Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Uoc mo cua cong nhan ngoai tinh

(HNM) - TP Hồ Chí Minh hiện có 13 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), với khoảng 300 nghìn lao động đang làm việc, khoảng 70% trong số đó đến từ các địa phương khác. Sự gia tăng đột biến lực lượng lao động đã kéo theo nhu cầu chỗ ở và trường học. Chưa bao giờ việc xây trường mầm non cho con em công nhân ở các KCN-KCX lại trở nên cấp bách như hiện nay. Dự án thứ nhất là Khu chung cư cao cấp WaterMark (Hà Nội) do Công ty WestLake Real Estate Development JSC (Refico) làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên diện tích đất gần 2,000 m2, cao 19 tầng với 128 căn hộ cao cấp. CTD sẽ làm tổng thầu thi công toàn bộ từ phần cọc, tường vây, hầm, thân, hoàn thiện và cơ điện. Tổng trị giá hợp đồng trên 410 tỷ đồng. Tiến độ hoàn thành sau 25 tháng khởi công. MẠNG LƯỚI THƯƠNG MẠI HIỆN TẠI MANH MÚN

Xây dựng trường mầm non tại các KCN-KCX sẽ tạo điều kiện giúp cho người lao động yên tâm làm việc.

Gian nan tìm chỗ gửi con

Vừa tan ca chiều, chị Nguyễn Thị Thủy, quê ở tỉnh Trà Vinh, công nhân một DN trong KCX Tân Thuận, vội vã phóng xe máy đến trường mầm non tư thục ở phường Tân Thuận Tây (quận 7) để đón cô con gái mới 17 tháng tuổi. Chị cho biết: "Học các trường công lập thì yên tâm hơn nhưng mình là dân nhập cư, chỉ có giấy tạm trú nên không thể xin cho con vào học được, cực chẳng đã tôi phải cho con vào học trường tư thục". Trường hợp như trên ở TP Hồ Chí Minh là khá phổ biến. Hơn nữa, theo quy định, chế độ nghỉ sinh cho công nhân trung bình là 4 tháng, nhưng các trường mầm non công lập lại chỉ nhận trẻ trên 12 tháng tuổi. Phần lớn công nhân là người nhập cư không có người thân trông giúp. Vì thế nên nhiều người phải gửi con vào các điểm trông giữ trẻ tự phát. Chị Bùi Thúy Hạnh, công nhân ở KCN Tân Thới Hiệp, ngụ phường Linh Trung (quận Thủ Đức) cho biết, hai vợ chồng đều quê ở Thanh Hóa. Sau khi sinh con, chị phải nghỉ ở nhà trông con đến 14 tháng mới đưa con đi gửi. Các trường mầm non đều không nhận vì không có hộ khẩu nên chị phải tìm tới một điểm giữ trẻ tự phát. Mặc dù biết là không được chăm sóc chu đáo như ở trường mầm non, nhưng được cái ở đây có thể linh động về giờ giấc, nếu bố mẹ đón con muộn chỉ cần trả thêm 15 nghìn đồng/giờ. Trong khi đó các trường mầm non thường đóng cửa sớm, gây khó khăn cho công nhân vì thường phải tăng ca, về muộn.

Chưa đáp ứng được nhu cầu

Theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó Trưởng ban quản lý các KCN-KCX TP Hồ Chí Minh, trước đây việc quy hoạch các KCX, KCN không dành diện tích đất để xây dựng các công trình xã hội, trong đó có nhà trẻ cho con em công nhân. Hơn nữa, mục đích xây dựng các KCN, KCX nhằm thu hút đầu tư và giải quyết công ăn việc làm cho dân TP chứ chưa tính đến chuyện thu hút lao động ngoại tỉnh. Để giải quyết khó khăn này, năm 2011 TP đã chấp nhận xây dựng các nhà trẻ tại 6 KCX, KCN trên diện tích đất quy hoạch cây xanh và quy hoạch KCN. Trên cơ sở đó, KCX Tân Thuận (quận 7) sẽ xây dựng nhà trẻ với diện tích 1.100m2; KCX Linh Trung I (Thủ Đức) xây nhà trẻ 3.000m2, KCX Linh Trung II (Thủ Đức): 3.200m2, KCN Vĩnh Lộc (Bình Tân): 2.500m2, KCN Tân Tạo (Bình Tân): 3.246m2, KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè): 900m2. Tuy nhiên, mới chỉ có KCN Hiệp Phước đã hoàn thành xây dựng nhà trẻ tại tầng trệt khu lưu trú công nhân với 4 lớp, 5 dự án kia đến nay vẫn còn nằm… trên giấy.

Trên thực tế, với số lượng con em công nhân đông như hiện nay thì ngay cả khi 13 KCN-KCX xây được trường mầm non cũng mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu. Chẳng hạn, phần diện tích 900m2 xây nhà trẻ mầm non ở KCN Hiệp Phước cũng chỉ tổ chức được 4 nhóm lớp với khoảng 200 trẻ. Ở 5 KCX-KCN khác, diện tích đất để xây trường mầm non ở mỗi khu cũng chỉ dao động từ 900m2 đến 3.200m2, tương ứng với số trẻ được tiếp nhận tối đa dao động từ 225-800 trẻ (chuẩn của khu vực trung tâm TP hiện nay là 4m2/trẻ). Trong trường hợp mỗi KCX-KCN dành 5.000m2 đất để xây trường mầm non thì cũng chỉ tiếp nhận được 700 trẻ, tổng cộng 13 KCX-KCN tiếp nhận 9.100 trẻ. Trong khi đó, với gần 300.000 công nhân, có ít nhất là 160.000 lao động nữ (tỷ lệ 60%), trong đó khoảng 80.000 công nhân có con từ 1 đến 5 tuổi. Như vậy nếu được xây dựng thì các trường mầm non ở các KCX-KCN cũng mới chỉ đáp ứng được trên 10% nhu cầu.

Việc xây dựng nhà trẻ tại các KCN-KCX không chỉ nhằm chăm lo đời sống cho công nhân mà còn góp phần thực hiện tốt đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi của TP. Do vậy, các cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm, cùng phối hợp tìm giải pháp để triển khai sớm các dự án, đáp ứng mong mỏi của đông đảo người lao động tại các KCN-KCX, giúp họ yên tâm làm việc; đồng thời còn giúp giảm tải cho các trường mầm non của TP.


CTD trung thau hai du an voi tong gia tri 620 ty dong

Dự án thứ hai là Nhà máy Sản xuất lốp xe Việt Luân do Công ty TNHH Lốp xe Việt Luân(Trung Quốc) làm chủ đầu tư.

Dự án nằm trong khu công nghiệp Phước Đông, Tây Ninh, với tổng diện tích đất khoảng 60 ha. Giai đoạn đầu nhà máy được xây dựng trên diện tích 9 ha. Giá trị hợp đồng 212 tỷ đồn, CTD sẽ hoàn thành trong vòng 7 tháng thi công.


Ba Ria - Vung Tau: Xay dung quy hoach mang luoi thuong mai



Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2010, toàn tỉnh có 86 chợ, nhưng cho đến nay mới có 83 chợ các loại, trong đó chỉ có 2 chợ hạng I, 14 chợ hạng II, 67 chợ hạng III và vẫn còn 12 chợ tự phát.

Trong các năm qua, tại một số vùng nông thôn, nhiều chợ đã được đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp, tạo thuận lợi trong việc mua bán của người dân. Các chợ xã, chợ liên xã đã giữ vai trò là nơi mua bán nông sản, vật tư và hàng tiêu dùng…, góp phần mở rộng quan hệ trao đổi, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những chợ được quy hoạch và đầu tư xây dựng, có một lượng khá lớn các chợ tự phát, không đáp ứng được các yêu cầu về hoạt động chợ như vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Nhiều chợ chiếm hết vỉa hè và tràn xuống lòng đường, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Theo đánh giá của Sở Công thương, mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh tạm thời đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân. Tuy nhiên, mật độ chợ còn thấp, cơ sở vật chất kém. Bên cạnh đó, sự phân bổ chưa phù hợp, hạn chế khả năng khai thác các lợi thế về thương mại của tỉnh.

Theo quy hoạch Tổng thể phát triển thương mại của tỉnh, đến năm 2020, thì năm 2010 toàn tỉnh phát triển 8 Trung tâm thương mại (TTTM) tại TP. Vũng Tàu, TX. Bà Rịa, các huyện Long Điền, thị trấn Ngãi Giao, huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, thị trấn Phú Mỹ và Côn Đảo và 2 siêu thị tại thành phố Vũng Tàu.

Nhưng, đến nay mới chỉ có 1 trung tâm thương mại đang hoạt động tại TP. Vũng Tàu, trong khi đó có tới 6 siêu thị đang hoạt động, trong đó có 2 siêu thị được phát triển theo mục tiêu quy hoạch đặt ra, còn 4 siêu thị khác đã hình thành theo nhu cầu thực tế của thị trường. Các siêu thị hình thành ngoài quy hoạch chủ yếu là các siêu thị chuyên doanh và siêu thị mini theo kiểu cửa hàng tự chọn với quy mô nhỏ và diện tích kinh doanh không quá lớn.

Nhìn chung, mục tiêu quy hoạch và thực tế phát triển mạng lưới TTTM, siêu thị theo quy hoạch không trùng khớp nhau và chưa tính hết khả năng, nhu cầu phát triển mạng lưới loại hình hạ tầng này trên địa bàn tỉnh, do vậy có những TTTM hoặc siêu thị chưa phát huy hết hiệu quả.

PHẢI GẮN VỚI TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA TỈNH

Mới đây, tại cuộc họp bàn về quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh giai đoạn 2011-2020, Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Trịnh Minh Châu, Viện nghiên cứu thương mại- Bộ Công thương (đơn vị tư vấn quy hoạch) cho rằng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Bà Rịa- Vũng Tàu cần đầu tư khoảng 40 siêu thị, trung tâm bán buôn, trung tâm mua sắm, thương mại, trong đó, TP.Vũng Tàu cần có 17 siêu thị, TTTM, trung tâm bán buôn, TX.Bà Rịa 5 trung tâm, huyện Tân Thành 9 trung tâm…

Tuy nhiên, đại diện các huyện, thị xã cho rằng cần khảo sát kỹ về nhu cầu thực tế từ các địa bàn để tránh tình trạng dư thừa. Ông Nguyễn Văn Lầu, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tân Thành, cho biết: Đến năm 2020, huyện Tân Thành sẽ là đô thị loại 3 và quy mô dân số khoảng 270-300 ngàn dân. Quy mô phát triển mạng lưới như trong quy hoạch là quá nhiều đối với nhu cầu phát triển của đô thị loại 3. Đồng quan điểm này, ông Hồ Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ cũng cho rằng, với việc phát triển 15 siêu thị hạng 3 tại huyện Đất Đỏ sẽ là lãng phí. Theo ông Hồ Văn Lợi, địa bàn huyện Đất Đỏ không lớn, thu nhập của người dân thấp, do đó số lượng quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại như vậy là quá nhiều. Hiện tại, Đất Đỏ đã có 2 chợ truyền thống, 1 TTTM , vì vậy đến năm 2020 tại đây chỉ cần thêm 2 siêu thị nữa là đủ.

Theo ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, việc quy hoạch mạng lưới thương mại cần bám sát vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là lưu ý phát triển hệ thống thương mại trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics vì mục tiêu của tỉnh trong thời gian tới là xây dựng BR-VT trở thành một đô thị cảng biển. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển thương mại cũng cần kết hợp với hoạt động du lịch, vì mỗi năm BT-VT đón khoảng 10 triệu lượt du khách. Nếu không kết hợp được những điều đó, thì mạng lưới thương mại có được đầu tư nhiều đến đâu cũng không khai thác được những thế mạnh vốn có của tỉnh…

Mục tiêu phát triển thương mại của tỉnh đến năm 2020 được xác định: Phát triển các kênh phân phối hàng hóa từ quy mô nhỏ, manh mún và phân tán trở thành các hệ thống và các kênh phân phối mạnh. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành thương mại bình quân tăng 14,5- 16,7%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 10-11,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh (theo giá thực tế) tăng bình quân 18 - 20 % trong giai đoạn 2011 - 2015 và 15 - 15,5 %/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình thương mại hiện đại trên tổng mức bán lẻ toàn tỉnh lên khoảng 50% vào năm 2020.

Phan Hà

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét