Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Trao giai cuoc thi viet thu quoc te UPU lan thu 41

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 tại Việt Nam đã khép lại với 39 giải thưởng gồm một giải Nhất, ba giải Nhì và 30 giải Khuyến khích. Đây là lần thứ hai sau 10 năm Hà Nội mới có học sinh đoạt giải quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU. Dàn sao "Bước nhảy hoàn vũ" 2012 đã cùng các em học sinh tham gia hoạt động trồng cây xanh bảo vệ môi trường. TTCT - Đó là lời kết trong bài viết của một nhóm cựu sinh viên từng tham gia phong trào sinh viên học sinh Huế - một trong hai trung tâm của phong trào đấu tranh đô thị miền Nam thời chống Mỹ (cùng với Sài Gòn) với hồi ức về giai đoạn 1971-1972 - cao điểm của phong trào.

Từ khóa liên quan

Động từ
  • thi viết
  • đoạt giải
Danh từ
  • bức thư
  • ban tổ chức
  • quốc tế
  • cuộc thi
  • giải khuyến khích
  • giải nhất
  • bưu chính
  • học sinh
Tổ chức
  • Bộ Thông tin và Truyền thông
  • UPU
  • Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
Địa danh thế giới
  • Hà Nội
Địa danh trong nước
  • Nhân Chính

Tin đọc nhiều

  • Trương Nam Thành "chăm sóc" Minh Hằng - aFamily 304 lượt đọc
  • Hơn 1,8 triệu hồ sơ đăng ký thi ĐH-CĐ 2012 - SGGP 119 lượt đọc
  • Trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 - VnMedia 77 lượt đọc
  • Video: PV Thứ trưởng Bộ GD-ĐT về tỷ lệ đăng ký ĐH-CĐ - VTV 76 lượt đọc
  • Hà Nội: Hơn 2.000 TNTN tiếp sức mùa thi tại các nhà... - Báo GTVT 65 lượt đọc
  • Có được chuyển ngành đăng ký dự thi khác? - Dân Trí 58 lượt đọc
  • Loạn… thi thử đại học - ANTĐ 34 lượt đọc
  • Thí sinh Bước nhảy hoàn vũ trồng cây vì môi trường - VOV Online 33 lượt đọc
  • Hơn 110 tỷ đồng xây Trường trung cấp nghề Quảng Trị - Nhân dân 32 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 - Báo Tin tức

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Tin liên quan thi viết bức thư ban tổ chức quốc tế

  • Trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU và Nét bút tri ân
  • Bức thư gửi VĐV khuyết tật giành giải nhất UPU 41
  • Chinhphu.vn - Hà Nội Mới - QĐND

Các bài mới

  • Thí sinh Bước nhảy hoàn vũ đi trồng cây tại Hà Nội - Báo TTVH
  • Đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2012 giảm 150.000 hồ sơ - Hà Nội Mới
  • Gần 650.000 hồ sơ đăng ký dự thi vào khối A - Dân Trí
  • Học sinh Việt Nam giành giải nhất lĩnh vực kỹ thuật - Hà Nội Mới
  • Càng khó khăn, càng nhiều giải pháp - Hà Nội Mới

Các bài khác

  • Trương Nam Thành "chăm sóc" Minh Hằng - aFamily
  • Hà Nội: Hơn 2.000 TNTN tiếp sức mùa thi tại các nhà ga, bến xe - Báo GTVT
  • Học sinh Việt thắng lớn tại ISEF 2012 - Giadinh.net
  • Hơn 110 tỷ đồng xây Trường trung cấp nghề Quảng Trị - Nhân dân
  • Học nghề lương 8 - 9 triệu là bình thường - iOne.net

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Xử Nữ (23/08-22/09)

Xử Nữ dường như đang có suy nghĩ hình như người ta giờ đây không còn quan tâm hỏi han bạn nhiều như trước. Hãy bớt buồn rầu nghĩ ngợi linh tinh đi nào chẳng qua đợt này bạn ý đang bận với một số việc riêng cần giải quyết ngay, xong việc thế nào cũng ý ới gọi bạn ngay mà.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

-

Lễ trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41 đã diễn ra vào sáng nay (19/5) tại chính ngôi trường có học sinh giành giải Nhất cuộc thi năm nay- em Nguyễn Đăng Quý Minh – học sinh lớp 10A9, trường THPT Nhân Chính, Hà Nội.

Các học sinh đoạt giải quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU 41 chụp ảnh lưu niệm cùng với Ban tổ chức. (Ảnh Văn Bảo)


Cuộc thi do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức hàng năm và năm nay là lần thứ 22 Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU được tổ chức ở Việt Nam. Cuộc thi do Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban Olympic Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong phối hợp tổ chức.

Năm nay, cuộc thi có chủ đề "Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói Thế vận hội (Olympic Games) có ý nghĩa gì đối với mình" và được phát động tại Việt Nam từ ngày 7/10/2011. Theo Ban tổ chức, đã có gần 1 triệu bức thư gửi về tham dự cuộc thi. Ban giám khảo đã chấm qua 4 vòng sơ khảo và lựa chọn được 50 bức thư lọt vào chung khảo, sau đó chọn ra 39 bài đoạt giải.

Qua xét chọn, Ban Tổ chức đã quyết định trao 39 giải cá nhân, gồm một giải Nhất, ba giải Nhì và 30 giải Khuyến khích, 9 giải tập thể và 3 giải thưởng phụ dành cho thí sinh nhỏ tuổi nhất, thí sinh người dân tộc thiểu số và thí sinh khuyết tật. Ban tổ chức cũng đã thống nhất danh sách 9 đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng bằng khen và 9 đơn vị sẽ được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn.

Tới dự buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT- TT – Nguyễn Bắc Son khẳng định rằng: "Cuộc thi viết thư UPU được tổ chức hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng. Mỗi cuộc thi là một chủ đề mang tính thời sự, nhân văn, là vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Qua đó, cuộc thi mang tính giáo dục sâu sắc, phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng, nhân cách con người mới cho thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là các cháu thiếu nhi của Đảng và nhà nước".

Tuy chủ đề năm nay được đánh giá là khá khó, mang tính xã hội cao đòi hòi nhiều kỹ năng và kiến thức xã hội sâu rộng nhưng bài dự thi không hề giảm so với trước, mà có phần nổi trội hơn và chất lượng khá đồng đều. Các em đã bám sát gợi ý của Ban Tổ chức để không bị lạc đề.

Hầu hết các em đã biết chọn cho mình những vận động viên, những nhân vật thể thao tiêu biểu, đặc sắc. Ban tổ chức cũng khá bất ngờ với nhiều lá thư sáng tạo được gửi tới Thần Apolo, lá cờ Olympic hay như có em hóa thân thành những chiếc giầy thể thao, chú chim, Thỏ và Rùa,...trong những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn để nói về môn điền kinh, môn nhảy xa,...với thông điệp kêu gọi bảo vệ môi trường và hòa bình trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ TT-TT - Nguyễn Bắc Son (bên phải) trao giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU 41 cho em Nguyễn Đăng Quý Minh (Ảnh Văn Bảo).


Năm nay, giải Nhất cuộc thi viết thư UPU 41 quốc gia đã thuộc về em Nguyễn Đăng Quý Minh – học sinh lớp 10A9 – Trường THPT Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Bức thư của em Nguyễn Đăng Quý Minh gửi cho vận động viên thiểu năng trí tuệ Nguyễn Hữu Kỳ Phong 18 tuổi, vận động viên Thừa Thiên Huế- giành được Huy chương vàng môn chạy 50m, với thành tích 10 giây 50 tại Thế vận hội Olympic Athens (Hy Lạp) năm 2011, được Ban giám khảo đánh giá cao.

Theo Ban tổ chức, bức thư viết rất chân thành, giản dị nhưng có nhiều ý tưởng độc đáo, câu văn giàu hình ảnh, gây xúc động với người đọc.

Minh cho rằng, cuộc thi viết thư quốc tế UPU đã giúp những bạn trẻ như em có cơ hội bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về các vấn đề xã hội mang tầm quốc tế. Qua bức thư này em muốn gửi thông điệp giống như ý nghĩa của Olympic. Đó là chiến thắng không phải là tất cả mà quan trọng là ta dám tham dự và vượt lên chính mình. Mỗi chúng ta cần có ý chí để phá vỡ giới hạn của bản thân, nỗ lực hơn nữa trong học tập để góp phần nhỏ bé giúp ích cho xã hội.

Trong cuộc thi năm nay, các tỉnh có số lượng bài dự thi cao vẫn là những địa phương đã có truyền thống nhiều năm tổ chức tốt như Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế,… nhưng điểm khác so với mọi năm là Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh luôn có học sinh đoạt giải Nhất, Nhì thì năm nay hai địa phương này chỉ đạt giải Ba và khuyến khích. Năm nay thành phố Hà Nội tiêu biểu nhất với 1 giải Nhất, 1 giải Ba và 10 giải khuyến khích, Hải Dương 2 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích.

Theo Ban Tổ chức, bức thư đoạt giải Nhất đã được Ban tổ chức gửi nguyên văn và kèm theo bản dịch tiếng Pháp cho văn phòng quốc tế liên minh Bưu chính Thế giới tại Bern, Thụy sỹ để tham dự cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41.

Mặt khác, tại Lễ trao giải UPU 41, Ban tổ chức cũng công bố cuộc thi viết thư quốc tế lần thứ 42(2013) với chủ đề "Viết một bức thư để nói vì sao nước quan trọng đối với cuộc sống" nhân kỷ niệm một thập niên hành động quốc tế - nước vì cuộc sống (2005-2015). Dự kiến, cuộc thi sẽ được phát động vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới 9/10/2012.


Tuệ Minh

Nằm trong chuỗi hoạt động bên lề của cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ , mặc cho thời tiết Hà Nội nắng nóng khắc nghiệt, Minh Hằng cùng các thí sinh đã nhiệt tình tham gia trồng cây xanh bảo vệ môi trường vào trưa nay (19/5).

Trong những bộ đồ năng động, Top 6 thí sinh: Minh Hằng, Phương Thanh, Minh Quân, Anh Thư, Trương Nam Thành Vân Trang sẵn sàng "đội" nắng cùng các em học sinh trồng cây. Chưa dừng lại ở đó, các nghệ sĩ cũng nhiệt tình giao lưu cùng học sinh tại trường THPT Lương Thế Vinh. Dù mồ hôi chảy dòng dòng, cảm giác không thể đứng lại giữa trời nắng nhưng không ai thấy mệt mỏi, mỗi nụ cười rạng rỡ như xua tan đi cái nắng giữa trưa Hà Nội.


Các thí sinh của "Bước nhảy hoàn vũ" hồ hởi tham gia hoạt động ngoài trời


Và nhận được sự chào đón nhiệt tình của các em học sinh


Minh Hằng rạng rỡ trước giờ "ra trận".

" Minh Hằng cảm thấy rất vui khi được tham gia một hoạt động ý nghĩa như này. Phải thừa nhận nắng nóng ở Hà Nội rất oi bức, khắc nghiệt hơn trong Sài Gòn nhưng điều đó không ảnh hưởng đến Hằng, Hằng vẫn thấy hạnh phúc khi cùng các thí sinh Bước nhảy hoàn vũ chung tay bảo vệ môi trường. Đặc biệt, khi đặt chân đến đây, Hằng không nghĩ lại nhận được nhiều tình cảm của các bạn học sinh như vậy. (cười) " - Minh Hằng xúc động chia sẻ.

Một số hình ảnh vừa diễn ra trưa nay:


Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng Minh Hằng vẫn cười rất tươi.


Trương Nam Thành tình tứ bên bạn nhảy


Minh Quân và Phương Thanh




Mồ hôi chảy dòng dòng như chị Chanh vẫn không quên tạo dáng.


Vân Trang




Anh Thư khoe eo thon giữa trưa nắng


Các nghệ sĩ bắt tay vào hoạt động


Mỗi một cây xanh như góp phần nhỏ vào bảo vệ môi trường

Vân Trang có vẻ rất chăm chỉ


Cùng lưu lại những khoảnh khắc khó quên ở Hà Nội


Trong khi đó, Minh Hằng luôn bị fan vây quanh.


Trương Nam Thành ga lăng lău mồ hôi cho Minh Hằng


Những giọt mồ hôi, sự mệt mỏi thấy rõ trên từng khuôn mặt của các nghệ sĩ.


Sau nhiều năm chờ đợi, tập hợp các công trình nghiên cứu, ghi chép của các nhà nghiên cứu, người trong cuộc, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước... một hội thảo quy mô lớn nhằm tái hiện tầm vóc và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của sinh viên - học sinh, trí thức, văn nghệ sĩ... tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 được tổ chức tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) trong hai ngày 17 và 18-5-2012.

TTCT trích đăng một vài tư liệu, hồi ức và nhận định.

Biểu tình rầm rộ trên đường phố Huế năm 1971- Ảnh tư liệu do Nguyễn Duy Hiền cung cấp

Vào đầu thập niên 1970, chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ đã bị phá sản. Tranh thủ tình thế đó, Tổng hội sinh viên (THSV) Huế đã đẩy phong trào đấu tranh đô thị thành cao trào, tạo sự bất ổn thường xuyên trong lòng địch, làm suy giảm thế chính trị của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, bóc trần dã tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ.

Giai đoạn này có ba sự kiện nổi bật: đại hội sinh viên học sinh miền Nam (kỳ III) tại Huế ngày 28-7-1971, cuộc "biểu tình thầm lặng" ngày 18-8-1971 và cuộc đấu tranh chống trò hề bầu cử "độc diễn" của Nguyễn Văn Thiệu tháng 10-1971. Trong đó, cuộc đấu tranh vào những ngày tháng 10-1972 là hình ảnh trẻ trung, hào hùng không thể nào quên.

"Bức tranh đầy màu sắc của phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên ở các đô thị miền Nam mang những đặc điểm đậm nét và rất độc đáo vào toàn cảnh chiến trường miền Nam, như một bộ phận không tách rời, góp phần làm nổi bật vai trò, vị trí của một trong ba vùng chiến lược (vùng nông thôn, vùng đô thị, vùng rừng núi) và ba mũi giáp công (chính trị, vũ trang, binh vận) theo đường lối của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước".

(Trích "Một số suy nghĩ về đặc điểm và tính chất phong trào thanh niên sinh viên học sinh các đô thị miền Nam thời chống Mỹ" - PHẠM CHÁNH TRỰC)

Để duy trì Nguyễn Văn Thiệu, Mỹ đã giúp Thiệu loại bỏ các đối thủ và bày ra cuộc bầu cử "độc diễn" để tiếp tục "hợp thức hóa" vai trò tổng thống của Thiệu. Âm mưu này hết sức nguy hiểm vì "Thiệu còn, chiến tranh còn" nên THSV Huế đã phát động cuộc đấu tranh cương quyết tẩy chay cuộc bầu cử bịp bợm này trước và sau ngày 3-10-1971.

"Bức tranh đầy màu sắc của phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên ở các đô thị miền Nam mang những đặc điểm đậm nét và rất độc đáo vào toàn cảnh chiến trường miền Nam, như một bộ phận không tách rời, góp phần làm nổi bật vai trò, vị trí của một trong ba vùng chiến lược (vùng nông thôn, vùng đô thị, vùng rừng núi) và ba mũi giáp công (chính trị, vũ trang, binh vận) theo đường lối của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước".

Cuối tháng 9 đầu tháng 10-1971, một "trạm chỉ huy" tạm thời của THSV Huế đã được thiết lập trên sân thượng Trường đại học Văn khoa, nhìn ra ngã tư đường Lê Lợi - Duy Tân (nay là Hùng Vương). Tại trạm chỉ huy có đặt một loa phát thanh lớn hướng về phía cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba. Một bộ phận thường trực 24/24 giờ, viết bài và cho phát thanh qua loa tăng âm các nội dung chống Mỹ - Thiệu, đặc biệt lên án gay gắt cuộc bầu cử dối trá của Nguyễn Văn Thiệu cho công chúng nghe, nhất là vào giờ tan sở, công chức, người lao động, sinh viên, học sinh... đi về rất đông.

Hoàng Thị Thọ (nữ sinh Trường Đồng Khánh) được phân công đọc bài trong các buổi phát thanh với giọng đọc y hệt giọng của phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam (Hà Nội). Vì vậy, trong các báo cáo trình chỉ huy, mật vụ cho rằng "sinh viên mở đài Việt cộng cho đồng bào nghe".

Ngày 1-10-1973, cả thành phố dậy sóng sau khi một biểu ngữ màu đỏ dài 50m mang dòng chữ "3/10 nhân dân Huế nhất định đập tan âm mưu của Mỹ duy trì Thiệu kéo dài chiến tranh" được căng lên trước bao lơn của Trường đại học Văn khoa Huế, nơi được chọn làm căn cứ chỉ huy cuộc đấu tranh. Cả một góc phố ở ngã tư Lê Lợi - Duy Tân đông nghịt đồng bào và học sinh, sinh viên. Nhiều cuộc biểu tình, mittinh trước và sau ngày 3-10-1971, do THSV tổ chức, chống bầu cử và phủ nhận kết quả bầu cử, nhất là sau khi Thiệu trơ trẽn tuyên bố "đắc cử", đã làm mọi sinh hoạt của thành phố gần như bị tê liệt.

Khi sự phẫn nộ của sinh viên, học sinh và đồng bào Huế lên cao trào, trước nguy cơ bị dư luận thế giới lên án trò hề bầu cử, chính quyền bấy giờ quyết định phản công phong trào đấu tranh bằng vũ lực. Họ cho cảnh sát dã chiến tấn công "căn cứ chỉ huy" cuộc đấu tranh ở sân thượng tiền sảnh Trường đại học Văn khoa bằng lựu đạn cay, vây bắt và truy đuổi các sinh viên, học sinh đang "trực chiến" ở đó, đồng thời đàn áp mạnh tay các cuộc biểu tình.

Trước tình thế nguy cấp đó, THSV phải cho dừng các hoạt động đấu tranh, Ban chấp hành THSV và các sinh viên, học sinh chủ chốt của phong trào tạm thời rút lui "lánh nạn" ở các chùa Linh Quang, Vạn Phước, Tường Vân và tu viện Thiên An. Anh em được các nhà sư và linh mục che giấu, nuôi ăn một thời gian ngắn. Các lực lượng khác cũng tạm thời "án binh bất động" để tránh tổn thất về con người cho phong trào.

Khẩu hiệu chống Mỹ, chống bầu cử độc diễn của Nguyễn Văn Thiệu trên tường Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học Huế (nay là khách sạn Morin) - Ảnh tư liệu

Tuy cuộc đấu tranh chống bầu cử độc diễn của Nguyễn Văn Thiệu bị dập tắt nhưng đã góp phần không nhỏ làm cho đông đảo cử tri tỉnh Thừa Thiên tỏ thái độ tẩy chay cuộc bầu cử. Mặt khác, đối với dư luận tiến bộ và các phong trào phản chiến trên thế giới lúc đó càng nhận diện rõ hơn thái độ ngoan cố của đế quốc Mỹ và tư cách hèn mạt của Nguyễn Văn Thiệu trong âm mưu kéo dài chiến tranh Việt Nam.

"...Chỉ có văn nghệ học sinh, sinh viên các đô thị mới biểu trưng nổi cho một khí thế chưa từng xảy ra ở các đô thị bị chiếm, văn nghệ được nâng thành một phong trào hẳn hoi cho quần chúng trẻ tuổi, một phong trào mang sức nặng và trang bị độ sắc nhọn đủ tự thân là phong trào cách mạng, một hình thái chiến đấu, một lực lượng đông đúc, rất khó tìm "đối tác" với phong trào văn nghệ học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam thời đánh Mỹ ở các quốc gia bị chiếm đóng...

Văn nghệ học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam thời chống Mỹ là một mắt xích trong tổng thể nền văn nghệ dân tộc Việt Nam. Nó xứng đáng ở vị trí ấy bởi vì nó đã chứng minh và nâng cao tâm hồn Việt Nam trong một giai đoạn, bởi nó thừa kế tinh anh của những người đi trước, của chiều dày văn hóa của tổ tiên và trên tất cả, bởi nó là Việt Nam, là hơi thở của lớp trẻ Việt Nam... Nó là lịch sử. Do là lịch sử, nó có sức sống riêng. Một thời và mãi mãi...".

(Một thời và mãi mãi - TRẦN BẠCH ĐẰNG. Trích cuốn sách Tiếng hát những người đi tới do báo Thanh Niên - báo Tuổi Trẻ - NXB Trẻ hợp tác xuất bản năm 1993)

Nhóm Tìm hiểu văn sử - một tổ chức công khai, mang tính học thuật - đã tìm nhiều cách khai thác các đề tài về lịch sử và văn học để quảng bá tinh thần yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm, động viên giới trí thức hướng đến lý tưởng bảo vệ độc lập dân tộc, hưởng ứng công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam Việt Nam. Một cuộc triển lãm, một buổi diễn thuyết và phát hành tập san kỷ niệm 48 năm húy nhật nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã mở đầu cho hoạt động của nhóm.

Anh chị em đã sưu tầm trên 100 ảnh và thư với chủ đề Phan Chu Trinh, trong đó giới thiệu hai bộ ảnh Bộ ảnh thứ nhất Tình cảnh nô lệ của đất nước thời kỳ Phan Chu Trinh thể hiện hình ảnh đói khổ của nhân dân, cảnh sĩ phu Cần Vương, Văn Thân mang gông cùm, bị hành quyết, cảnh nô lệ tủi nhục với những dòng ghi chú kích động, nói nửa xưa nửa nay. Bộ ảnh thứ hai là cảnh các tầng lớp nhân dân biểu tình trong lễ tang, lễ truy điệu Phan Chu Trinh, gợi lên sức mạnh của quần chúng xuống đường với biểu ngữ chống thực dân, với rừng người trùng điệp.

Đặc biệt là Trần Viết Ngạc đã sưu tầm được bức thư của Nguyễn Tất Thành gửi Phan Chu Trinh được lưu giữ tại gia đình cụ Phan ở Đà Nẵng. Thư được phóng lớn, treo ở vị trí trang trọng với lời chú thích công khai "Thư của Nguyễn Tất Thành gởi Phan Chu Trinh". Điều thú vị là cảnh sát Sài Gòn vẫn không phát hiện Nguyễn Tất Thành là Bác Hồ. Ngược lại, trí thức và sinh viên, học sinh Huế đã được rỉ tai đến Trung tâm văn hóa Liễu Quán để xem bút tích của Bác Hồ thời còn trẻ.

Tác dụng của việc triển lãm bức thư Bác Hồ gửi Phan Chu Trinh đã góp phần giải tỏa một quan điểm được gieo rắc nhiều năm ở miền Nam là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh là những nhà cách mạng quốc gia, Hồ Chí Minh là cộng sản, hai thế lực đối lập như nước và lửa.

(trích tham luận của ông NGUYỄN XUÂN HOA, nguyên phó bí thư Ban cán sự Giáo chức và trí thức giải phóng Huế)

"...Chỉ có văn nghệ học sinh, sinh viên các đô thị mới biểu trưng nổi cho một khí thế chưa từng xảy ra ở các đô thị bị chiếm, văn nghệ được nâng thành một phong trào hẳn hoi cho quần chúng trẻ tuổi, một phong trào mang sức nặng và trang bị độ sắc nhọn đủ tự thân là phong trào cách mạng, một hình thái chiến đấu, một lực lượng đông đúc, rất khó tìm "đối tác" với phong trào văn nghệ học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam thời đánh Mỹ ở các quốc gia bị chiếm đóng...

Văn nghệ học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam thời chống Mỹ là một mắt xích trong tổng thể nền văn nghệ dân tộc Việt Nam. Nó xứng đáng ở vị trí ấy bởi vì nó đã chứng minh và nâng cao tâm hồn Việt Nam trong một giai đoạn, bởi nó thừa kế tinh anh của những người đi trước, của chiều dày văn hóa của tổ tiên và trên tất cả, bởi nó là Việt Nam, là hơi thở của lớp trẻ Việt Nam... Nó là lịch sử. Do là lịch sử, nó có sức sống riêng. Một thời và mãi mãi...".

Nhóm Tìm hiểu văn sử - một tổ chức công khai, mang tính học thuật - đã tìm nhiều cách khai thác các đề tài về lịch sử và văn học để quảng bá tinh thần yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm, động viên giới trí thức hướng đến lý tưởng bảo vệ độc lập dân tộc, hưởng ứng công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam Việt Nam. Một cuộc triển lãm, một buổi diễn thuyết và phát hành tập san kỷ niệm 48 năm húy nhật nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã mở đầu cho hoạt động của nhóm.

Anh chị em đã sưu tầm trên 100 ảnh và thư với chủ đề Phan Chu Trinh, trong đó giới thiệu hai bộ ảnh Bộ ảnh thứ nhất Tình cảnh nô lệ của đất nước thời kỳ Phan Chu Trinh thể hiện hình ảnh đói khổ của nhân dân, cảnh sĩ phu Cần Vương, Văn Thân mang gông cùm, bị hành quyết, cảnh nô lệ tủi nhục với những dòng ghi chú kích động, nói nửa xưa nửa nay. Bộ ảnh thứ hai là cảnh các tầng lớp nhân dân biểu tình trong lễ tang, lễ truy điệu Phan Chu Trinh, gợi lên sức mạnh của quần chúng xuống đường với biểu ngữ chống thực dân, với rừng người trùng điệp.

Đặc biệt là Trần Viết Ngạc đã sưu tầm được bức thư của Nguyễn Tất Thành gửi Phan Chu Trinh được lưu giữ tại gia đình cụ Phan ở Đà Nẵng. Thư được phóng lớn, treo ở vị trí trang trọng với lời chú thích công khai "Thư của Nguyễn Tất Thành gởi Phan Chu Trinh". Điều thú vị là cảnh sát Sài Gòn vẫn không phát hiện Nguyễn Tất Thành là Bác Hồ. Ngược lại, trí thức và sinh viên, học sinh Huế đã được rỉ tai đến Trung tâm văn hóa Liễu Quán để xem bút tích của Bác Hồ thời còn trẻ.

Tác dụng của việc triển lãm bức thư Bác Hồ gửi Phan Chu Trinh đã góp phần giải tỏa một quan điểm được gieo rắc nhiều năm ở miền Nam là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh là những nhà cách mạng quốc gia, Hồ Chí Minh là cộng sản, hai thế lực đối lập như nước và lửa.

__________

(*) Tựa do tòa soạn đặt.

__________

Đó là cuộc họp mặt vẻn vẹn trong 24 giờ nhưng đã tạo nên tiếng vang lớn của sinh viên Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhiều nước khác tại Sài Gòn tháng 7-1970.

Phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn đấu tranh chống Mỹ - Diệm - Ảnh tư liệu

Những vụ bắt bớ, tra tấn sinh viên để buộc tội của cảnh sát và phong trào tuyệt thực, bãi khóa, biểu tình của nhiều trường đòi trả tự do cho học sinh, sinh viên bị bắt nổ ra rộng khắp ở Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Lạt, Vạn Hạnh... kéo dài hơn ba tháng (tháng 3 đến tháng 6-1970) tác động mạnh mẽ đến trí thức sinh viên Việt kiều, trí thức sinh viên các nước trên thế giới, trong đó có trí thức sinh viên Mỹ. Chủ tịch Tổng hội sinh viên (THSV) Hoa Kỳ và các nước New Zealand, Hà Lan, Bỉ đã quyết định bí mật đến Sài Gòn bằng đường du lịch.

Sáng sớm 10-7-1970, cô Vũ Thị Dung - ủy viên liên lạc của Ủy ban liên lạc hải ngoại của THSV Sài Gòn - báo tin có phái đoàn sinh viên quốc tế đến Sài Gòn, đang ở khách sạn Continental. Lập tức phái đoàn THSV Sài Gòn gồm Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Hoàng Trúc, Phan Công Trinh... đến gặp và họp bàn ngay về chương trình làm việc. Hai bên thống nhất kế hoạch: tối hôm đó tổ chức ngay hội thảo với chủ đề "Sinh viên thế giới và hòa bình Việt Nam" tại chùa Ấn Quang, sáng hôm sau mở Đại hội sinh viên thế giới kỳ I tại Đại học Nông lâm súc, sau đó tuần hành đến tòa Đại sứ Mỹ trên đường Thống Nhất, trao tuyên bố chung của đại hội.

Đêm hội thảo tại chùa Ấn Quang quy tụ hàng ngàn sinh viên, học sinh và đồng bào đầy kín hội trường. Nhiều đại biểu bạn và Việt Nam lên diễn đàn phản đối chiến tranh, đòi hòa bình tức khắc, đả đảo Nixon, đòi Thiệu từ chức, hòa giải hòa hợp dân tộc. Đại diện sinh viên Mỹ đốt thẻ trưng binh và đại diện sinh viên, học sinh Việt Nam trao tặng một cây tầm vông vạt nhọn sơn hai màu xanh đỏ (màu cờ giải phóng).

Trong hội trường có nhiều đại biểu Phật giáo, Thiên Chúa giáo, các trí thức, sinh viên học sinh, các ba má phong trào. Đặc biệt, một trong ba bà cụ ngoài 80 tuổi từng đi đầu trong các cuộc biểu tình là cụ Diệu Nhàn, đại diện các bà mẹ Việt Nam lên diễn đàn phát biểu đòi Mỹ rút quân, đòi Thiệu từ chức khiến đoàn sinh viên và trí thức nước ngoài rất xúc động. Phái đoàn sinh viên Hoa Kỳ rời đại hội giữa những tràng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Sáng hôm sau, ngày 11-7-1970, lúc 7g, hàng ngàn sinh viên học sinh, tôn giáo, trí thức, đồng bào, các ba má phong trào sinh viên, học sinh đã có mặt trong và ngoài hội trường Đại học Nông lâm súc. Trên bàn chủ tọa Đại hội sinh viên thế giới kỳ I, về phía quốc tế có Charles Palmer - chủ tịch THSV Hoa Kỳ và các chủ tịch THSV Úc, New Zealand, Hà Lan và GS George Wald (ĐH Harvard, Nobel y khoa vật lý năm 1967).

Phía Việt Nam có Nguyễn Văn Quỳ - cựu chủ tịch THSV Sài Gòn, Huỳnh Tấn Mẫm - chủ tịch THSV Sài Gòn, Nguyễn Hoàng Trúc - phó tổng thư ký THSV Sài Gòn, Hạ Đình Nguyên - chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động sinh viên, học sinh miền Nam, Lê Văn Nuôi - chủ tịch Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn. Chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm đọc diễn văn khai mạc, sau đó đại diện sinh viên Mỹ, Úc, New Zealand, Hà Lan lần lượt lên phát biểu. Tất cả đều nhất trí đòi hòa bình tức khắc, quân đội Mỹ và đồng minh của Mỹ phải rút ngay ra khỏi miền Nam Việt Nam, đòi Nixon không ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu.

Vừa chấm dứt phần phát biểu ngắn gọn, cả hội trường hô to vang dội các khẩu hiệu: Hòa bình ngay bây giờ (Peace now), Quân đội Mỹ cút về nước (US go home), Đả đảo Nixon! (Down with Nixon), Đả đảo Bunker (Down with Bunker). Sau đó, họ đồng thanh hát bài Dậy mà đi rồi cùng nhau rầm rập xuống đường.

Hơn 5.000 người xuống đường vừa hát vừa hô to khẩu hiệu với khí thế mạnh mẽ chưa từng có. Vừa ra khỏi trường, đoàn biểu tình chia làm hai cánh. Cánh thứ nhất rẽ phải đi về phía ngã tư đường Cường Để (nay là Đinh Tiên Hoàng) - Thống Nhất (bây giờ là Lê Duẩn), mang theo một quan tài màu đỏ (với ý nghĩa là người Việt Nam chết vì chiến tranh) do hai sinh viên Úc và New Zealand khiêng, trên đó có ghi dòng chữ "Căm hờn lại giục căm hờn. Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu!".

Hai chủ tịch sinh viên Hoa Kỳ và Việt Nam đi bên cạnh chiếc quan tài, cầm bản tuyên bố chung dự định đến trao cho đại sứ Mỹ Bunker. Cánh thứ hai đi về phía ngã tư Cường Để - Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Cánh thứ nhất khi tới bên hông Trường ĐH Dược và cánh thứ hai qua khỏi ngã tư vào đường Hồng Thập Tự thì cảnh sát dã chiến Sài Gòn đàn áp thẳng tay. Họ bắn thẳng vào đoàn sinh viên, học sinh đủ loại phi tiễn, lựu đạn cay, lựu đạn ói mửa, xịt vòi rồng nước bẩn và dùng máy bay trực thăng bắn lựu đạn lửa gây phỏng cho nhiều người.

Không lâu sau đó, cảnh sát tấn công vào Trường Dược và Trường Nông lâm súc bắt hết các đại diện sinh viên và trí thức nước ngoài khác cùng với Charles Palmer và trục xuất về nước ngay chiều hôm đó. Họ bị buộc rời Việt Nam, nhưng vẫn mang được về nước cây tầm vông vạt nhọn sơn màu cờ giải phóng...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét