Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Hoc nhieu van goi trau la bo

QĐND - Có dịp đến chơi và ăn bữa cơm nhà người bạn ở huyện Kiến An (Hải Phòng), nghe chuyện học tập của đứa con trai lớp một mà tôi phát hoảng. Vợ anh bạn rành rọt kể về thời gian biểu: Từ thứ 2 đến thứ 6 học cả ngày ở trường, buổi tối 19 giờ đến 21 giờ học bài ở nhà. Sáng thứ bảy, chủ nhật học thêm tiếng Anh, chiều thứ bảy học kỹ năng sống. (HNM) - "Dạy cho rồi mà còn làm lung tung thế này à?!". Cả lớp giật mình quay về phía nó. Còn nó thì chỉ kịp thấy mắt như có cả ngàn sao, đầu đau điếng vì trước khi nó kịp tránh thì bàn tay của cô giáo dạy môn tin học đã gõ thẳng vào đầu nó rồi. Mắt nó tối sầm, còn cô thì đi luôn sang máy khác kiểm tra. (GD&TĐ) - Ngày 19-5, kỷ niệm lần thứ 122 ngày sinh của Bác, tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ báo công, dâng hoa lên Bác và vinh danh học sinh giỏi tỉnh, quốc gia năm học 2011-2012 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế tổ chức với sự tham dự của trên 1000 đại biểu là lãnh đạo Đảng, UBND tỉnh, các Sở, Phòng, ban, ngành trực thuộc, Ban giám hiệu các Trường và các em học sinh giỏi tiêu biểu các cấp học.

Chị còn lên kế hoạch ba tháng hè sắp tới cho con học tiếng Anh, học nhạc, học võ, học trước kiến thức để chuẩn bị vào lớp hai.

Tuy nhiên, việc bắt ép con trẻ học quá nhiều mà không có thời gian để vui chơi, giải trí một cách phù hợp, vô tình làm mất đi nhu cầu khám phá thế giới, không còn cảm xúc tự nhiên. Tôi vẫn nhớ như in một lần chứng kiến đứa trẻ lớp hai cứ gọi con trâu là con bò, bởi ngoài đời cháu chưa bao giờ thấy hai con vật ấy để phân biệt rõ ràng.

Thiết nghĩ, quan tâm đến học tập của con trẻ là việc làm tất yếu của các gia đình, nhưng cần tạo điều kiện cho trẻ có thời gian thư giãn, được nghỉ ngơi, vui chơi những ngày hè có ý nghĩa. Đặc biệt, phải cho các cháu được hòa đồng trong môi trường sống tự nhiên ở quê, để không đến mức khi nhìn thấy con trâu mà vẫn gọi con bò...

Duy Anh


(HNM) - "Dạy cho rồi mà còn làm lung tung thế này à?!". Cả lớp giật mình quay về phía nó. Còn nó thì chỉ kịp thấy mắt như có cả ngàn sao, đầu đau điếng vì trước khi nó kịp tránh thì bàn tay của cô giáo dạy môn tin học đã gõ thẳng vào đầu nó rồi. Mắt nó tối sầm, còn cô thì đi luôn sang máy khác kiểm tra.

Lớp im lặng đầy ngột ngạt. Nhưng là đứa hay pha trò, lại là con trai ngời ngời thế kia, nó lập tức lấy lại nụ cười nhăn nhở mọi khi, nháy mắt với lũ bạn: "Eo ơi, sợ thế!". Cả lớp thở phào, thằng Huy còn chờ cô ra khỏi phòng máy tính liền nhào sang bá vai bá cổ nó: "May quá! Bọn tôi còn tưởng quả này ông "bật" lại luôn chứ! Oan quá mà!".


Nó không nói gì, chỉ cười cười. Nhưng mãi tới lúc về, lòng nó nặng trĩu suy nghĩ về lá thư sẽ viết cho thầy hiệu trưởng.

Là học sinh giỏi, trò cưng của thầy dạy lý, nó được chọn đi thi học sinh giỏi cấp quận. Tin nó được giải nhất khiến cả lớp vỡ òa vì hãnh diện. Và rồi nó được thầy cho đi học bồi dưỡng để đi thi thành phố. Oái oăm là giờ học bồi dưỡng là tiết 1-2 buổi chiều, đạp xe về tới trường đã muộn mất nửa tiếng của giờ học tin. Nó đành xin giấy chứng nhận của trường, trình lên cô Trâm, cô giáo dạy tin học. Thoáng thấy cô không vui, nhưng nó cũng không để ý.

Nhưng chuyện không đơn giản như nó nghĩ. Cả lớp đều công nhận từ ngày học song song đội lý-lớp tin, nó bị cô giáo "săm soi" hơn hẳn. Gõ sai chính tả: Mắng, nhập sai lệnh: Mắng. Hôm nay là đỉnh điểm nhất, nó tới muộn nên mất phần lý thuyết, mà phần này nó lại không biết làm, thế là chưa kịp hỏi bạn đã bị cô kiểm tra đầu tiên. Không để nó kịp phân trần gì, cô đã dang tay đánh nó. Càng nhớ lại, cơn giận hôm nay nén được lại càng bùng lên. Nó học đội tuyển, nếu đoạt giải lần nữa thì trường cũng vinh dự. Thế mà...!

Nó nằm trên giường vắt tay lên trán suy nghĩ. Lại miên man nhớ tới lần thầy lý véo tai nó một cái rõ đau, tưởng đứt tai luôn được ấy chứ, vì nó phạm một lỗi cực kỳ ngớ ngẩn trong bài kiểm tra, nhưng mà nó có giận thầy đâu! Vì nó biết thầy thương nó lắm nên mới làm thế, không thì bài đó nó làm sai và "xơi" trứng là cái chắc! Đằng này, rõ là cô Trâm chỉ không hài lòng vì nó không học đủ giờ của cô thôi. "Được rồi, đã thế thì...". Nó nhớ lại hôm thầy hiệu trưởng gặp riêng đội học sinh giỏi của trường - bao nhiêu kỳ vọng đặt vào đây cơ mà!
Hôm sau, nó cố tình đi học sớm. Cầm lá thư "kiến nghị" trên tay, nó nửa thấy hả hê nửa lại hơi nghi hoặc. "Không biết mình làm thế này có đúng không nhỉ". Mải nghĩ, nó không để ý là thầy chủ nhiệm đã đi cạnh nó suốt tự lúc nào rồi.

- Đi giải quyết nỗi niềm à Lâm?
- Dạ?! À... dạ. - Nó giật nảy mình vì giọng thầy vừa đột ngột vang lên.
- Hôm qua, nghe nói bị cô Trâm "quạt" ghê lắm à? Thôi ra đây uống nước với thầy đã.

Chưa kịp từ chối, nó đã bị thầy kéo ra căng tin. Hóa ra lớp trưởng đã nhanh chân mật báo cho thầy và thầy đã lựa lời nói với cô Trâm, xong xuôi hết rồi. Nó lau mồ hôi, lắp bắp:
- Sao mọi người lại biết em định làm gì ạ?

Thầy cười:
- Ông tướng ạ, ai còn lạ gì tính ông! Thích phản đòn bất ngờ và triệt để (thầy nói cách nó chơi cờ đây mà!). Lần này em vội vàng quá, sao không nhờ thầy hay bạn nói để cô hiểu cho. Mình là đàn ông mà, phải tỉnh táo từ từ giải quyết chứ, đúng không?

Nó gãi đầu, chẳng nói được câu nào. Sao bây giờ nó thấy mình trẻ con thế, chẳng "ngời ngời" tí nào! Hừm... tuần sau là kỳ thi học sinh giỏi rồi, nó sẽ làm bài thật tốt và mau chóng quay về học tin. Còn bây giờ nó phải vào lớp thôi, còn phải cám ơn lớp trưởng nữa. Nhanh chân lên không chúng nó tới đông, tài thánh mới nói được.

Thầy nhìn theo bóng cậu trò cưng, lắc đầu cười hiền. "Tại sao mọi người biết?". Thầy thì vừa dạy học vừa chơi cờ với nó. Còn cô bé lớp trưởng thì... thầy cũng chịu.

(GD&TĐ) - Ngày 19-5, kỷ niệm lần thứ 122 ngày sinh của Bác, tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ báo công, dâng hoa lên Bác và vinh danh học sinh giỏi tỉnh, quốc gia năm học 2011-2012 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế tổ chức với sự tham dự của trên 1000 đại biểu là lãnh đạo Đảng, UBND tỉnh, các Sở, Phòng, ban, ngành trực thuộc, Ban giám hiệu các Trường và các em học sinh giỏi tiêu biểu các cấp học.

Nghi lễ báo công, dâng hoa lên tượng đài Bác

Phần nghi lễ báo công và dâng hoa lên Bác đã diễn ra trong bầu không khí thiêng liêng, trang trọng, khi đại diện cho 823 học sinh giỏi tỉnh, quốc gia đã hướng lên tượng đài Bác Hồ để báo với Bác những thành tích nổi bật đáng ghi nhận trong năm học qua. Những lời Bác dạy thanh thiếu niên học sinh khi Người còn sống lại vọng về biết bao trìu mến, xúc động để rồi các em xin hứa sẽ tiếp tục làm theo lời dạy của Bác, trở thành những công dân yêu nước, tài năng, hữu ích trong tương lai. Tại buổi lễ, 137 học sinh giỏi đạt giải cấp Quốc gia đã được trao thưởng một cách xứng đáng, trong số đó, có 2 học sinh trường THPT Chuyên Quốc học Huế đang tham dự đội tuyển dự thi Quốc tế môn Tin học và Hóa học. Ghi nhận và biểu dương những thành tích mà các em học sinh giỏi đã đạt được, thầy Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đánh giá cao sự những năm qua. Thắng lợi của phong trào học sinh giỏi các cấp năm học của ngành GD-ĐT Thừa Thiên Huế vừa qua là từ nỗ lực chỉ đạo, đầu tư cho chất lượng, đổi mới phương pháp dạy và học của các cấp lãnh đạo, quản lý, của đội ngũ thầy cô giáo trong toàn ngành; là thành quả của quá trình nhận thức, tổ chức dạy và học, của sự quan tâm đầu tư nhiều chương trình, dự án cho chất lượng mũi nhọn, của việc tổ chức nhiều cuộc thi phát hiện và bồi dưỡng đúng hướng, của sự phát triển trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế và Trường trọng điểm chất lượng cao Nguyễn Tri Phương; của phong trào thi đua dạy tốt, với ý thức trách nhiệm cao và tài năng của người thầy giáo.

Khen thưởng những học sinh đạt giải trong kỳ thi HS sinh giỏi Quốc gia 2011-2012.

Ghi nhận và biểu dương những thành tích đạt được của học sinh giỏi các cấp, các đơn vị, thầy Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đã nhấn mạnh: " Thành tích to lớn ấy thật xứng đáng để báo công lên Bác. Sự học là biển cả không bờ…Trong thời gian tới, thầy mong rằng các em không được chủ quan, tự mãn với thành tích đã đạt được mà phải tiếp tục phấn đấu nỗ lực để đạt thành tích cao hơn nữa; phải giỏi toàn diện, giỏi ở nhà trường và giỏi ở cả ngoài gia đình và xã hội…

P.V

,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét