Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Nut that co chai tren QL2 Loi cua chinh quyen dia phuong

"Nút thắt cổ chai" trên QL2: Lỗi của chính quyền địa phương? NHM vốn chỉ biết đến hình ảnh một Mourinho hào nhoáng đến choáng ngợp, tuy nhiên sự thật đằng sau lại hoàn toàn không phải vậy. "Nhỏ chuông điện thoại, nói khẽ thôi và cảm nhận bài hát" khi bạn đến với Xóm cafe.

(CL)- Dự án nâng cấp QL2 đoạn từ Nội Bài - Vĩnh Yên đã hoàn thành và đi vào khai thác sử dụng. Con đường đẹp là thế, nhưng mấy năm qua "nút thắt cổ chai" đoạn đi qua Thạch Lỗi thuộc xã Thanh Xuân – Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn chưa được giải quyết.

Bà Vũ Thị Nguyệt- một trong những hộ dân trong diện giải tỏa

Nguyên nhân là có những vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Nhưng những vướng mắc đó không phải do người dân không chịu chấp hành chính sách của nhà nước, mà do chính quyền địa phương xã Thanh Xuân có những "khuất tất", làm sai trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, khiến những người dân nơi đây bức xúc và kiên quyết yêu cầu phải làm rõ…

Chính quyền xã Thanh Xuân "né" công luận?

Liên quan tới việc khúc mắc dẫn đến việc nhiều hộ dân khiếu nại phương án đền bù giải phóng mặt bằng để nâng cấp Dự án QL 2, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với UNBD xã Thanh Xuân để làm việc nhưng đều không thể gặp được vì lãnh đạo UBNB xã luôn "bận".

Ông Nguyễn Xuân Đào, nguyên là cán bộ xã Thanh Xuân những năm 1970- 1980 cho biết: Trước năm 1995, QL2 đoạn qua thôn Thạch Lỗi có chiều rộng mặt đường chỉ là 6m, hai bên đường là đất của các hộ dân được UBND xã Thanh Xuân giao và bán trong giai đoạn 1982- 1992, sau đó hầu hết các hộ dân tại đây đã xây dựng nhà kiên cố từ 1- 3 tầng. Đến năm 1995, QL2 được mở rộng từ 6m lên 12m bằng cách mở rộng mỗi bên 3m. Và từ đó đến này, QL2 đoạn qua thôn Thạch Lỗi có chiều rộng mặt đường là 12m hai bên đường tiếp giáp với đất của các hộ dân.

Được biết, nguồn gốc đất của các hộ dân trong diện bị thu hồi để giải phóng mặt bằng đều được người dân mua của xã Thanh Xuân từ những năm 1989 đến 1992, số tiền các hộ dân phải nộp có đầy đủ phiếu thu tiền của UBND xã với nội dung là thu tiền đất ở. Nhưng nay theo "cách tính" của UBND xã Thanh Xuân trình UBND huyện Sóc Sơn thì hầu hết các diện tích đất đã cấp bán cho dân lại là đất hành lang giao thông. Và cứ theo cách tính này thì số tiền các hộ dân được đền bù là con số không thể tưởng tượng nổi: 50 nghìn/ 1m2 ?

Diện tích đất hiện nay các hộ dân tại thôn Thạch Lỗi đang sử dụng là đất được xã giao từ trước khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực nhưng nay đang bị cho rằng là đất lấn chiếm là vô lý gây thiệt hại lớn cho các hộ dân.



Biên bản điều tra hiện trạng người dân nơi đây cũng không biết được lập từ bao giờ.

Điều lạ kỳ nữa trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở đây là các hộ dân bị thu hồi đất không hề nhận được quyết định thu hồi đất, thậm chí Biên bản điều tra hiện trạng, những hộ dân nơi đây cũng không biết được lập từ bao giờ, không biết diện tích đất bị thu hồi là bao nhiêu nhưng vẫn có Phương án bồi thường thì không hiểu việc tính toán đền bù do các cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn phê duyệt dựa trên cơ sở nào?! Mặt khác, quá trình thực hiện việc thu hồi đất và đền bù cho các hộ dân của xã Thanh Xuân đã thực hiện sai với Điều 56, Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND thành phố Hà Nội quy định: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng (thực hiện khoản 4, Điều 30, khoản 1, 2 Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP).

Trách nhiệm thuộc về ai?

Cụ bà Vũ Thị Nguyệt, năm nay đã hơn 70 tuổi bức xúc cho biết: vợ chồng tôi là giáo viên tại xã Thanh Xuân từ những năm 1970. Năm 1982, chúng tôi được xã Thanh Xuân cấp mảnh đất này để ở, và phải nộp cho xã 1,2 triệu đồng, thời điểm đó là số tiền rất lớn. Vậy mà đến nay họ bồi thường gia đình tôi 50 ngàn đồng/m2 là rất vô lý, chúng tôi ở trên đất xã giao và bán chứ không hề lấn chiếm! Các cán bộ xã còn là học sinh của vợ chồng tôi, vậy mà họ còn tới lừa thầy giáo cũ ký vào Biên bản kiểm đếm tài sản. Lập phương án đền bù mà không hề cho gia đình tôi biết cụ thể diện tích đất bị thu hồi…

Về việc này, UBND huyện Sóc Sơn cũng đã thừa nhận: Quá trình thực hiện việc cấp đất giãn dân của UBND xã Thanh Xuân có thiếu sót, cụ thể là UBND xã chỉ xác định lưu không 15m tính từ tim đường QL2 cũ để cấp đất ở cho các hộ dân. Như vậy là trái với quy định tại Điều 7 Điều lệ Bảo vệ đường bộ ban hành kèm theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định: Hành lang bảo vệ Hệ thống đường Quốc lộ là 20m tính từ mép đường.

Tại buổi làm việc với báo chí, giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, ông Đỗ Bá Khoa cho biết: Việc đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án nâng cấp QL2 hoàn toàn bằng tiền do Công ty Cổ phần BOT chi trả. Nhưng việc phân loại hạng mục đất và tính toán tài sản trên đất thuộc các cơ quan chuyên môn của UBND huyện Sóc Sơn căn cứ vào Tờ trình của UBND xã Thanh Xuân. Việc xác định nguồn gốc đất và lỗi cấp đất sai của UBND xã sẽ do UBND huyện và Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Sóc Sơn trả lời.

Như vậy, UBND xã Thanh Xuân đã cấp đất giãn dân sai quy định và hậu quả là hầu hết các hộ dân được cấp đất đã xây dựng nhà kiên cố và ở ổn định từ những năm 1980 đến nay nhưng lại bị quy vào diện lấn chiếm hành lang giao thông và chỉ được hỗ trợ bồi thường là 50 ngàn đồng/1m2 là hoàn toàn bất hợp lý. Bởi lẽ, UBND xã Thanh Xuân thực hiện sai các quy định của pháp luật mà người dân phải gánh chịu hậu quả là điều vô lý.

NT


Những món đồ hàng hiệu, chiếc xế hộp siêu khủng hay những ngôi biệt thự rải rác trên khắp Bồ Đào Nha mà "Người đặc biệt" đang sở hữu thực ra chỉ là những món quà mà vị chiến lược gia này "xin khéo" được.

Mua đất kiểu Mourinho

Nói về bất động sản, Mourinho giờ đây chẳng khác nào những tay địa chủ bá tước cự phách với hàng chục mảnh đất trị giá tới cả triệu, thậm chí vài chục triệu euro trong tay. Thế nhưng, điều đáng nói là "Người đặc biệt" lại chẳng phải bỏ nhiều tiền mà vẫn sở hữu những mảnh đất "màu mỡ" ấy.

Nhờ danh tiếng cùng cái mỏ dẻo quẹo, "Người đặc biệt" nói mà như ép đối phương phải biếu không những mảnh đất trị giá cả triệu euro như một món quà, hoặc nếu có bán thì may ra cũng chỉ bằng phân nửa giá trị thực.

Nhà, xe Mourinho đã xin khéo được.

Những mảnh đất, biệt thự mà Mou được tặng như mảnh đất trị giá 3,5 triệu euro tại thủ đô Lisbon, tất nhiên ông chẳng dại gì mà tiết lộ cho báo giới để mang tiếng, thay vào đó ông âm thầm xây dựng và biến chúng thành những thiên đường.

Từ 3 năm trước, ông đã mạnh dạn góp vốn vào dự án xây dựng khách sạn 6 sao đầu tiên tại châu Âu - Palacio da Quinta. Mourinho đặc biệt say mê bất động sản, nhiều khi ông cũng chịu chi tiền túi cho những miếng đất đẹp mà không thể bỏ qua.

Tòa biệt thự tại thành phố quê hương Setubal của tay điền chủ Ricardo Veiner được định giá tới 3,5 triệu euro, thế nhưng chả hiểu làm cách nào mà khi nó được sang tên đổi chủ cho Mourinho, vị chiến lược gia 49 tuổi này chỉ vỏn vẹn bỏ ra có chẵn 1 triệu.

Vẫn là Mourinho, vẫn với chiêu thức mà chẳng ai đoán định được, ông nhanh chóng sở hữu căn biệt thự sang trọng tại Coimbra, rồi còn gom nguyên một trang trại ở vùng Azeitao và tậu liền 2 căn nhà tiện nghi (có giá gốc khá "mềm" 750.000 và 500.000 euro) thuộc khu Resort Troia.

Xin nhà, xin nốt cả xe

Thỏa mãn "thú vui" bất động sản mà không phải móc hầu bao, với Mourinho điều đó vẫn là chưa đủ. Ngày còn ở Inter, ông đi chiếc BMW X6. Cũng là một chiếc xe hạng sang nhưng so với những tay chơi khác, chiếc xe của Mourinho thật quá tầm thường và không tương xứng với tiếng tăm của "Người đặc biệt".

Gia nhập "Giải ngân hà" Real Madrid, vị chiến lược gia này lại khiến bao người lác mắt với siêu xe Ferrari 612 Scaglietti trị giá 2 triệu bảng.

Kỳ thực cả hai chiếc xế hộp mà ngày ngày Mourinho vẫn rong ruổi trên những con phố, hay hùng dũng phi đến các sân tập cũng chỉ là món quà của một vài ông bạn hào phóng theo kiểu "người ta đã nói thế, mình chẳng thể đặng đừng".

Chiếc X6 ngày trước do nhà tài trợ BMW trao tận tay chìa khóa cho ông, còn chiếc 612 Scaglietti là món quà đặc biệt do đích thân Chủ tịch Abramovich dành tặng. Nhà đấy, đất đấy có mất tiền mua đâu, Mourinho không hổ với cái danh "Người đặc biệt"!

Theo Phunutoday


Nằm trong một con phố nhỏ ở khu vực chợ Tân Định (quận 1, TP HCM), Xóm cafe là điểm hẹn lý tưởng với những ai có niềm đam mê âm nhạc.

Bảng hiệu đầy phong cách và ấn tượng của Xóm cafe.

Không có được diện tích rộng lớn nhưng Xóm cafe gây ấn tượng với một không gian nhỏ, đẹp và ấm cúng. Những bộ bàn ghế được kê sát nhau tạo cảm giác dường như chủ quán đang cố tận dụng hết không gian để làm chỗ ngồi cho khách. Tuy nhiên, ở giữa gian phòng là một sân khấu nhỏ, bày lỉnh khỉnh các loại nhạc cụ để phục vụ chương trình nhạc sống khi khách có nhu cầu.

Quán có không gian nhỏ và ấm cúng.

Khách của quán là những người mê ca hát, từ những cô, cậu sinh viên cho đến các chú, bác lớn tuổi, họ đến đây để uống cà phê thì ít mà để thể hiện niềm đam mê của mình thì nhiều.

Quán mở cửa khá trễ, bắt đầu từ 9h sáng và kéo dài đến 23h. Không có gì đặc biệt để nói về phong cách cũng như thực đơn của quán vào ban ngày, nhưng từ 19h, Xóm café mới thực sự đổi khác, không còn những xô bồ, ồn ào của cuộc sống xung quanh, chỉ còn lại một không gian âm nhạc để bạn thỏa sức thả hồn theo những đam mê của riêng mình.

Địa chỉ: Xóm cafe - 27 Trần Quý Khoách, phường Tân Định, quận 1, TP HCM.

Sân khấu nhỏ với nhiều loại nhạc cụ.

Từ các bác lớn tuổi...

... đến các bạn trẻ, ai cũng thể hiện niềm đam mê của mình.

Một không gian âm nhạc ở Xóm cafe.

Tiêu Phong

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét