Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Lap cong tron de thoat nuoc tam

TT - Trong bài "Chống ngập sao đường vẫn ngập? (Tuổi Trẻ 24-5), ông Trần Trung Hậu - phó giám đốc Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị TP - cho rằng dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm (Q.Tân Phú, TP.HCM) đang đặt cống hộp, nhưng thực tế chúng tôi thấy đơn vị thi công đang đặt cống tròn xuống. Tại sao như vậy? TT - Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội vừa báo cáo UBND TP Hà Nội hai phương án mở thông đường ven hồ Tây ra một số tuyến đường lân cận, thay thế phương án cắt qua Trường THPT Chu Văn An hiện nay. Báo VietNamNet nhận được phản ánh của gia đình ông Nguyễn Đông Hưng (42/28, Nguyễn Thượng Hiền, P1, Q Gò Vấp, TP.HCM) về phần diện tích đất sử dụng nhà ông bị nhà hàng xóm đập phá, lấn chiếm.

Cơ quan chức năng trả lời

Cống tròn được đơn vị thi công lắp đặt tạm thời để thoát nước - Ảnh: Hữu Khoa

Một bạn đọc

Chiều cùng ngày, đến nơi chúng tôi thấy có hai hệ thống cống tại kênh Tân Hóa là cống tròn và cống hộp. Cống tròn có đường kính 1m được đặt dọc bên mé kênh. Ở giữa kênh là hệ thống cống hộp, gồm có bốn đường cống...

Ông Trần Trung Hậu trả lời: Công trình cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm đi qua các quận 11, 6 và Tân Phú, đều lắp đặt cống hộp đôi 2 x 2,5m/cống. Việc lắp đặt cống tròn trên tuyến kênh mà bạn đọc phản ảnh là để thoát nước tạm thời trong quá trình ngăn kênh, tạo thuận tiện cho việc thi công lắp đặt cống hộp thoát nước. Sau khi lắp đặt xong cống hộp sẽ tháo bỏ cống tròn.

N.ẨN - H.KHOA ghi


Cụ thể, các ngành của TP đã thống nhất đề xuất UBND TP cho phép nghiên cứu điều chỉnh ngay vị trí tuyến đường nối từ đường ven hồ Tây ra đường Thụy Khuê, theo chỉ giới đường đỏ đã cấp cho Trường THPT Chu Văn An từ năm 1997.

Theo Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội, dự kiến hướng tuyến đường quy hoạch mới sẽ kéo dài nối từ đường kè hồ Tây ra đường Thụy Khuê và tiếp tục kéo dài sang đường Hoàng Hoa Thám hiện nay. Ngoài ra, các ngành của TP cũng thống nhất đề xuất cho phép nghiên cứu kéo dài đường ven hồ Tây ra đường Thanh Niên.

XUÂN LONG


-



Trước đó ngày 24/07/2008, ông Nguyễn Đông Hưng mua căn nhà 42/28, Nguyễn Thượng Hiền, P1, Gò Vấp, mảnh đất thửa số 57, tờ bản đồ số 46 với diện tích sử dụng 33,35m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Theo phản ánh của ông Hưng, trong thửa đất của ông ngoài phần diện tích đã xây nhà còn một phần đất ông xây một bức tường, bên trên là ô văng cửa sổ phần đất này có diện tích 0,3m x1m (giáp với phần hành lang bên hông nhà).

Vào dịp cuối năm 2011, gia đình ông về quê ăn Tết, hộ bà Ngô Thị Trúc (46/12G, cạnh nhà ông) đã đập phá bức tường bên hông nhà và ô văng cửa sổ của nhà ông Hưng với diện tích (0,3m x 1m).

Sau khi đập phá, phần tường và ô văng nhà ông Hưng, bà Trúc đã lấn chiếm và sơn tường lót gạch mới.

Điều làm ông Nguyễn Đông Hưng ngạc nhiên là tại sao phần đất nhà mình bị hộ bà Trúc đập phá lấn chiếm nhưng sau đó lại được cấp sổ đỏ.

Ông Hưng rất bức xúc vì phần diện tích đất của mình đã được cấp chủ quyền nhưng khi gửi đơn đến UBND phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM lại không được giải quyết thấu đáo.

Sau đó, ông Hưng lại tiếp tục gửi đơn đến Báo VietNamNet phản ánh sự việc nêu trên. Chúng tôi đã liên lạc với UBND phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM, về nội dung đơn thư ông Hưng thắc mắc khiếu nại.

Theo ông Trần Hữu Cảnh, Phó Chủ tịch UBND phường 1, quận Gò Vấp, TP.HCM đã gửi công văn trả lời Báo VietNamNet như sau:

Sự việc trên, UBND phường 1 cũng đã nhận được phản ánh của ông Hưng từ ngày 3/02/2012. Sau khi tiếp nhận đơn, thanh tra xây dựng phường 1 đã tiến hành kiểm tra xác minh (biên bản ngày 04/02/2012) kết quả như sau: Phần diện tích mà ông Nguyễn Đông Hưng phản ánh nằm trong chủ quyền số CH00514 do UBND quận Gò Vấp cấp ngày 29/03/2011 cho bà Ngô Thị Trúc.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của UBND phường 1, quận Gò Vấp thông qua Báo VietNamNet, ông Nguyễn Đông Hưng thắc mắc, đất của tôi được cấp từ năm 2008 tại sao phần diện tích đó lại được cấp cho bà Ngô Thị Trúc vào ngày 29/03/2011?

Đức Toàn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét