Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

55 hoc sinh doat giai Le Quy Don khoi tieu hoc

TT - Sáng 26-5, vòng chung kết Giải Lê Quý Đôn khối tiểu học năm 2012 do báo Nhi Đồng và Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3) với 548 học sinh của 154 trường tiểu học. TT - TS Nguyễn Hữu Hường, trưởng khoa kỹ thuật giao thông Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), và các cộng sự vừa chế tạo thành công mẫu xe lăn điện giá rẻ dành cho người già, người khuyết tật. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất toàn cầu trong thế kỷ 21. Để giảm thiệt hại và thích nghi với BĐKH, việc chủ động xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH ngày càng cần thiết, nhằm triển khai các giải pháp và đưa kiến thức về BĐKH đến người dân một cách hiệu quả nhất.

Các thí sinh đã thi trắc nghiệm toán, tiếng Việt, tự nhiên xã hội, đạo đức, mỹ thuật và kỹ thuật, 55 thí sinh có số điểm cao nhất đã đoạt giải thưởng Lê Quý Đôn. Năm nay là lần thứ 17 cuộc thi diễn ra, thu hút gần 450.000 bài dự thi từ 400 trường tại TP.HCM và các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long...

Trước đó, Giải Lê Quý Đôn dành cho khối THCS đã diễn ra tại Trường THCS Minh Đức (Q.1) vào ngày 20-5.

PHI LONG


TS Hường trình diễn cho xe lăn điện lên dốc - Ảnh: Đức Thiện

Chiếc xe được chế tạo trên cơ sở cải tiến xe lăn thông thường hiện nay bằng cách bổ sung bộ phận truyền động chạy bằng điện bình ăcquy. Bộ truyền động nằm giữa xe với bánh xe điều khiển nằm ở dưới, phía trên là tay điều khiển bánh lái có thể gập xuống để người dùng ngồi vào hoặc ra khỏi xe dễ dàng. Bình ăcquy cung cấp điện nằm ngay dưới yên xe. Theo TS Hường, mỗi lần sạc đầy bình ăcquy (khoảng bốn giờ) có thể cung cấp điện cho xe hoạt động liên tục hai giờ.

ĐỨC THIỆN

* Máy thu học phí tự động

Ba sinh viên Nguyễn Đại Phước Lộc, Trần Văn Ba và Trần Quốc Hưng (bộ môn cơ điện tử, khoa cơ khí chế tạo máy) Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa chế tạo thành công máy thu học phí tự động. Máy này có thể phục vụ việc thu học phí của các trường ĐH, CĐ, trung cấp.

Để đóng học phí, người học nhập mã số sinh viên lên màn hình cảm ứng. Sau đó những thông tin về học phí của người học (cần đóng, đã đóng, còn nợ...) sẽ được hiển thị lên màn hình. Người học đóng tiền bằng cách đưa tiền vào một khe trên thân máy. Máy sẽ nhận dạng số tiền đã đóng và lưu vào hệ thống của trường.

HÀ BÌNH

* Chế tạo máy sấy mật ong, phấn hoa bằng chân không

Các nhà khoa học Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vừa chế tạo thành công hai chiếc máy để sấy mật ong và sấy phấn hoa theo phương pháp chân không.

Công nghệ và thiết bị sấy mật ong theo phương pháp cô đặc chân không gia nhiệt trực tiếp trong buồng sấy có kết hợp đảo trộn do PGS.TS Nguyễn Hay nghiên cứu chế tạo từ tháng 11-2010 đến nay. Thiết bị cho năng suất 20kg/mẻ sấy khoảng 60 phút. Trong khi đó, chiếc máy sấy phấn hoa theo công nghệ chân không gia nhiệt bằng vi sóng do TS Lê Anh Đức, giảng viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, chế tạo có năng suất 10kg phấn hoa/mẻ sấy. Chiếc máy này đã khắc phục được nhược điểm của các phương pháp sấy phấn hoa đã được công bố như tủ sấy không khí nóng, sấy chân không bằng điện trở...

HỒNG NHUNG


Theo đánh giá: Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành môi trường và BĐKH ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong khi đó, công tác bồi dưỡng, sử dụng nhân tài còn nhiều bất cập và hạn chế. Nhìn chung, đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, hầu hết các lĩnh vực quản lý đều thiếu công chức, viên chức có trình độ chuyên môn. Cơ cấu về ngành nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Với tình hình thực tế hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo về các chuyên ngành tài nguyên, môi trường và BĐKH là rất lớn. Để giảm và thích nghi với BĐKH một cách có hiệu quả, cần có một chương trình đào tạo chuyên sâu, nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho toàn bộ cộng đồng và mọi tầng lớp xã hội, đào tạo một đội ngũ cán bộ có chuyên môn để chỉ đạo và đưa ra chính sách, đưa được kiến thức về BĐKH đến với người dân để việc bảo vệ môi trường và thích nghi với BĐKH ăn sâu vào tiềm thức của cả cộng đồng.

Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành BĐKH góp phần thực thi các nhiệm vụ: Đào tạo, nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí hậu và BĐKH để từ đó có cách thích ứng và giảm nhẹ, làm thay đổi hành vi của con người với môi trường như: tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng... Nhận thức của người dân về BĐKH được xem như một trong những chiến lược then chốt để dẫn đến chuyển biến của toàn xã hội sẵn sàng cho những hành động ứng phó. Đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định ở các cấp địa phương. Củng cố năng lực để xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua phòng, chống thiên tai, lồng ghép với phòng và giảm rủi ro, thiệt hại vào các kế hoạch phát triển ở địa phương, bảo đảm phát triển bền vững.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của lĩnh vực có tầm quan trọng này, căn cứ vào năng lực, sứ mệnh của mình, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã quyết tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng Chương trình đào tạo thạc sĩ BĐKH. Chương trình được xây dựng với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực BĐKH cho các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, các bộ, ngành, các địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí nhằm tăng cường hoạt động truyền thông, thông tin về BĐKH đến với cộng đồng.

Với sự nỗ lực của nhiều nhà khoa học, được sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc ĐHQGHN, tháng 11-2011, Khoa Sau đại học đã tổ chức tuyển sinh và khai giảng khóa đào tạo thí điểm về thạc sĩ BĐKH với số lượng 49 học viên. Năm nay, trong kỳ thi tuyển sinh đợt một, có 50 thí sinh sẽ tham gia dự tuyển để được đào tạo trình độ cao về BĐKH.

Chương trình đào tạo thạc sĩ BĐKH tại Khoa Sau đại học, ĐHQGHN là lĩnh vực học thuật mới, lần đầu được triển khai đào tạo tại Việt Nam, mang tính liên ngành cao, nhằm đáp ứng một nhu cầu quan trọng, cấp bách và có tính toàn cầu. Chương trình tập trung vào ba lĩnh vực chuyên môn chủ yếu. Một là, khoa học về BĐKH, cung cấp những kiến thức cơ bản về BĐKH như nguyên nhân, diễn biến, dự đoán các kịch bản có thể xảy ra. Hai là, tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương, nhằm cung cấp tri thức về sự tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương của cộng đồng và các hệ sinh thái dưới tác động này. Thứ ba là, giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, lĩnh vực chuyên môn này cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn để hoạch định, thực hiện các chính sách, đề xuất biện pháp để ứng phó với BĐKH. Trong tương lai, chương trình đào tạo nhân lực ứng phó BĐKH sẽ ngày càng được mở rộng về quy mô và cấp học để đất nước ta có một đội ngũ các nhà khoa học ngày càng đông đảo nghiên cứu, triển khai các giải pháp giảm đến mức thấp nhất sự tác động tiêu cực của BĐKH.

PGS, TS TRẦN KHÁNH THÀNH

(Đại học Quốc gia Hà Nội)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét