Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Jeep mong muon tro lai san xuat o Trung Quoc

Các cửa hiệu Jeep ở phía nam thủ đô Bắc Kinh bày bán rất nhiều mặt hàng thời trang như áo sơ mi, giày, thắt lưng và ba lô... của Jeep, song lại hoàn toàn vắng bóng những chiếc xe SUV của thương hiệu này. Trong ngành công nghiệp hàng điện tử tiêu dùng, một nhà sản xuất nổi lên vị trí dẫn đầu rốt cục chỉ để đến một ngày nào đó lại bị đối thủ vươn lên rất trước, bởi lẽ những thiết bị điện tử đắt tiền hết mốt rất nhanh. Sau phiên thảo luận tại tổ chiều 24/5, ý kiến của 136 lượt đại biểu Quốc hội về đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được tập hợp thành bản báo cáo 11 trang.

Hệ thống phụ kiện của Jeep rất phổ biến ở Trung Quốc với hơn 1.500 cửa hiệu quần áo được cấp phép trên cả nước, trong khi chỉ có 120 đại lý bán dòng xe này. Một con số rất khiêm tốn so với General Motors, hãng xe lớn nhất ở đây với hệ thống 2.900 đại lý, nhiều hơn gấp 24 lần so với số đại lý của Jeep.

Mike Manley, Giám sát các công việc kinh doanh ở Châu Á của Chrysler, cho biết ông muốn đẩy mạnh doanh số của Jeep tại thị trường Trung Quốc bằng việc mở rộng mạng lưới đại lý của Chrysler thêm 29% trong năm nay và bắt đầu sản xuất trở lại tại địa phương vào đầu năm 2014.

Ở Trung Quốc, Jeep là thương hiệu nổi tiếng gắn liền với phong cách ưa mạo hiểm, song chưa thật sự phổ biến ở đây, không phải vì nó không nổi tiếng hay không ấn tượng, theo ông Bill Russo nguyên là Chủ tịch Chrysler TQ cho biết, mà chính vì sự thay đổi quyền sở hữu, khiến nó không được đầu tư xứng đáng.

Doanh số bán xe của Jeep tăng lên 63% vào năm ngoái đạt 19.013 chiếc, dù vậy cũng không thấm vào đâu so với doanh số của General Motors với 2,55 triệu xe tiêu thụ vào năm ngoái mà trong đó có sự đóng góp lớn của các thương hiệu Buick, Chevrolet và Wuling.

Trong ba thập kỷ với nhiều lần chuyển giao chủ sở hữu khiến Chrysler không có tâm trí đâu để mắt đến Jeep, hãng không nắm bắt thời cơ cho nên nó bỏ lỡ cơ hội phát triển dòng xe SUV ở thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.

Những bước đi đầu tiên của Jeep vào thị trường Trung Quốc hồi đầu thập kỷ 1980 khi những chiếc Jeep off-road của quân đội được nhận biết rộng rãi ở đây. Song thật buồn tẻ, những chiếc xe Jeep lần đầu tiên được sản xuất ở Trung Quốc sau đó chỉ xuất hiện vài chiếc ở trên phố và những chiếc off-road vốn sinh ra để chịu thử thách lại chỉ được lái quanh quẩn trong các con phố ở Bắc Kinh, chứ không được lái từ tỉnh này sang tỉnh khác.

Jim Mann của Johns Hopkins School cho biết: "Các doanh nghiệp đã gặp vô vàn khó khăn, song họ vẫn sống sót, giống như loài mèo có đến 9 mạng sống vậy."

Những thách thức đó rất đa dạng từ những khác biệt về văn hóa cho đến việc chuyển giao quyền sở hữu - Jeep được mua bởi Chrysler vào năm 1987. Chrysler sau đó sáp nhập với Daimler-Benz AG vào năm 1998 và Jeep được bán cho Cerberus Capital Management LP vào năm 2006. Năm đó cũng là năm Jeep được ngừng sản xuất ở Trung Quốc.

Cho đến khi Fiat SpA nắm quyền kiểm soát Chrysler (bao gồm cả Jeep) vào năm 2009 do Chrysler đứng trước vực phá sản dưới sự bảo hộ của chính phủ, đối tác sản xuất ban đầu của Jeep lúc này trở thành đối tác của Mercedes.

"Chrysler đã có rất nhiều thách thức trong việc đối phó với những lần chuyển quyền sở hữu, họ thực sự không thể đầu tư và quan tâm vào việc xây dựng bất kỳ liên doanh nào tại Trung Quốc." ông Russo trước là cựu Giám đốc điều hành Chrysler và hiện đang là chủ tịch của Synergistics Inc cho biết. "Công ty buộc phải giảm quy mô để tập trung vào giải quyết khủng hoảng ở quê hương. Bây giờ, con thuyền đã nổi và họ muốn quay trở lại Trung Quốc."

Sẽ cần ít nhất là 18 tháng để bắt đầu sản xuất sau khi hãng quyết định hợp tác với một đối tác trong nước và nhận được sự chấp thuận của chính phủ, ông Manley chia sẻ. Một đối tác của Fiat là Guangzhou Automobile Group đã cho biết họ muốn sản xuất xe Jeep.

Khôi Nguyên (theo Bloomberg)




Từng một thời "làm mưa làm gió", những cái tên như Research in Motion (RIM), Sony hay Nokia… lại đang gấy "ấn tượng" bằng những con số thua lỗ khổng lồ.

Trang 24/7 Wall Street đã điểm qua 8 hãng công nghệ lớn của thế giới đang trong tình trạng làm ăn "bết bát":

1. RIM

8 đại gia điện tử đang lỗ đậm

RIM từng là hãng tiên phong trên thị trường điện thoại thông minh với những chiếc BlackBerry. Tuy nhiên, sự phổ biến của những chiếc điện thoại này đã ngày càng suy giảm và RIM bắt đầu rơi vào tình cảnh thua lỗ. Trong quý 4 của tài khoá 2012, RIM lỗ ròng 125 triệu USD do chi phí vô hình tăng, công thêm dự phòng hàng tồn kho đối với các sản phẩm BlackBerry7.

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của RIM trong quý 4 của tài khoá 2012 đã giảm 24%. Theo hãng nghiên cứu ComScore, thị phần của RIM trên thị trường thuê bao di động dùng điện thoại thông minh ở Mỹ đã giảm từ 16% vào tháng 12 năm ngoái xuống còn 12,3% vào tháng 3 năm nay. Trong khi đó, thị phần của các sản phẩm điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android của Google đã tăng từ  47,3% lên 51%. Giới chuyên môn nhận định, các sản phẩm BlackBerry 10 mà RIM dự định tung ra trong năm nay có thể sẽ là cơ hội cuối cùng của hãng này.

2. Sharp

8 đại gia điện tử đang lỗ đậm

Tháng 4 vừa qua, Sharp công bố khoản thua lỗ kỷ lục 4,67 tỷ USD cho năm tài khoá vừa kết thúc. Hãng dự báo sẽ còn tiếp tục mất thêm tiền trong năm tài khoá hiện tại. Thua lỗ của hãng điện tử Nhật này bắt nguồn chủ yếu từ giá giảm và doanh thu đi xuống của các sản phẩm TV LCD.

Cũng như các hãng điện tử khác của đất nước mặt trời mọc, Sharp cạnh tranh không nổi với các đối thủ Hàn Quốc. Ngoài ra, trong năm tài khoá vừa qua, Sharp còn chi 1,5 tỷ USD cho hoạt động tái cơ cấu. Tháng 3 vừa rồi, Sharp bán lại cổ phần 46% trong nhà máy lớn nhất của mình cho đối thủ Đài Loan Hon Hai nhằm giảm bớt thua lỗ ở lĩnh vực TV.

3. EA

8 đại gia điện tử đang lỗ đậm

Electronic Arts (EA) lỗ ròng 205 triệu USD trong quý tài khoá thứ ba kết thúc vào ngày 31/12/2011 tính trên doanh thu ròng 1,06 tỷ USD cùng kỳ. Giới phân tích cho rằng, EA thua lỗ sau khi chi mạnh để đầu tư cho trò chơi Sims Social trên Facebook nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của Zynga nhưng không đạt kết quả như mong đợi. Đây không phải là lần đầu EA thua lỗ. Vào quý thứ ba của năm tài khoá trước, EA cũng lỗ 322 triệu USD.

4. Sony

8 đại gia điện tử đang lỗ đậm

Vài năm trước, Sony vẫn là hãng dẫn đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực sản phẩm điện tử. Nhưng bắt đầu từ tháng 11/2011, Sony đã cắt giảm dự báo doanh số TV, máy ảnh và đầu đĩa DVD. Tình hình tài chính của Sony chỉ có xấu đi kể từ đó. Tháng 4 vừa qua, Sony cắt giảm dự báo lợi nhuận lần thứ 4 trong vòng chưa đầy 1 năm và cảnh báo khả năng thua lỗ tới 6,4 tỷ USD trong năm tài khoá vừa kết thúc. Đây có khả năng sẽ là khoản lỗ lớn chưa từng có trong lịch sử 65 năm của Sony.

Hiện Sony vẫn đang chật vật đối phó với tình trạng thua lỗ ở mảng TV và khó lòng cạnh tranh nổi với các đối thủ nặng ký như Apple hay Samsung. Sony cũng đã mất chỗ đứng trên thị trường máy chơi trò chơi, lĩnh vực hãng từng thống trị với sản phẩm PS2, và cả thị trường máy nghe nhạc di động nơi hãng từng một thời chiếm vị trí số 1 với các sản phẩm Walkman.

5. Nintendo

8 đại gia điện tử đang lỗ đậm

Nintendo từng là nhà sản xuất máy chơi trò chơi video số 1 thế giới với sản phẩm Wii. Để cạnh tranh với Nintendo, Microsoft và Sony đã mạnh tay cắt giảm các sản phẩm Xbox 360 và PS3. Vì vậy, Nintendo cũng buộc phải hạ giá cả hai sản phẩm Wii và DS. Vào tháng 4/2012, hãng này báo lỗ tổng cộng 461,2 triệu USD trong năm tài khoá 2011. Tuy nhiên, cả Nintendo, Microsoft và Sony đều đang chung cảnh đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ các trò chơi trên điện thoại thông minh.

6. Nokia

8 đại gia điện tử đang lỗ đậm

Nokia giữ ngôi vị nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới khá lâu, nhưng đã để tuột mất vị trí này vào tay Samsung trong quý 1 năm nay. Thành công trước đây của Nokia chủ yếu nhờ vào các mẫu điện thoại giá rẻ vốn được ưa chuộng ở các nước đang phát triển. Khi xu hướng điện thoại thông minh bùng nổ, Nokia chạy theo không kịp.

Hiện thị trường điện thoại thông minh đang tiếp tục nằm dưới sự thống trị của Samsung và Apple. Việc Nokia không thể đột phá vào phân khúc thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn này thể hiện rõ trong báo cáo kết quả kinh doanh của hãng. Trong tháng 4/2012, Nokia báo lỗ ròng 1,2 tỷ USD, với lý do "thách thức cạnh tranh lớn hơn kỳ vọng". Trong nỗ lực tạo ra sự thay đổi, Nokia đã thành lập một liên minh với Microsoft để đưa hệ điều hành Windows vào điện thoại thông minh nhằm đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính và marketing từ phía "đại gia" phần mềm.

7. Barnes & Noble

8 đại gia điện tử đang lỗ đậm

Barnes & Noble đã tăng đầu tư vào sản phẩm thiết bị đọc sách điện tử Nook, nhưng vẫn thua lỗ liên miên vì sức cạnh tranh quyết liệt từ các nhà sản xuất máy tính bản và sách điện tử khác như Apple và Amazon.com. Trong vòng 39 tuần kết thúc vào ngày 28/1 năm nay, Barnes & Noble lỗ hơn 11 triệu USD.

Hãng phần mềm này cho rằng, họ thua lỗ là vì những khoản đầu tư được đổ vào "mảng Nook đang phát triển nhanh chóng, bao gồm chi phí quảng cáo và nhân sự". Barnes & Noble cũng đã thành lập liên minh với Microsoft để tìm kiếm sự hỗ trợ về chi phí phát triển sản phẩm Nook. Đổi lại, hãng sẽ dùng hệ điều hành Windows trên một số sản phẩm của mình.

8. Acer

8 đại gia điện tử đang lỗ đậm

Trước đây, kế hoạch kinh doanh của Acer thường dựa trên sản phẩm máy tính giá rẻ netbook. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm qua, doanh số netbook đã sụt giảm chóng mặt bên cạnh sự lên ngôi của máy tính bảng và điện thoại thông minh. Hạ giá netbook dường như không có tác dụng kích cầu. Acer báo lỗ 212 triệu USD trong năm 2011 như một kết quả tất yếu.

Hiện Acer đang tập trung vào loại máy tính ultrabook, sản phẩm do hãng Intel tiên phong và được coi là thế hệ netbook mới. Nhưng có vẻ như Acer vẫn chưa rút ra bài học gì từ netbook. Chủ tịch toàn cầu của hãng này là ông Jianren Weng dự báo, giá ultrabook sẽ giảm xuống mức 499 USD vào năm 2013 để cạnh tranh với chiếc iPad của Apple. Việc giảm giá này đồng nghĩa với việc Acer sẽ lỗ thêm hàng trăm triệu USD nữa.



Nhận xét rằng, "đề án dù còn khiếm khuyết nhưng là một công trình công phu", song nội dung chi tiết của báo cáo cho thấy khiếm khuyết thì nhiều, công phu chưa rõ.

Đi vào nội dung cụ thể, bản tổng hợp đã ghi nhận ý kiến "đề nghị chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về hoạt động của Vinashin, Vinalines và các doanh nghiệp nhà nước khác thuộc sự quản lý của Bộ".

Đặt trong bối cảnh góp ý về một đề án "mênh mông" về tái cơ cấu kinh tế, ý kiến này không thể không gợi ra câu hỏi về sự "lạc đề" của nó.

Nhưng, đặt trong bối cảnh câu chuyện về Vinashin còn nhiều dấu chấm lửng và Vinalines đang kể tiếp những điều được cho là thậm vô lý đang được lấy làm ví dụ điển hình ở nhiều phiên thảo luận tại nghị trường, thì có thể hiểu được cái lý ở đó.

Bởi, sự sốt ruột của không ít chuyên gia kinh tế và cả nhiều đại biểu đều tập trung vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - một trong ba trọng tâm đã được xác định của tái cơ cấu kinh tế - được cho là chưa "nhúc nhích" được bao nhiêu, trong khi yêu cầu đặt ra lại vô cùng cấp thiết.

Và, còn bởi lập luận tiếp theo được thể hiện tại báo cáo này là đề nghị xử lý nghiêm các sai phạm tại các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua một cách triệt để, xác định trách nhiệm, tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có thể thực hiện tái cơ cấu.

Vậy, doanh nghiệp nhà nước, theo quan điểm chung nhất từ hơn 100 ý kiến đại biểu, cần được cải cách như thế nào? Báo cáo tổng hợp nêu, một số ý kiến đồng tình với quan điểm không nên coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết nền kinh tế, cần giảm dần vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.

Ý kiến ở 6 tổ đại biểu cho rằng, doanh nghiệp nhà nước chỉ nên nắm những lĩnh vực mang tính huyết mạch của nền kinh tế, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia, thu hẹp lại một số lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để chuyển giao cho đầu tư tư nhân, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; cần tách bạch vai trò giữa chủ tịch hội đồng quản trị - người đại diện phần vốn nhà nước với người điều hành doanh nghiệp - giám đốc

Một số đại biểu có ý kiến, Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần chi phối (51%) các doanh nghiệp nhà nước, kể cả đối với các tập đoàn và tổng công ty nhà nước; đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, tiến hành thử nghiệm thuê người nước ngoài có năng lực quản lý và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của khối doanh nghiệp này, lấy tiêu chí hiệu quả, sức cạnh tranh để đánh giá, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Giải pháp liên quan đến con người trong quản lý nhà nước đối với quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cũng là nội dung được đề cập.

Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp nhà nước có vai trò khác với một doanh nghiệp bình thường, cần có cơ chế riêng khi họ thực hiện cả mục tiêu xã hội. Cần phân loại các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận và doanh nghiệp hoạt động vì mục đích xã hội.Đồng thời cần có cơ chế lương đặc thù cho các doanh nghiệp này để thu hút được người tài, thực hiện quan điểm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Cho rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề lớn liên quan chặt chẽ đến một số lượng lớn người lao động, nhiều đại biểu đề nghị phải thận trọng khi đưa ra giải pháp về cổ phần hóa, rút vốn nhà nước hoặc cho giải thể, phá sản, cần các chính sách hỗ trợ người lao động mất việc khi thực hiện quá trình này.

Cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt việc các doanh nghiệp này được đầu tư ra ngoài ngành đặc biệt là đầu tư vào các tổ chức tài chính và thị trường bất động sản là ý kiến tại 3 tổ thảo luận. Ý kiến khác nhấn mạnh, việc phát triển đa ngành, đa nghề ở các tập đoàn chưa thực sự phù hợp ở Việt Nam.

"Có ý kiến đề nghị không giao cho các bộ, ngành quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, đề nghị thí điểm tập đoàn và tổng công ty Nhà nước không cần bộ chủ quản".

Như một sự cộng hưởng, thời điểm phiên thảo luận về đề án tái cơ cấu kinh tế diễn ra cũng là lúc bản kiến nghị gắn với nội dung khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được Ủy ban Kinh tế gửi đến các vị đại biểu.

Một nguyên tắc được đưa ra tại đây là chỉ những doanh nghiệp nhà nước nằm trong tiêu chí "4 có, 3 không" thì được duy trì và phát triển.

4 có bao gồm doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh; lĩnh vực tạo ra hàng hóa cực kỳ thiết yếu cho nền kinh tế (giao thông, cảng biển, sân bay, an ninh năng lượng) đầu tư tốn kém, thu hồi chậm; các ngành áp dụng công nghệ mới nhiều rủi ro, và những ngành đặc thù như chất độc, thuốc lá, rượu... mang tính độc quyền tự nhiên.

Và 3 không là: không đầu tư vào những ngành vì lợi nhuận đơn thuần; không đầu tư vào những ngành vì địa tô đơn thuần; và không đầu tư tạo ra doanh nghiệp cạnh tranh không bình đẳng với các thành phần kinh tế khác cùng ngành, cùng lĩnh vực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét