Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Hoc sinh lop 5 giai duoc toan lop 9

(Dân trí) - Em Nguyễn Đức Bảo (lớp 5C, Trường Tiểu học Thanh Lâm (Thanh Chương, Nghệ An) thích làm toán từ khi học mẫu giáo bé. Chỉ bằng tự học, cậu bé này đã giải đến toán lớp 9. Một điều thú vị là em cũng rất thích làm thơ. SGTT.VN - "Tụi trẻ dạo này thích lắm thứ nhí nhố và làm nhiều trò vô bổ. Báo chí ngày nào cũng nhan nhản những tin sốc mắt lẫn sốc cả não". Cái điệp khúc trên của chị đồng nghiệp sau mỗi lần lướt web điểm tin buổi sáng luôn luôn vang vang bên tai tôi. TPO – Tối 26-4, trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng (TPHCM) đã tổ chức buổi khai giảng chương trình Cử nhân Việt Nam học cho 24 học viên Campuchia thuộc tổ chức Nụ Cười Trẻ Thơ (PSE).

Em Nguyễn Đức Bảo thích học Toán và làm thơ.

Mê toán từ khi 4 tuổi

Tìm về xã Thanh Lâm (Thanh Chương, Nghệ An) hỏi thăm đường vào nhà bé Nguyễn Đức Bảo, nhiều người dân nhiệt tỉnh chỉ cho chúng tôi, không quên "đế" thêm: "Thằng Bảo giải toán giỏi ấy à? Nó mới học lớp 5 mà giải được cả toán lớp 9 rồi đó". Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến nhà bé Bảo ở xóm Minh Sơn. Chuẩn bị cho cuộc giao lưu toán tuổi thơ toàn quốc nên Bảo đang được bố mẹ cho về nhà ngoại ở bên kia sông "xả hơi". Anh Nguyễn Thanh Tùng - bố của Bảo không giấu được niềm tự hào về cậu con trai của mình: "Người ta đồn là Bảo có thể giải toán 12 nhưng thực tế, cháu nó mới bắt đầu giải đến toán lớp 9 thôi. Tất cả là do cháu nó tự học, tự giải".

Ông Nguyễn Văn Lợng (69 tuổi, ông nội của Bảo) là người đầu tiên phát hiện ra sở thích và khả năng làm toán của cậu cháu đích tôn. Hồi Bảo 4 tuổi, tại lớp mẫu giáo nhỡ, trong khi các bạn đều mải chơi và quan tâm đến các bài múa hát thì em lại dành sự chú ý đặc biệt cho những con số. Bé rất thích tập đếm và làm các phép tính cộng trừ. "Ngày đi học, tối về hai ông cháu ngủ với nhau, hắn cứ bắt tui phải đưa ra các phép tính để giải đáp. Các phép cộng trừ trong phạm vi 10 hầu như hắn tính đúng hết", ông Lợng cho biết.

Thấy con thích học toán và có năng khiếu về môn học này, anh Tùng mua sách toán lớp 2 về cho cậu con trai 4 tuổi của mình làm toán. Cứ làm hết sách toán lớp này anh lại mua sách toán lớp cao hơn cho con luyện. Anh Tùng cho hay: "Tôi vốn là giáo viên dạy toán nhưng quan điểm của tôi là cứ để cháu phát triển tự nhiên, xem khả năng của cháu tới đâu chứ không tham gia vào việc dạy học hay ép cháu phải học toán. Thỉnh thoảng, gặp bài nào khó quá, cháu nhờ giúp đỡ, tôi mới hướng dẫn thôi".


Bằng tự học, cậu bé lớp 5 này đã giải đến toán lớp 9.

Tầm 5h rưỡi, Bảo được mẹ đưa về. Để kiểm tra khả năng làm toán của bé, chúng tôi đưa quyển sách toán lớp 8 để Bảo trực tiếp làm bài tập. Cậu bé có đôi mắt to tròn thông mình, làn da ngăm đen nhưng nụ cười rạng rỡ "mặc cả": "Giải toán lớp 9 được không cô?". Sau khi chọn một bài tập bất kỳ trong cuốn sách giáo khoa lớp 8 và đề nghị Bảo giải, chỉ mất hơn 5 phút, cậu chàng đã xách vở đến bàn của bố để nhờ kiểm tra lại. "Giờ cháu tự giải được toán lớp 9, nhưng cũng mới học đến phần đầu thôi. Còn toán lớp 8 cháu giải xong rồi. Cháu thích học hình hơn là đại số vì hình thú vị hơn", Bảo tâm sự.

"So với các bạn cùng lớp thì cháu cũng có chút khả năng về toán học nhưng nếu cứ để cháu tự học thì tôi nghĩ cháu khó có thể phát huy hết khả năng của mình mà gửi cháu theo học các lớp năng khiếu thì gia đình lại không có điều kiện", anh Hùng cho biết.

Để dành thời gian học và giải toán lớp trên, tất cả các bài tập về nhà đều được cậu bé này "giải quyết" ở lớp, lúc nào làm xong mới ra về. "Bố mẹ mua sách cho, cháu tự đọc lý thuyết rồi áp dụng vào bài giải. Cũng có khi cháu thấy cách giải hướng dẫn trong sách giáo khoa không phải là cách tốt nhất nên cháu tự giải theo cách của mình. Thường thì hầu như cháu giải được tất cả các bài tập, thỉnh thoảng gặp bài nào khó quá cháu mới nhờ bố thôi. Cháu thích sau này được trở thành một nhà toán học. Cháu hâm mộ chú Ngô Bảo Châu và mong muốn sẽ trở thành một nhà toán học như chú ấy", Bảo say sưa tâm sự về ước mơ của mình.

Cậu bé này vừa đạt giải nhất kỳ thi giải toán qua mạng Internet dành cho khối học sinh lớp 5 toàn tỉnh Nghệ An và đang tập trung ôn luyện để tham dự kỳ thi toàn quốc sẽ được tổ chức vào đầu tháng 5 tới. "Cháu hy vọng là sẽ giảnh được giải cao và sẽ có cơ hội được gặp chú Ngô Bảo Châu".

Thích sáng tác thơ

Không chỉ có năng khiếu về toán học, Nguyễn Đức Bảo còn học giỏi môn tiếng Anh, làm văn và biết làm thơ. Cuốn vở làm văn của cậu bé này đầy ắp những điểm 9, điểm 10. Quả thật đọc những bài làm văn của Bảo, chúng tôi thấy khó để tin rằng đây là những dòng viết của một cậu học trò 10 tuổi. Những dòng chữ được viết ngay ngắn, tròn trịa. Mỗi bài văn là một cách nhìn rất "người lớn" về những thứ đang diễn ra xung quanh Bảo.


Chỉ có những bài toán nào quá khó, Bảo mới nhờ đến sự giúp đỡ của bố.

Và bất ngờ hơn khi chúng tôi được đọc những bài thơ do cậu học trò thích học toán này sáng tác. Ở những bài thơ, có cái gì đó như là tự sự, là nỗi lòng của một người biết quan sát và cảm nhận cuộc sống quanh mình. " Anh đi rồi/ Mắt mẹ buồn rười rượi/ Môi đỏ nhạt tím dần/ Người gầy vì lo/ Anh đi rồi/ Lòng mẹ đau nhói/ Thương anh vụng về/ Đỗ nhặt rồi lại rơi. .. (Trích bài thơ Anh đi rồi ). "Cháu viết về một anh bộ đội chiến đấu xa nhà và được về thăm mẹ, sau đó ai lại vào chiến trường, mình mẹ ở nhà", Bảo lý giải.

Cảnh ngày Tết trong thơ của Bảo cũng hết sức thân thuộc, gần gũi: "Những cánh hoa đào mang hương/ Ủ đầy những ngôi nhà đang độ Tết/… Nhìn ra chợ Tết rộn ràng/ Lòng tôi lại thấy mơ màng ngày xưa/ Bao nhiêu em bé, em thơ/ Ngồi sau xe đạp lơ thơ mơ màng/ Trông vào những ngôi nhà nhỏ/ Nơi những người dân thụt lò nấu bánh…"( Trích Cảnh ngày Tết )

"Hồi trước cháu cũng thích làm thơ, nhiều người đọc thơ cháu cứ bảo là cháu lấy của ai đó nhưng không phải. Cháu làm cả đấy, không phải cháu viết về mình mà cháu đặt mình vào người khác để viết. Nhưng mà lâu rồi cháu cũng không hay làm thơ nữa", Bảo cho biết thêm.

Nói về cậu học trò đặc biệt của mình, thầy Nguyễn Văn Quân - Chủ nhiệm lớp 5C, Trường Tiểu học Thanh Lâm (Thanh Chương) cho biết: "Em Nguyễn Đức Bảo đặc biệt có khă năng về môn toán, khả tính nhẩm và trí nhớ tốt, có tinh thần tự học cao, thích tìm tòi khám phá. Nói chung em học đều ở các môn nhưng đặc biệt nổi trội về môn Toán. Tôi nghĩ nếu được bồi dưỡng một cách bài bản thì em có thể tiến xa hơn".

Hoàng Lam


Nhóm Hướng nghiệp miền Tây đang hướng dẫn các em học sinh ở Tịnh Biên, An Giang về định hướng nghề nghiệp.

Nhưng có thật người trẻ chúng tôi chỉ toàn làm những trò nhí nhố, vô bổ?

Hiện chưa có thống kê chính xác về số lượng các nhóm thiện nguyện hoạt động chính thức hoặc tự phát. Tuy nhiên, nếu thử vào Google và tìm từ khóa "Nhóm tình nguyện TP.HCM" sẽ nhận về con số 3.880.000 kết quả chỉ trong 0,29 giây. Trong năm 2011 và đầu năm 2012, có hai cuộc triển lãm Vì môi trường xanh ở công viên Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) và công viên Lê Thị Riêng (quận 10), mỗi cuộc triển lãm đều tập trung hàng chục nhóm tình nguyện tham gia giới thiệu về mình.

Quy mô lớn có thể nhắc tới những câu lạc bộ tình nguyện của các cơ quan báo đài hoặc đoàn thể với số lượng tình nguyện viên có thể từ vài trăm đến vài ngàn bạn trẻ. Quy mô nhỏ hơn có thể kể đến những nhóm tình nguyện của các trường đại học, cao đẳng, hoặc của những cá nhân thành lập với tâm nguyện riêng. Đó cũng có thể là nhóm sinh viên đồng hương hoặc đơn giản chỉ là tập hợp những nhóm bạn thường gặp nhau trên các diễn đàn... Còn nội dung hoạt động chủ yếu nhắm đến con người, mà đối tượng thường là trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em khuyết tật, những bệnh nhi của các căn bệnh hiểm nghèo; học sinh các vùng quê đang loay hoay tìm định hướng nghề nghiệp; những người già, neo đơn, người nghèo… và cả việc bảo vệ là thiên nhiên và văn hóa. Rất nhiều tình nguyện viên mà tôi biết tham gia công tác thiện nguyện trước hết vì tính nhân ái của công việc, và còn vì họ thấy phù hợp với khả năng đóng góp của mình. Tôi vẫn nhớ đến nhiều bạn đến từ những tỉnh xa và khó nghèo như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Các bạn vào Sài Gòn ở nhà trọ để học đại học, phải vừa bươn chải làm thêm, vừa căng thẳng với bài vở ở trường, vừa mệt mỏi với cơm – áo – gạo – tiền nhưng hàng tuần các bạn ấy vẫn đến chơi với các bệnh nhi; chưa một lần cân đo, đong đếm những gì cho đi. Các bạn vẫn luôn tự hào về kho báu quý giá mà các bạn nhận về – đó là tinh thần dũng cảm của các bệnh nhi ung thư, là những nụ cười vượt lên mọi đau đớn của các em và gia đình.

Cũng có lần, tôi thử trải nghiệm việc vượt qua những cung đường thật khó khăn để cùng một nhóm tình nguyện đi đến các vùng xa vùng sâu… chỉ để tặng người dân nghèo những cuốn sách, những bộ quần áo, những thùng mì. Dù quà tặng đơn sơ, với những tiết mục văn nghệ tự biên tự diễn nhưng chúng tôi được nhận lại về chính là nét mặt rạng ngời của những đứa trẻ và những người dân lam lũ nơi đó. Lấp lánh trong những nét mặt đó, tôi đọc thấy một niềm tin vào cuộc sống, vào tình người.

Và còn nhiều nữa những hành động cụ thể, những tình cảm chân thành… mà chúng tôi đã trao đi, đã chia sẻ. Chúng tôi không chọn cách sống mòn mà chọn một cách sống có định hướng mà chúng tôi nghĩ phù hợp nhất là đến với các hoạt động thiện nguyện để chia sẻ bất hạnh, nỗi đau cùng đồng loại, vì một môi trường sống xanh cho tất cả mọi người... Điều này là có thật, và hãy tin chúng tôi, những người trẻ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tại TP.HCM hiện có khoảng trên mười nhóm tình nguyện đang duy trì hoạt động thường xuyên, có thể kể tên như: Ngàn hạc giấy, Những ước mơ xanh, 350.Org, Mùa hè xanh, câu lạc bộ Môi trường xanh, Thế hệ xanh, Lửa yêu thương, Be Change Agents Miền Nam (BCA), Hướng nghiệp miền Tây, Đom đóm, Sức trẻ, Nụ cười của Ben (BSC)... bên cạnh các câu lạc bộ tình nguyện (hoặc câu lạc bộ công tác xã hội) trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại các trường đại học. Thành viên các nhóm tình nguyện đa số là sinh viên đang theo học các trường đại học hoặc mới đi làm, tuổi đời trên dưới 20 cho đến gần 30. Quỹ hoạt động của các nhóm phần lớn do các tình nguyện viên đóng góp và chia sẻ với nhau, cũng có khi được hình thành từ việc bán những sản phẩm sáng tạo của các thành viên trong nhóm.

24 học viên Campuchia nhận quà từ nhà trường.

Chương trình nằm trong khuôn khổ cam kết đào tạo của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng dành cho các sinh viên quốc tế theo học ngành Việt Nam học bắt đầu từ tháng 4 -2012 – 12-2015.

Ngoài các môn học chính các học viên còn được học về phong tục tập quán, con người, lịch sử, địa lý, văn hóa đặc biệt các học viên còn được học lớp võ thuật cổ truyền Việt Nam (Việt Võ Đạo) do nhà trường tổ chức…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét