Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Vu san lap mo o Tu Ky Dan to bi doa ban

Chỉ sau một đêm, hàng trăm ngôi mộ ở Tứ Kỳ, Hoàng Liệt, Hà Nội đã bị san bằng. Những người dân ở đây không dám vào khu công trường tìm mộ người thân vì sợ bị bắn. (DVT.vn) - Hằng năm, tiến hành điều tra, cập nhật khung giá đất theo giá thị trường để tạo thuận lợi cho việc sử dụng, Phó GĐ sở tài nguyên-môi trường Hà Nội. * 1 người có thể làm 1,5 mẫu ruộng/ngày
-



Lời kể của nhân chứng.

Theo lời kể của người dân làng Tứ Kỳ, trong đêm 11/3, làng có một đám cưới. Trong khi dân làng còn đang tập trung sự chú ý vào đám cưới thì phía chủ đầu tư,
Công ty cổ phần Quốc tế CT Việt Nam, đã lẳng lặng cho máy ủi san phẳng hàng trăm ngôi mộ chưa kịp di dời.

" Khoảng 4 giờ 30 phút chiều 12/3, khi đi ra ruộng rau muống, tôi mới phát hiện xe ủi đã san bằng khu mộ"- ông Nguyễn Văn Viễn, người dân đầu tiên phát hiện sự việc nói. "Khi đó chiếc xe ủi đang được anh Phương (một người dân trong làng - PV) ra dấu cho tiến vào bãi mộ. Tôi bảo là các anh không được làm thế. Không có dự án nào được làm thế. Họ mới dừng lại".

Theo những người dân làng Tứ Kỳ, đây là khu mộ cũ của làng. Những bậc tổ tiên của người dân trong làng đều được chôn cất ở đây.

Những ngôi mộ may mắn chưa bị san lấp.


" Chúng tôi không biết con số chính xác nhưng nguyên đám ruộng kia đã có mười mấy ngôi mộ rồi" - ông Nguyễn Văn Rùa, ủy viên Ban chấp hành Hội Nông dân phường Hoàng Liệt chỉ tay vào giữa khu san lấp nói.

Dân làng cho rằng, họ đã bị lừa. Trước chủ đầu tư đã hứa chỉ tiến hành san lấp sau khi đã bố trí khu nghĩa trang mới và di dời xong khu mộ cũ.

"Họ không nói một câu nào. Họ lừa lúc chúng tôi đang ăn cưới mà san ủi hết mồ mả của tổ tiên chúng tôi". Ông Bùi Văn Tuất, một người dân trong làng nói.

Dân làng bị dọa... bắn

Theo những người dân có phần mộ bị lấp, họ đã tràn vào công trường sau khi vụ việc vỡ lở. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã đuổi mọi người ra. Đường vào khu mộ đã san lấp bị rào kín, kể cả phóng viên cũng phải đứng ngoài.

Nhiều người dân cho biết, một người tên Cường thuộc bên chủ đầu tư đã dọa nổ súng nếu dân cố tình tiến vào.

"Anh Cường dọa ai vào sẽ bị bắn nên chúng tôi không dám vào"- ông Vũ Hồng Mạnh, dân phòng tổ 14 nói.

Cũng theo lời ông Viễn, nhân chứng đầu tiên, sau khi phát hiện sự việc, ông đã vào bên trong khu vực san lấp và phát hiện 4 chiếc tiểu để ở khu nhà ban quản lý.

" Người ở đấy nói là xương đã chở lên Bất Bạt mai táng rồi"- ông Viễn nói.

Chủ tịch phường nói khác

Chiều 14/3, trả lời báo giới, ông Phùng Trung Hải, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chỉ có duy nhất một ngôi mộ của dòng họ Phùng bị san lấp.

Ông Phùng Trung Hải – Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội).


Ngày 14/3, đại diện quận Hoàng Mai, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư dự án, công an khu vực và đại diện các hộ dân có phần mộ nằm trong khu vực quy hoạch đã có cuộc họp bàn về vấn đề này.

Biên bản cuộc họp lại cho thấy, có ít nhất bốn ngôi mộ của người dân đang bị thất lạc.

Cuộc họp không có sự tham gia của nhiều người dân có phần mộ bị san lấp.

Trước đó, chủ đầu tư dự án đã ba lần bị lập biên bản do không thực hiện đúng quy trình chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

Cũng theo ông Hải, Tổ công tác của phường đã từng một lần đề nghị phía đơn vị thực hiện dự án, Công ty cổ phần Quốc tế CT Việt Nam dừng ngay việc san ủi để tránh trường hợp làm mất phần mộ của những người dân trong làng.

Tổ công tác cũng yêu cầu công ty và các hộ dân họp để thống nhất phương án di chuyển khu mộ này một cách hợp lý, đúng quy định.

Tuy nhiên, đến ngày 12/3, đơn vị thi công vẫn thực hiện việc san lấp khu mộ của người dân trong làng.


Khu vực bị san lấp thuộc dự án xây dựng Khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cục III – Bộ Công an.

Ngày 2/2/2010, UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi 28.841m2 đất tại khu Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, giao cho Công ty cổ phần Quốc tế CT Việt Nam thực hiện dự án.

Đây là diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, hiện trạng là mặt nước nuôi trồng thủy sản, ruộng rau muống, một phần là mương nội đồng, trên khu đất có nhiều mộ.

Việc đền bù giải tỏa mặt bằng đã xong phần lớn, nhưng các bên chưa thống nhất được việc di dời mồ mả.



Bài, ảnh: APN


Ha Noi kien nghi on dinh khung gia dat 3 - 5 nam

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, đề nghị Nhà nước quy định khung giá đất ổn định, hằng năm có điều tra, cập nhật bổ sung theo biến động thị trường để tránh tốn kém và tạo thuận lợi cho việc sử dụng khung giá đất.

Nhà nước chỉ nên quy định giá đất tối thiểu và giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định không được thấp hơn giá tối thiểu do Chính phủ ban hành và phải kịp thời điều chỉnh khi thị trường có thay đổi.

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết Bộ đang xem xét kiến nghị này.

"Có lẽ cũng cần thời gian duy trì giá đất dài hơn hiện nay. Trong khoảng thời gian đó, giá không cố định mà có thể điều chỉnh nếu giá thực tế trên thị trường tăng trên 20%, để tránh biến động hàng năm, tạo sự ổn định cho triển khai các dự án", ông Hiển nói.

Ngoài các vấn đề trên, Hà Nội cũng kiến nghị thu tiền chênh lệch địa tô sau khi Nhà nước mở đường, xây dựng các khu đô thị để điều tiết giá trị gia tăng cho những người sử dụng đất bị thu hồi, bổ sung lại nguồn tiền từ ngân sách đã bỏ ra để đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Các vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp liên quan đến quyền sử dụng đất, vấn đề thu tiền sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… cũng được thành phố kiến nghị.

Tổng hợp

Với những tính năng ưu việt như di chuyển dễ dàng ở địa hình phức tạp, vận hành đơn giản, làm đất tơi xốp, nhỏ mịn… máy làm đất đa năng mi ni mang nhãn hiệu 1z-41A đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nông dân Lục Ngạn (Bắc Giang).

Cuối năm 2011, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Bắc Giang đã triển khai mô hình hỗ trợ nông dân ở 6 xã, thị trấn trong huyện Lục Ngạn, mỗi xã mua 1 máy làm đất đa năng 1z-41A đưa vào SX. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ 75% giá máy và được tập huấn kỹ năng vận hành, bảo dưỡng máy. Sau khi đưa vào sử dụng cho thấy, máy làm đất đa năng mi ni đã phát huy hiệu quả trên đồng đất Lục Ngạn.

Máy làm đất 1z-41A có thể vận hành một cách dễ dàng

Gia đình ông Đặng Công Sơn ở khu Trần Phú, thị trấn Chũ là một trong 6 hộ được Trung tâm KN- KN tỉnh hỗ trợ kinh phí mua máy làm đất đa năng. Vụ xuân năm nay, ông Sơn nhận làm 10 ha đất của các hộ dân trong HTX Quyết Tiến, thị trấn Chũ. Tuy đã 55 tuổi nhưng ông Sơn vẫn vận hành chiếc máy làm đất đa năng 1z-41A một cách nhẹ nhàng, nhanh nhẹn từ việc di chuyển trên đường, tháo nắp các bộ phận đến việc điều khiển máy làm đất trên ruộng nước.

Ông Sơn cho biết: Đặc điểm của huyện Lục Ngạn nói chung và thị trấn Chũ nói riêng là ruộng đồng manh mún và nhiều ruộng bậc thang nên rất phù hợp cho máy làm đất đa năng mi ni phát huy hiệu quả sử dụng. Trước kia có những thửa ruộng nhỏ máy làm đất cỡ lớn không vào được hoặc vào được ruộng nhưng không thể làm hết góc (người dân phải sử dụng cuốc để cuốc lại góc ruộng sau khi máy đã làm) thì với chiếc máy 1z-41A có thể làm hết toàn bộ diện tích. Mặt khác máy làm đất mi ni còn có ưu điểm là làm đất rất tơi xốp, nhỏ mịn; tiêu tốn ít nhiên liệu (0,4 lít xăng/giờ). Với một người khỏe, trung bình mỗi ngày có thể làm được từ 1- 1,5 mẫu ruộng.

Còn ông Vũ Đình Khoản ở thôn Hựu, xã Trù Hựu, sau khi được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua máy làm đất đa năng 1z-41A về làm đã rất phấn khởi. Ông Khoản cho biết đã sử dụng máy làm được một vụ màu và đang tiến hành làm đất để gieo cấy lúa. Khi sử dụng máy 1z-41A làm đất trồng màu, ngoài chức năng cầy, phay cho đất tơi xốp, máy còn có khả năng đánh luống rất tiện lợi cho nông dân trồng rau màu…

Được biết mô hình hỗ trợ nông dân mua máy làm đất đa năng của Trung tâm KN- KN triển khai nhằm giúp người dân giải phóng sức lao động, góp phần đưa cơ giới hóa vào SX nông nghiệp. Mỗi chiếc máy 1z-41A có tổng trị giá 26 triệu đồng, trong đó người dân tham gia mô hình chỉ phải bỏ ra 25% kinh phí đối ứng. Trải qua một vụ, các hộ dân ở 6 xã, thị trấn trong huyện đưa máy làm đất đa năng mi ni 1z-41A vào SX cho thấy: Mô hình này thực sự phù hợp với đồng đất của huyện miền núi Lục Ngạn. Các máy làm đất đa năng nhỏ đã phát huy hiệu quả sử dụng, nhất là việc khai thác máy ở những thửa ruộng nhỏ và ruộng bậc thang, làm trong vườn bãi…

Máy làm đất đa năng 1z-41A phát huy hiệu quả trên đồng ruộng xã Quý Sơn

Ông Vi Văn Năm, cán bộ Trạm Khuyến nông Lục Ngạn cho biết, thời gian tới, trạm sẽ tham mưu cho UBND huyện và Trung tâm KN- KN tỉnh tiếp tục triển khai mô hình này và tổ chức trình diễn để từng bước nhân ra diện rộng.

Huyện Lục Ngạn có diện tích rộng, với hơn 22 nghìn ha cây ăn quả các loại và khoảng 5 nghìn ha đất gieo cấy lúa. Những năm qua, việc đưa máy làm đất đa năng vào SX đã được người dân đặc biệt quan tâm. Theo đó, toàn huyện đã có hơn 1 nghìn chiếc máy làm đất đa năng các loại (chủ yếu là máy làm đất cỡ lớn, do Trung Quốc SX). Tuy nhiên việc mua máy làm đất loại nào phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng cao nhất thì vẫn chưa có sự định hướng nhiều của cơ quan chức năng. Thực tế hiện nay, nhu cầu mua máy làm đất đa năng 1z-41A của nông dân trong huyện là rất lớn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét