Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Nhung ly do phu huynh cuong truong Thuc nghiem

Con được phát huy sáng tạo, ít áp lực, khu vui chơi rộng, học phí "dễ thở"... là lý do khiến nhiều phụ huynh xô đẩy để mua hồ sơ vào PTCS Thực nghiệm. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Hà Nội lại e dè với "chương trình giáo dục chuyên biệt" này. Nói "giáo dục ở nhà trường là vô ích" e rằng quá... cực đoan. (Dân trí) - Là chủ nhân của một loạt giải thưởng, huy chương ở bộ môn Vật lý, cậu bạn Trần Tấn Hoàng Bảo (HS lớp 12 A3, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) vừa giành tấm Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á năm 2012.

Là một trong những phụ huynh tham gia màn "đạp đổ cổng trường" PTCS Thực nghiệm sáng 12/5, chị Thư tâm sự, đây là sự lựa chọn số 1 cho cô con gái thứ hai. Con gái lớn - bé Phương, cũng đang học lớp 3 tại PTCS Thực nghiệm (thuộc Bộ GD&ĐT).

"Tôi thấy con gái mình thật sự có tuổi thơ. Trong khi nhiều bạn bè tối về đánh vật với con, kèm cặp từng tý, thì tôi rất thảnh thơi. Trường không dạy thêm, trẻ có ít bài tập. Khi về nhà, bé có thời gian vui chơi, thi thoảng cháu tự học và mẹ chỉ phải nhắc nhở tư thế ngồi khoa học", chị Thư nói.

Theo chị Thư, chương trình học thực nghiệm có môn Toán là khác chương trình đại trà nhiều nhất. Em trai chị đang học đại học năm thứ ba khi xem sách vở của bé Phương phải "choáng" vì lớp 2 đã học giải phương trình. Vị phụ huynh đặc biệt thích cách dạy Văn của trường Thực nghiệm. Học sinh được thoải mái bày tỏ suy nghĩ và cô giáo sẽ chấm theo kiểu sửa câu đúng hay sai.

Nhiều phụ huynh cho biết PTCS Thực nghiệm đáp ứng những tiêu chí mà họ đặt ra: không gây áp lực cho trẻ, hợp túi tiền, môi trường trong lành. Ảnh: Hoàng Hà.

Ở trường Thực nghiệm, mỗi học kỳ, các bé đều có một buổi đi dã ngoại, tổ chức trung thu, lễ hội... Cuối học kỳ sẽ có hội chợ để các bé tự mua bán - trao đổi hàng hóa.

Có con sắp tốt nghiệp tiểu học của trường Thực nghiệm, chị Tú (phố Láng Hạ, quận Đống Đa) cho biết, chị đã đăng ký cho con học tiếp lớp 6 vì "trường dạy bé kiến thức căn bản và chú trọng kỹ năng sống". Sau 5 năm con gái học ở trường này, chị Tú nhận xét, giáo viên tập trung dạy trẻ cách tư duy thay vì nhồi nhét kiến thức. Nếu như chương trình đại trà dạy 1 + 1 = 2 thì ở trường Thực nghiệm dạy bản chất của phép cộng, bản chất của các số tự nhiên, dạy học sinh tư duy bản chất vấn đề trước, sau đó mới làm tính sau. Với cách dạy này, trẻ sẽ khó tiếp cận lúc đầu, nhưng khi học quen rồi thì làm các phép tính nhanh hơn.

Cũng như chị Thư, chị Tú rất hài lòng với cách dạy Văn ở trường Thực nghiệm. Trừ những quy định bắt buộc như có mở bài, thân bài, kết luận thì các cháu không phải làm theo khuôn phép. "Hồi lớp 3 đi họp phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm của con nói rằng đọc bài văn của bọn trẻ biết ngay bài nào có hướng dẫn của phụ huynh bài nào không. Bài có bố mẹ hướng dẫn cô đề nghị viết lại theo đúng cảm nhận lứa tuổi và cũng nhắc phụ huynh không can thiệp", chị Tú kể.

Theo bé Diệu Anh (lớp 5), tại lớp bé không phải học quá nhiều, lại hay được đi tham quan tìm hiểu di tích lịch sử. "Cháu thích nói chuyện với thầy hiệu trưởng vì thầy hay hỏi cháu "học hành thế nào, ăn uống có tốt không, rồi hỏi ngủ có đủ giấc không". Cô giáo coi chúng cháu như bạn và thường xưng hô bạn - tớ", Diệu Anh nói.

Bé Phương (lớp 3) chia sẻ, chỗ ngồi của học sinh được thay đổi thường xuyên, thế nên có thể thân thiện với nhiều bạn. "Mỗi bạn sẽ được làm lớp trưởng hoặc tổ trưởng một tuần theo hình thức quay vòng. Chúng cháu cũng sẽ phân chia lao động, chia cơm phục vụ lẫn nhau và dọn dẹp phòng học. Ai cũng cảm thấy vui vẻ", Phương nói.

Nếu như nhiều trường không có khuôn viên cho trẻ chơi thì ở trường Thực nghiệm, khuôn viên rộng rãi, lại rất nhiều sân chơi thể thao, hết giờ trẻ xếp cặp sách lại một góc rồi tung tăng chơi. "Nhiều lần đến đón con mình bở hơi tai đi tìm. Trường có sân sỏi đầy bóng mát, trẻ có thể hái lá chơi đồ hàng. Nếu không thỏa thuận trước với con thì rất mất thời gian đi tìm", chị Thư nói.

Không gian xung quanh trường cũng là điểm mà chị Tú rất ưng ý. Chị cho biết, khuôn viên trường rộng rãi, thoáng đãng và có vị trí cách biệt với nhà dân, hàng quán, tạo môi trường sư phạm tốt. Vấn đề ăn uống và sinh hoạt của trẻ tại trường cũng đảm bảo.

Với nhiều phụ huynh, PTCS Thực nghiệm còn hấp dẫn bởi học phí vừa phải. Chị Thư cho biết, con chị học lớp 3, mỗi tháng phải đóng gần 1 triệu đồng, phù hợp với thu nhập của gia đình. Chị Tú cũng rất ưng ý với khoản học phí phải đóng cho con gái lớp 5, dao động 800-900 nghìn đồng một tháng (gồm cả ăn bán trú).

Tuy nhiên, theo một số phụ huynh "điểm trừ" của trường Thực nghiệm là chưa chú trọng rèn luyện chữ viết nên các em viết khá xấu. Trẻ tự do viết theo các nét khác nhau bởi thầy cô chỉ chú tâm dạy cho trẻ tư tưởng, định hướng hơn là luyện chữ.

* Clip : Đạp đổ cổng trường Thực nghiệm để xin học

Trao đổi với VnExpress.net , Vụ trưởng Giáo dục tiểu học Lê Tiến Thành cho biết, mô hình đào tạo thực nghiệm được áp dụng ở Việt Nam hơn 30 năm và đã thành công. Mô hình này được Bộ GD&ĐT thông báo ứng dụng và nhân rộng trên cả nước. Hiện có 16 tỉnh, với hàng chục trường đang dạy theo mô hình này. "Tuy nhiên, do Sở GD&ĐT Hà Nội chưa đăng ký nên Bộ không thể ép buộc", Vụ trưởng Thành nói thêm.

Trả lời An ninh thủ đô , ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở cũng nhận được thắc mắc của nhiều phụ huynh về việc vì sao không mở rộng mô hình thực nghiệm cho học sinh Hà Nội. Theo lý giải của ông Thống, chương trình thực nghiệm đang trong thời gian triển khai thí điểm. Ngay các nhà quản lý hay giáo viên các trường khác ở Hà Nội cũng chưa nắm được nội dung chương trình đào tạo của trường Thực nghiệm.

"Tôi cũng muốn lưu ý, đây là chương trình giáo dục khá chuyên biệt nên khi phụ huynh cho con vào học trường này cần cân nhắc kỹ vì nếu không tiếp tục theo học ở đây, các cháu sẽ rất khó trong việc hòa nhập với các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội bởi nội dung kiến thức, phương pháp học tập khác nhau", ông Thống nói.

PTCS Thực nghiệm ở phố Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) trực thuộc Bộ GD&ĐT, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, tôn trọng tính sáng tạo, tự chủ của học sinh. Nhiều nhà khoa học tên tuổi từng học ở đây, trong đó có GS Ngô Bảo Châu.

Đêm 11 đến sáng 12/5, hàng trăm phụ huynh đã xếp hàng trước cổng trường, xô đổ cổng, chen lấn để mua đơn vào lớp 1 cho con.

Hoàng Thùy


Đấy là phát ngôn của ông Phó Đức Tùng, Tiến sĩ, Kiến trúc sư, từng học kinh tế, triết học tại Đức (không rõ Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Cộng hòa Liên bang Đức) trong bài phỏng vấn của VNN ngày 4/5/2012, nhân triển lãm tranh của cậu bé có tên Tuấn Kiệt, 9 tuổi, người "sợ đến trường như sợ bệnh".

Sự kiện một cậu bé 9 tuổi có tranh triển lãm, dù như vậy cũng là khá tài năng, nhưng không còn là chuyện lạ. Không lạ, vì xã hội ngày càng được chứng kiến nhiều "thần đồng" trên nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ bài viết không tiện kể ra.

Cũng như từ khi xã hội loài người biết đến trường học, không thiếu trẻ em như Kiệt, sợ đến trường như sợ...cọp.

Tại sao sợ? Trong khi "tự do, độc lập, có cơm ăn, áo mặc, được học hành" là khát vọng của nhân loại của nhiều thế kỷ đã qua, của thế kỷ 21 và nhiều thế kỷ tiếp nối nữa.

Có những "lối đi riêng"

"Nhà trường" mà ông Phó Đức Tùng đề cập là nhà trường nào? Nhà trường ở đâu? Số trẻ em tuổi tiểu học như bé Kiệt không thích (sợ) đến trường là bao nhiêu?

Trước câu chuyện này, liệu các nhà quản lí giáo dục, các nhà giáo dục, nhà sư phạm có nên "để tâm" đến không?

Nếu có nhiều học sinh bỏ học tại một trường, một vùng vào một thời điểm thì phải quan tâm ngay lập tức. Còn một vài em không thích học...thì quan tâm làm gì.

Tôi nhận được câu trả lời như thế từ một số thầy giáo mà tôi cho là rất tâm huyết với giáo dục. Họ còn nói thêm: Trong tất cả cái muốn của con người thì muốn học tập, muốn đến trường là cái muốn đáng trân trọng nhất, đáng yêu nhất. Các quốc gia phải tạo điều kiện cho mọi người thỏa mãn sự muốn ấy. Nếu ai không muốn, ai khước từ thì...chiều họ. Họ có lối đi riêng(?)

Vậy thì, cái chuyện cậu bé Kiệt sợ đến trường, quan tâm làm gì. Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là theo "sư phụ" của bé Kiệt: Giáo dục ở nhà trường là vô ích!

Vũ Tuấn Kiệt và các bức tranh do em vẽ

Rất có thể là vô ích với một số học trò quá thông minh, quá tuấn kiệt. Kiến thức ở nhà trường như một chiếc áo quá hẹp. Các cháu như Tuấn Kiệt, cần một (nhiều) cái áo rộng hơn(?).

Chúng ta cũng đã từng biết nhiều người học ít (khác với ít học), chỉ có bằng Tiểu học (thời Pháp thuộc gọi là Certificat), bằng PTCS (Diplome), hoặc cao lắm là PTTH (baccalaureat) nhưng đã có nhiều tác phẩm, nhiều công trình, nhiều đóng góp để đời.

Học ít, vì điều kiện không cho phép họ học nhiều, nhưng họ luôn tự học, tự nâng cao trình độ, nên nền tảng học vấn của họ rất cao. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều người Việt, trong thế kỷ 20, trên nhiều lĩnh vực để chứng minh cho điều nói ở trên.

Nói "giáo dục ở nhà trường là vô ích" e rằng quá... cực đoan.

Mong đến lớp như mong đến nơi... hò hẹn

Để nhà trường ít "vô ích" thì, những câu hỏi không mới của các nhà trường, của từng thầy (cô) trực tiếp đứng lớp là: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Dạy bằng(với) cái gì?

Để trả lời mấy câu hỏi rất cũ trên đòi hỏi rất nhiều công sức.

Lâu nay, ở nhiều cấp học, hình như chúng ta vẫn dạy những cái quá cũ, những cái xã hội không còn cần, những cái rất giáo điều. Ở bậc đại học, nhiều giáo trình "mọc râu" vẫn được dùng cho đến nay. Sinh viên ngủ trên lớp là điều không lạ. Nhiều kiến thức mới chưa kịp cập nhật. Nhiều kỹ năng cơ bản chưa được dạy....

Nghề dạy học cũng là một nghệ thuật. Tại các quốc gia phát triển các trường sư phạm, các cơ sở đào tạo giáo viên được coi là trường "nghệ thuật", nên ngay khi tuyển sinh (đầu vào) luôn có yêu cầu riêng (năng khiếu).

Dạy như thế nào để người học "mê", chỉ mong đến lớp như mong đến nơi hò hẹn...là nghệ thuật của ông thầy. "Không có trò dốt, chỉ có thầy dốt". Người viết bài không hoàn toàn đồng ý với nhận xét này. Vì thầy có giỏi đến đâu, nhà trường có uy tín đến đâu cũng chỉ đóng góp cho thành công của người học đến vài chục phần trăm. Các cụ dạy "không thầy đố mày làm nên", và các cụ cũng dạy "học một phải cố biết mười" là thế.

Dạy như thế nào để người học "mê", chỉ mong đến lớp như mong đến nơi... hò hẹn, là nghệ thuật của ông thầy. "Không có trò dốt, chỉ có thầy dốt". Người viết bài không hoàn toàn đồng ý với nhận xét này. Vì thầy có giỏi đến đâu, nhà trường có uy tín đến đâu cũng chỉ đóng góp cho thành công của người học đến vài chục phần trăm. Các cụ dạy "không thầy đố mày làm nên", và các cụ cũng dạy "học một phải cố biết mười" là thế.

Dạy học là một nghề trong hàng trăm nghề của xã hội hiện đại. Nghề nào cũng cao quí. Nghề dạy học còn đòi hỏi nhiều phẩm chất mà các thầy, cô phải trau dồi hàng ngày, và xã hội phải tạo điều kiện để họ phát huy. Đừng để cơm áo nhấn họ xuống sát đất.

Về phần mình, các thầy cô hãy luôn là ngọn lửa thắp sáng niềm tin cho thế hệ trẻ. Không chỉ trang bị cho người học kiến thức (kỹ năng cứng) mà rất cần những kỹ năng mềm (ngoài kiến thức). Người thầy không nên, và không chỉ là chim sơn ca, hay con vẹt. Người thầy còn cần là người phản biện xã hội.

Nghịch lý cần thay đổi

Với bảng đen, phấn trắng? Cái đó chưa bao giờ cũ. Tuy nhiên, ngày nay, nếu chỉ có bảng đen phấn trắng...thì e rằng chưa đủ.

Nhà trường cần hiện đại, trang thiết bị dạy học cần hiện đại. Để có được "hiện đại", vai trò của Nhà nước và xã hội vô cùng quan trọng. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất. Chẳng thế, từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định "Giáo dục là quốc sách". Nhưng đầu tư như thế nào, hình như vẫn còn là một bài toán...chưa có lời giải thích đáng.

Nhiều trang thiết bị hiện đại đưa về trường chỉ dừng lại...để trưng bày, làm mẫu hoặc đưa ra giới thiệu khi có khách thăm. Không đồng bộ, ít được sử dụng, và chờ... thanh lí.

Đầu tư dàn trải, lãng phí và cuối cùng, bảng đen phấn trắng vẫn có hiệu quả hơn là một nghịch lí mà tất cả những ai quan tâm đến giáo dục cần có nhiều tiếng nói.


Trần Tấn Hoàng Bảo - HS Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng vừa đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý 13 ở Ấn Độ

Tấm Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á là một thành tích đẹp tiếp theo trong bảng thành tích đáng khâm phục của Trần Tấn Hoàng Bảo: 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện. Riêng năm lớp 12, tổng kết trung bình môn đạt 9,1 điểm. Chủ nhân của một loạt giải thưởng, huy chương ở bộ môn Vật lý.

Cuộc chuyện trò với Bảo thú vị hơn với những kỷ niệm vui trong những ngày sang Ấn Độ dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 13. Bảo hài hước: "10 ngày ở Ấn, tụi em đứa nào cũng nhớ quê nhà từng bữa với mì tôm và nước mắm. Sang nước bạn, dự liệu trước việc có thể khó ăn các món ở Ấn do không hợp khẩu vị, tụi em đứa nào cũng "thủ" mì tôm. Mấy bát mì tôm tụm quanh một bát nước mắm, vừa ăn vừa nhớ quê nhà da diết. Rồi thì không đủ đũa, mà "lùng" siêu thị gần chỗ ở để mua đồ cũng không có. Vậy là ăn mì tôm với một chiếc đũa duy nhất. Người phục vụ phòng không biết vì sao mà tụi em cứ gọi nước sôi liên tục. Sau mới biết té ra là tụi em gọi nước sôi nhiều để chế mì tôm".

Bảo và gia đình trong ngày trở về Đà Nẵng.

Tự nhận mình là người "thích đủ thứ" vì "cứ học miết mà không biết tới cái chi thì cũng... dễ bị điên lắm chị à". Vài sở thích Bảo kể ra như đọc sách, nghe nhạc, chơi bóng đá ở trường với các bạn… Qua buổi nói chuyện cũng thấy em đọc nhiều sách trong các minh họa cho câu chuyện của mình. Bảo nói: "Sách chi em cũng đọc chứ không kén. Vì thật ra sách nào cũng có cái hay. Sẽ rất tốt nếu mình giống như cái máy lọc nước biết "gạn đục khơi trong" khi đọc sách". Có lẽ vậy mà "anh chàng chuyên lý lại sở hữu khá nhiều bài văn đạt điểm cao". Mẹ Bảo bật mí nhưng Bảo lại xin phép đừng công bố khi chúng tôi ngỏ ý chụp hình lại bài văn nói về sự giản dị và khiêm tốn đạt điểm 9 của Bảo với lời phê "bài viết khá sâu sắc…".

"Thích đủ thứ" như vậy, bí quyết học tốt của Bảo là tập trung. Một ngày, Bảo chỉ dành 2- 3 tiếng tự học ở nhà, không nhiều lắm, nhưng đó là những giờ tự học chất lượng. Và dù "thích đủ thứ" nhưng "thứ nào em cũng thích sơ sơ", chỉ có Vật lý là niềm đam mê mà Bảo coi như là "duyên nợ".

Hôm trở về Đà Nẵng từ Ấn Độ sau khi dự cuộc thi Olympic Vật lý châu Á, Bảo đã lên nhà thầy Việt thắp một nén nhang. Thầy vừa mất cách đây không lâu và là người thầy đầu tiên đã gieo tình yêu dành cho môn Vật lý ở cậu học trò vừa đoạt Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á. Bảo nói: "Em may mắn được học nhiều thầy giáo giỏi và tận tâm. Ngoài thầy Việt, em còn được học thầy Phúc, thầy Thủy… Gặp vấn đề khó trong khi học thì em hỏi thầy. Hoặc trao đổi với các đàn anh trong trường qua mạng và với bạn bè ở lớp. Càng học, em càng tìm thấy nhiều điều hay trong Vật lý".

Hiện chưa biết là sẽ theo học trường nào, nhưng định hướng lâu dài của Bảo là theo ngành Vật lý cơ bản. Cậu học trò chuyên Lý chia sẻ: "Dù có đạt Huy chương hay không thì em cũng đã định sẵn như vậy rồi. Thành tích đạt được tới đâu thì vui tới đấy. Em không bao giờ đặt ra mục tiêu mình phải đạt được Huy chương này ở kỳ thi này, đạt giải thưởng kia ở kỳ thi kia. Bởi thành tích cũng giống như "núi này cao còn có núi khác cao hơn". Em đoạt Huy chương Bạc thì có bạn đoạt Huy chương Vàng. Còn có bạn giỏi hơn em là đoạt Huy chương Bạc nhưng bạn ấy mới học lớp 11. Em chỉ tâm niệm học và theo Vật lý như là một "duyên nợ" mà em phải theo đuổi tới cùng trong khả năng của bản thân".

Khánh Hiền


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét