong trường giáo viên không thể cố gò ép, bắt bạn này phải giống bạn kia mà phải để trẻ phát triển đến mức cao nhất nhưng nó vẫn là chính nó. Tức là những hình thức giáo dục, động viên đều làm tăng được sự phát triển của trẻ cả về nhân cách cũng như trí tuệ, tăng được sự hứng thú", bà Tú khẳng định.

Cũng theo bà Tú, do học sinh không chịu áp lực về điểm số nên trong trường cũng hoàn toàn không có chuyện dậy thêm học thêm, mặc dù thu nhập của giáo viên trong trường rất khiêm tốn.

Ngoài phương pháp giảng dậy chính khóa không gây áp lực cho học sinh, bà Tú còn cho rằng các chương trình ngoại khóa của trẻ cũng có tác dụng hỗ trợ rất lớn tới việc phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ. Như: hàng năm nhà trường tổ chức cho các em đón tết trung thu, tham gia ngày thơ Việt Nam và các giờ chơi mà học như trang trí góc học từ những phế liệu.

Bà Trương Thị Cẩm Tú , Hiệu phó phụ trách khối Tiểu học trường Thực nghiệm
"Các góc học tập của học sinh, vật dụng học tập được làm từ những phế liệu như vỏ họp sữa và những vật dụng đó không chỉ trưng bày một chỗ mà chúng tôi cho các em thuyết trình lại quá trình làm nên vật dụng đó. Công việc này vừa trang bị cho các em ý thức bảo vệ môi trường vừa phát triển tư duy rất non tơ của các em, đóng góp trở lại cho hoạt động học tập của chính mình", bà Tú nói.

Bên cạnh đó, Hiệu phó nhà trường tỏ ra khá tự hào về mối quan hệ giữa thầy và trò trong trường nhiều năm nay bởi lẽ thầy cô được học sinh coi như những người bạn lớn, rất gần gũi, thân thiết.

"Không hy vọng mọi học sinh đều thành Ngô Bảo Châu"

Sau khi xảy ra việc phụ huynh chen lấn, đạp đổ cổng trường thực nghiệm, có ý kiến cho rằng, một phần tạo ra sức nóng đó là do ảnh hưởng của giáo sư Ngô Bảo Châu – học sinh khóa đầu tiên của trường này. Tuy nhiên, bà Hiệu phó nhà trường cho rằng đó không phải là lý do gây ra sức nóng của mùa tuyển sinh năm nay.

"Nhiều năm nay, phụ huynh vẫn xếp hàng, đứng đợi để nhận hồ sơ đăng ký học nhưng nhưng rất trật tự, bình tĩnh. Năm nay, chúng tôi cũng chưa hiểu vì lý do đột biến gì mà lại xẩy ra tình trạng náo loạn như vậy. Chúng tôi rất bối rối và áp lực trước tình huống đó", bà Tú chia sẻ.

Chia sẻ với các bậc phụ huynh, bà Tú cho rằng, phụ huynh nào cũng có những kỳ vọng vào con cái. Tuy nhiên, không phải học vào học một ngôi trường đã xuất hiện thiên tài thì tất cả đều có thể thành thiên tài.

"Tôi không nghĩ tất cả học sinh trong trường đều trở thành Ngô Bảo Châu. Tôi chi muốn trong quá trình học, các bạn nhỏ phát triển được hết những khả năng của chính bản thân. Nhà trường trang bị cho các em nhận thức đúng về cuộc sống, tăng thêm đam mê, thích thú trong môn học và em thích học môn học nào nhất thì cứ học tốt nhất môn học đó, nhà trường tạo mọi điều kiện cho các em phát triển", bà Tú tâm sự.

Nói về kế hoạch tuyển sinh năm nay, bà Tú cho biết, do điều kiện phòng ốc hạn chế nên năm nào nhà trường cũng chỉ tuyển được 4-5 lớp cho khối 1, tùy thuộc vào số lớp 5 ra trường. Năm nay, dù nhu cầu vào học của phụ huynh có nhiều gấp nhiều lần thì nhà trường vẫn tuyển đúng chỉ tiêu đã thông báo là 140 học sinh.

Theo bà Tú, trước khi được xét vào học học sinh không phải thi tuyển mà chỉ tham gia đo nghiệm tâm lý, kiểm tra ngôn ngữ tư duy giống như chơi trò chơi tư duy như cho các trẻ chơi xếp hình nhanh, tính thời gian…Sau đó, nhà trường phân lớp một cách ngẫu nhiên để một nửa học sinh học theo phương pháp đại trà, một nửa học theo phương pháp của Trung tâm công nghệ giáo dục.

Bà Tú cũng khẳng định, với sự quan sát của bà thì những tiêu cực như chạy trường, chạy lớp là không có trong ngôi trường này.

"Cũng có những lúc tôi nhận được những cuộc điện thoại liên quan đến việc chạy trường nhưng đều từ chối. Có người thì tôi từ chối luôn, có người thì mình tiếp nhận ý kiến nhưng sau đó giải thích cho phụ huynh hiểu. Nói chung, theo những gì mình biết thì trong trường mình không có tình trạng này", bà Tú nói.

Theo thông báo dán trước cổng trường PTCS Thực Nghiệm (50 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội), 6h sáng 12/5, trường sẽ mở cổng để phụ huynh vào mua tờ đăng ký thi cho con vào lớp 1.

Dù nhà trường dán thông báo nói rõ không chấp nhận việc xếp hàng trước, tuy nhiên, từ 9h tối hôm trước, nhiều phụ huynh đã mặc áo mưa, cầm ô, mang ghế… ra trước cổng trường ngồi xếp hàng để mua tờ đăng ký thi cho con . Tuy nhiên, đến 6h hôm sau, mặc dù nhà trường đã phải nhờ lực lượng an ninh, công an phường hỗ trợ nhưng do lượng phụ huynh quá đông cùng với sức nóng của việc tuyển sinh đã khiến cánh cổng trường bị xô đổ, tạo cảnh hỗn loạn. Việc bán hồ sơ cũng được nhà trường thông báo tạm hoãn sau đó vì không thể kiểm soát.


Lực lượng an ninh phải "chiến đấu" với đám đông hỗn loạn trước cổng Trường Thực nghiệm - Ảnh: Nguyễn Khánh

Tôi đã chứng kiến cảnh rất nhiều phụ huynh chạy chọt, xin xỏ để con vào được trường điểm, trường chuyên. Là một giáo viên, tôi thấy thật đau lòng, nỗi đau của một phụ huynh và của người làm công tác giáo dục...

Không diễn ra công khai như cảnh mua hồ sơ vào lớp 1 cho con vào trường mà giáo sư Ngô Bảo Châu từng học, cuộc chạy đua vào các trường chuyên lớp chọn âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt.

Là một giáo viên, tôi thấy thực tế này thật đau lòng. Đau lòng không chỉ khi nhìn từ góc độ của một vị phụ huynh cũng có con đang đi học, mà còn nhìn từ góc độ của một người làm công tác giáo dục.

Cha mẹ nào chẳng muốn con em mình được vào học những trường danh tiếng. Bởi cùng với việc xin cho con vào đấy học là cả một mong ước lớn lao con mình sẽ thành tài. Sinh con ra ai cũng mong con được sung sướng, hạnh phúc, giỏi giang, thành đạt hơn người. Được như thế thì thật tự hào biết bao.

Tâm lý này luôn đè nặng lên các ông bố, bà mẹ. Cho nên ngay từ khi con còn nhỏ, phụ huynh nào cũng muốn con được học ở những môi trường tốt nhất. Không chỉ xin vào lớp 1 mà ở lớp mẫu giáo cũng có hiện tượng này. Rồi thì lớp 6, lớp 10… để mục tiêu cuối cùng là con có thể vào một trường đại học, cao đẳng nào đó danh tiếng, có tương lai, sau này có thu nhập tốt, thành đạt…

Cứ đầu mỗi cấp là có bao chuyện để kể, để nói. Chỉ cần trường nào có tiếng (theo truyền miệng từ phụ huynh này sang phụ huynh khác), khi thấy chất lượng đầu ra tốt là phụ huynh đổ xô nhau để chen chân vào bằng được.

Để con được vào học, phụ huynh chen lấn mua hồ sơ. Nếu trường tổ chức thi tuyển thì họ cho con học thêm, luyện thi, thậm chí mời thầy về dạy cho con tại nhà… Bỏ ra không ít tiền để mong con có kiến thức là không sai. Nhưng họ đã vô tình tạo sức ép tâm lý lên con cái họ. Nào học ở trường, rồi học ở lớp học thêm, thậm chí học với gia sư… thử hỏi tuổi thơ các em có còn được vui chơi hồn nhiên?

Chưa nói đến việc rất nhiều phụ huynh còn bỏ tiền ra chạy chọt, đút lót để con em mình được vào trường. Bấy lâu nay ta chỉ nhìn thấy và bàn luận bề ngoài sự việc. Thử hỏi ai dám chắc không có tiêu cực đằng sau?

Thật buồn cho ngành giáo dục chúng ta. Tất cả phản ánh chất lượng giáo dục chưa đồng bộ. Nếu chất lượng các trường như nhau thì đâu có cảnh đạp đổ cổng trường để mua bằng được hồ sơ vào một trường nào đó?

Đồng thời phụ huynh cũng cần suy nghĩ lại về quan niệm trường tốt, trường xấu của mình. Học ở đâu không quan trọng, quan trọng chính là ở ý thức học tập của con em mình. Chẳng phải rất nhiều thủ khoa đỗ vào các trường đại học danh tiếng lại là những sĩ tử rất nghèo đến từ những trường xa xôi không mấy ai biết đến đấy thôi. Đâu phải ai vào Trường PTCS Thực nghiệm cũng trở thành giáo sư Ngô Bảo Châu?

Xin mọi người hãy nhìn nhận sự việc thấu đáo để bớt gánh nặng cho ngành giáo dục. Hãy chung tay cùng ngành giáo dục để đào tạo ra những thế hệ tương lai biết đi lên từ chính đôi chân mình, từ chính những điều kiện vốn có mà không quá đòi hỏi cái gì cũng phải tốt nhất, hoàn mỹ nhất.

Đừng đòi hỏi quá nhiều khi mình không tự khắc phục. Chúng ta kêu gọi đầu tư hơn nữa cho giáo dục nhưng đâu phải Nhà nước không quan tâm. Nếu ai cũng có tâm lý chờ đợi mà bản thân không tự thay đổi trước thì có lẽ chúng ta mãi giậm chân tại chỗ mà thôi.

Đừng bao giờ quan niệm vào được trường tốt thì chắc chắn con học tốt. Nếu con bạn thật sự có tố chất thông minh thì dù ở trường nào cũng sẽ giỏi. Ngược lại nếu con bạn vào trường danh tiếng mà không theo kịp hoặc ham chơi, lười học thì dù thầy cô có giỏi cỡ nào, con bạn cũng sẽ không hơn được.

Môi trường học tập quan trọng nhưng quan trọng hơn cả vẫn là con người. Con người là yếu tố quyết định tất cả. Đừng gây sức ép cho con khi quan niệm cứ phải vào trường đó mới tốt, mà hãy dạy cho chúng biết rằng học trường nào không quan trọng, quan trọng là sự nỗ lực cố gắng học tập của các con!

TRẦN THỊ HÀ (Đắk Lắk)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét