Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Cong ty Phu Cuong ho tro 50 ty dong mo duong mang ten chi Su

(Zing) - Theo kế hoạch từ nay đến giữa năm 2013, doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án lấn biển sẽ hỗ trợ tỉnh Kiên Giang 50 tỷ đồng mở đường mang tên chị Sứ. Khảo sát của chính quyền địa phương, sông Hậu đi qua 3 phường Bình Đức, Mỹ Bình và Bình Khánh, TP. Long Xuyên, (An Giang) có rất nhiều hố xoáy nguy hiểm có nguy cơ "nuốt chửng" hàng trăm căn nhà. Bờ kè dài trên 1km được thi công theo kết cấu kỹ thuật đóng 2 hàng cột bêtông ly tâm chạy dài song song và cách nhau 1,5m, sau đó thả đá vào giữa, vừa hạn chế sóng biển đánh sạt lở, vừa hình thành bãi ngầm để cây mắm, cây đước bám rễ phát triển, tạo nên rừng phòng hộ mũi Cà Mau.

Ngày 27/5, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi cho biết Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Cường (thuộc Tập đoàn Phú Cường) đã cam kết từ nay đến giữa năm 2013 chi ra 50 tỷ đồng làm đường Phan Thị Ràng nằm trong khu vực lấn biển (Khu đô thị mới Phú Cường).

Chủ tịch Tập đoàn Phú Cường Nguyễn Việt Cường (phải) trong một lần trò chuyện với báo chí ở miền Tây về các dự án lớn do tập đoàn đầu tư.

Dự án lấn biển do Công ty Phú Cường làm chủ đầu tư có diện tích 168ha, giá trị đầu tư tính vào thời điểm khởi công vào tháng 9/2009 là 10.500 tỷ đồng.

Theo chủ đầu tư, liệt sĩ Phan Thị Ràng mang nhiều ý nghĩa đối với tỉnh Kiên Giang. Liệt sĩ này được nhiều người biết đến bằng tên gọi quen thuộc là chị Sứ trong tác phẩm văn học "Hòn Đất" của nhà văn Anh Đức.

Vì vậy, dù đang chịu tác động do bối cảnh khó khăn chung nhưng chủ đầu Khu đô thị mới Phú Cường quyết tâm thực hiện trách nhiệm xã hội với địa phương để sớm hoàn thành con đường mang tên nữ liệt sĩ. Khi đường Phan Thị Ràng được hình thành sẽ giúp người dân Kiên Giang đi từ Rạch Sỏi vào khu lấn biển rất gần.

VÕ DŨNG

Theo Infonet


-

Sáng 27/5, ông Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang, cho biết, từ những vụ sạt lở nguy hiểm ven sông Hậu, qua khảo sát phát hiện 13 hố xoáy ven sông, tại phường Bình Đức, Mỹ Bình và Bình Khánh.

Đây là những địa điểm nguy hiểm có thể gây sạt lở đất, kéo theo nhà dân bất cứ lúc nào. Nên chúng tôi đã cảnh báo khu vực sạt lở có tổng chiều dài khoảng 4 km, ông Thư cho hay.

Hàng trăm hộ dân ở bờ sông Hậu bị sạt lở nước nhấn chìm mất nhà. (Ảnh: Thanh Niên)
Trước đó, rạng sáng ngày 26/5, xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông Hậu thuộc tổ 3, khóm Bình Thới 1, phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, làm 11 hộ dân và 3 doanh nghiệp cùng một văn phòng phải di dời khẩn cấp.

Vụ sạt lở kéo dài hơn 100m, lấn sâu vào 25m, khiến cơ sở sản xuất nước đá Thái Bình bị "hà bá" gần như nuốt chửng. Vụ sạt lở đã khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn, tạm thời lánh nạn tại một trường học trong phường Bình Khánh.

Theo Ban Quản lý dự án nhà đất Long Xuyên, ngoài điểm sạt lở ở phường Bình Khánh làm nhiều nhà dân chìm xuống sông vào rạng sáng ngày 26/5, hiện nay tại phường Bình Đức có khoảng 160 căn nhà bị sạt lở cần phải di dời tại khu vực ven sông Hậu, kéo dài khoảng 1 km.

Đến thời điểm hiện nay, cơ quan chức năng đã quy hoạch khu đất rộng 10ha để làm khu tái định cư với kinh phí trên 80 tỷ đồng.

Ông Võ Duy Cương, Chủ tịch UBND phường Bình Khánh, cho biết, những gia đình có nhà sạt lở xuống sông Hậu đã được bố trí ở tạm tại một trường học trong phường. Khu vực sạt lở ở khóm Bình Thới 1, phường Bình Khánh có chiều dài trên 100m, điểm sạt lở ngắn nhất là 16 đến 25m.

Cạnh đó, UBND tỉnh An Giang cũng chỉ đạo cơ quan chức năng cử lực lượng túc trực xuyên ở các khu vực sạt lở, khẩn trương di dời các hộ dân lánh nạn an toàn.

Cũng theo ông Cương, trước tình trạng cấp bách, sạt lở có thể tiếp tục xảy ra nên hộ nào trong vùng nguy hiểm không chịu di dời thì chính quyền địa phương sẽ có biện pháp cưỡng chế.

Đến trưa nay ngày (27/5), đoạn sạt lở tại địa điểm ngày hôm qua tiếp tục lấn sâu vào sâu thêm vào bờ khoảng 3m, cách cơ sở sản xuất nước đá Thái Bình khoảng 20m.

Chính quyền địa phương cũng đã mở rộng khu vực cảnh báo nguy hiểm lên 180m, thêm 12 hộ dân có khả năng bị ảnh hưởng. Tổng cộng đến thời điểm hiện nay, tại phường Bình Khánh có đến 27 hộ dân ở trong vùng sạt lở nguy hiểm.

Dự kiến ngày 28/5, UBND tỉnh An Giang sẽ lên phương án cụ thể để khắc phục vụ sạt lở nghiêm trọng nói trên.

Quốc Huy - D.Hải


Dau tu 40 ty dong xay bo ke 'cuu' mui Ca Mau

Dự án bờ kè đang khẩn trương thi công, dự kiến hoàn thành trong quý 3/2011, trước khi bước vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão.

Tuy nhiên, việc xây dựng bờ kè này chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng sạt lở mũi Cà Mau hiện nay.

Về lâu dài, tỉnh Cà Mau cần trưng cầu ý kiến của các nhà khoa học, các bộ, ngành chức năng trung ương về một mô hình dự án, vừa chống sạt lở mũi Cà Mau hữu hiệu, bền vững, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cho vùng mũi đất Cà Mau.

Trước đây cũng như hiện nay, mũi Cà Mau chịu áp lực, tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhưng chính quyền và người dân vẫn thiếu những biện pháp bảo vệ đồng bộ kịp thời để đối phó với hiện tượng thiên nhiên nhiều bất lợi đó.

Những căn nhà nghỉ mát phục vụ khách du lịch đứng trơ vơ trước biển như không còn điểm tựa, cầu thang của nó chạm vào mặt nước, du khách không còn lên xuống được. Thảm rừng phòng hộ nơi đây đã mất từ lâu, không còn bảo vệ được mũi đất, làm biến dạng mũi Cà Mau.

Theo các nhà khoa học, mũi Cà Mau là nơi tiếp giáp của 2 dòng hải lưu Bắc-Nam và Tây-Nam, với 2 chế độ thủy triều khác nhau là bán nhật triều và nhật triều, hình thành nên vùng bãi bồi rộng lớn nằm dọc bờ biển phía Tây-Nam tỉnh Cà Mau nhờ phù sa lắng đọng.

Chính vì vậy, mũi Cà Mau vốn có một khả năng lấn biển kỳ diệu mà người Cà Mau luôn tự hào về nơi ấy là "đất biết sinh và rừng biết đi," tạo nên nét đặc trưng độc đáo của mảnh đất thiêng nơi vùng cực Nam Tổ quốc./.

Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét