Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Khac phuc sai pham ve quan ly dat dai o Tan Trieu

Trong nhiều năm qua, do buông lỏng quản lý, trên địa bàn xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) xảy ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý đất đai, gây hậu quả nghiêm trọng. "Đất vàng" công sở: Định giá thế nào? (NLĐ) - Ngày 17-5, Ban Pháp chế HĐND TPHCM đã giám sát kết quả cải cách hành chính của Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT). Hai lĩnh vực "nóng" nhất trong công tác giải quyết hồ sơ là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, giao, cho thuê đất và đánh giá tác động, xử lý vi phạm môi trường.

Theo thống kê của UBND xã Tân Triều, từ năm 1990 đến 1998, đã có 166 hộ gia đình trong xã san lấp, lấn chiếm các ao, mương thoát nước, với tổng diện tích lên tới hơn 12 nghìn m2, xây nhà không phép. Năm 1992, để có tiền sửa chữa, xây dựng đình làng, một số người dân trong thôn Yên Xá đã tự ý bán 1.270 m2 tại khu vực ao Lò cho 27 hộ gia đình, nhưng chính quyền vẫn "nhắm mắt làm ngơ". Không chỉ các hộ dân sai phạm, tự ý lấn chiếm đất công, mà chính quyền xã cũng có nhiều biểu hiện tùy tiện trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn. Năm 1994, chính quyền xã Tân Triều "ủy quyền" cho đội sản xuất thôn Yên Xá đứng ra giao đất nông nghiệp nằm dọc hai bên đường Phan Trọng Tuệ cho các xã viên. Đội sản xuất đã chia nhỏ diện tích đất nông nghiệp bên đường Phan Trọng Tuệ, mỗi miếng đất có chiều rộng 0,52 m, dài 20 m, giao cho 157 xã viên. Diện tích manh mún, không thể sản xuất nông nghiệp, 108 hộ đã tự ý xây dựng ki-ốt trên diện tích 6.800 m2 để kinh doanh vật liệu xây dựng, một số trường hợp mua đi, bán lại. Khi phát hiện sai phạm, chính quyền đã tiến hành phá dỡ 34 trường hợp xây dựng không phép. Nhưng việc xử lý thiếu kiên quyết, dứt điểm, cho nên các hộ tái phạm và số lượng vi phạm ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, UBND xã còn cho hộ ông Vũ Văn Chí thuê 1.000 m2 đất làm bãi chứa vật liệu xây dựng; cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thôn Triều Khúc thuê 2.396 m2 làm bãi đỗ xe. Nhưng từ năm 2003 đến nay, xã chưa thu tiền cho thuê đất của những đơn vị, cá nhân này. Xã giao HTX dịch vụ nông nghiệp thôn Triều Khúc quản lý và sử dụng 330 m2 đất làm trạm điện, nhưng HTX xây nhà cấp bốn trên diện tích này, chính quyền xã không xử lý... Những sai phạm nêu trên được Thanh tra thành phố nêu rõ tại Kết luận số 355/TTTP-P5 ngày 9-3-2012 về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2002-2010.

Gần đây, UBND xã Tân Triều đã truy thu hơn 94 triệu đồng phần diện tích đã cho HTX dịch vụ nông nghiệp Triều Khúc thuê làm bãi đỗ xe, tạm dừng việc cho HTX dịch vụ nông nghiệp Triều Khúc thuê đất; chấm dứt hợp đồng cho thuê làm bãi tập kết vật liệu đối với ông Vũ Văn Chí... Đối với các vi phạm trên đất nông nghiệp nằm hai bên đường Phan Trọng Tuệ thuộc thôn Yên Xá, UBND xã đã xử lý, thu hồi đất của 73 trường hợp. 108 trường hợp còn lại nằm trong dự án nâng cấp, mở rộng đường 70, xã đề xuất và được UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận cho giữ nguyên hiện trạng, chờ triển khai dự án...

Một số sai phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng ở xã Tân Triều đã bước đầu được khắc phục. Tuy nhiên, việc xử lý chưa dứt điểm. UBND thành phố Hà Nội và chính quyền huyện Thanh Trì cần chỉ đạo các ngành chức năng xử lý nghiêm minh, dứt điểm những sai phạm nêu trên, không để tình trạng này trở thành "tiền lệ" xấu cho các địa phương khác trên địa bàn.


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) khẳng định vào thời điểm hiện tại phương án bán trụ sở cũ lấy tiền xây trụ sở mới là tối ưu hơn cả.

Bán chỉ định sẽ thiếu minh bạch

Lãnh đạo Cục Quản lý công sản cho rằng việc xử lý trụ sở các bộ, ngành hiện đan xen giữa 4 luật là Luật Xây dựng; Luật Về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; Luật Đất đai và Luật Ngân sách. Ngoài một số cơ quan phải dùng tiền ngân sách để xây dựng thì sẽ có nơi phải bán trụ sở cũ để lấy tiền xây trụ sở mới.

Theo quy định, tiền thu được từ bán trụ sở cũ sẽ nộp về ngân sách Nhà nước, sau đó chi cho xây trụ sở mới. Đối với trụ sở một số bộ đã di dời sẽ được Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội cân nhắc làm trụ sở cho một số cơ quan khác đang thiếu nơi làm việc hoặc bán đấu giá. Riêng trụ sở Bộ GTVT và Bộ Xây dựng đang được cân nhắc thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Tuy nhiên, nếu tổ chức bán đấu giá trụ sở sẽ gặp phải khó khăn về việc lo mặt bằng sạch. Chính vì thế phải tiến hành chỉ định thầu cho một đơn vị có năng lực mạnh nhất. Sau khi trụ sở mới được xây dựng xong, hội đồng thẩm định giá Hà Nội sẽ quyết định giá thị trường của trụ sở cũ và mới thời điểm đó.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, cho rằng theo quy định, sau khi chuyển đi, trụ sở các bộ phải được chuyển về cho UBND TP Hà Nội quản lý. UBND TP Hà Nội sẽ xem xét quy hoạch khu vực đó có thể làm gì, có thể giao đất hoặc cho thuê đất có thu tiền hay không.

Theo PGS-TS Phạm Sĩ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, luật quy định bán chỉ định khi không có người mua hoặc chỉ có một người mua. Trường hợp nhiều người cùng muốn sở hữu những khu đất vàng mà lại thực hiện chỉ định thì sẽ làm mất đi tính cạnh tranh và khiến lô đất không được định giá sát.

Ngân sách phải chi vài ngàn tỉ đồng

Cục Quản lý công sản cho rằng từ quy hoạch của Hà Nội sẽ đưa ra được giá của khu "đất vàng" là bao nhiêu. Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định việc đơn vị nào được chỉ định thầu mua và xây trụ sở cho các bộ.

Theo GS Đặng Hùng Võ, từ trước tới nay, các hợp đồng giao dịch bất động sản thường không ghi giá thực nhằm trốn thuế khiến việc định được giá trị thực của lô đất không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu bán trụ sở theo cách chỉ định thì cần căn cứ vào giá của những thửa đất đã tiến hành đấu giá trước đó hoặc điều tra giá trị thực của những giao dịch trên cùng địa bàn.

Theo khung giá đất hiện hành do UBND TP Hà Nội ban hành, khu đất trụ sở Bộ GTVT ở 80 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) chỉ có giá khoảng 29 triệu đồng/m2. Như thế, lô đất rộng khoảng 8.000 m2 này chỉ ước chừng 232 tỉ đồng. Theo tính toán của ông Đặng Hùng Võ, đất mặt đường Trần Hưng Đạo hiện có giá khoảng 700 triệu đồng/m2 và nếu đấu giá toàn lô đất sẽ thu được khoảng 5.600 tỉ đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều sàn bất động sản tại Hà Nội cho rằng giá trị của lô đất chỉ dao động khoảng 200 - 400 triệu đồng/m2, tương ứng 1.600 - 3.200 tỉ đồng. Theo ước tính của Bộ GTVT, việc xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan này sẽ cần tới 12.174 tỉ đồng cho đến năm 2030 (riêng từ năm 2012-2015 cần 7.950 tỉ đồng). Trong đó, đầu tư trụ sở văn phòng bộ là 1.000 tỉ đồng và các tổng cục, cục là 4.800 tỉ đồng. Như thế, dù bán được trụ sở cũ với giá cao như tính toán của ông Đặng Hùng Võ thì ngân sách Nhà nước vẫn phải rót thêm vài ngàn tỉ đồng nữa. Còn nếu xây riêng trụ sở văn phòng của Bộ GTVT thì ngân sách được lợi vài ngàn tỉ đồng.

Dễ tạo cơ hội tham nhũng

PGS-TS Phạm Sĩ Liêm cho biết trong nhiều sách về kinh tế, xây dựng không thấy chỗ nào nhắc tới khái niệm thực hiện dự án theo hình thức BT. "Đây là hình thức dễ tạo ra cơ hội tham nhũng, không minh bạch, gây thiệt hại cho Nhà nước nhưng không hiểu sao gần đây rất nhiều dự án của chúng ta lại thực hiện theo hình thức này?" - ông Liêm thắc mắc.


Thế Kha
Trong năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012, Sở TN-MT đã cấp được 4.851 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình UBND TP ban hành 108 quyết định giao và cho thuê đất, đã đơn giản hóa được 19 thủ tục hành chính…

Ngoài ghi nhận những nỗ lực của Sở TN-MT, ông Phạm Văn Bá, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP, còn chỉ ra sự chậm trễ mà Sở TN-MT cần nhanh chóng khắc phục: Rà soát các thủ tục hành chính trình UBND TP công bố để có cơ sở thực hiện, danh mục 17 ngành nghề không được hoạt động trong khu dân cư; tham mưu cho TP xử lý tình trạng dự án đầu tư "da beo" do chủ đầu tư không có năng lực hoặc tình trạng "xí đất" để dành.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét