Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Vinaphone – Hanh trinh chia se yeu thuong

Hàng loạt sai phạm tại Trường THPT Lê Lợi (Gia Lai) chưa được xử lý nghiêm, thì nay lại xuất hiện thêm những vụ việc lình xình khác, khiến dư luận bức xúc. (Nguoiduatin.vn) - Trường Trung cấp nghề Phạm Dương đã được Tập đoàn giao xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo năm 2012 là 1.200 chỉ tiêu và tập trung vào nhóm nghề Dịch vụ du lịch, Khách sạn, Nhà hàng. Hàng loạt sai phạm tại Trường THPT Lê Lợi (Gia Lai) chưa được xử lý nghiêm, thì nay lại xuất hiện thêm những vụ việc lình xình khác, khiến dư luận bức xúc.

Một ai đó đã chia sẻ về Sapa như vậy, nhưng hôm nay, chúng tôi – những đoàn viên ưu tú của Vinaphone với bầu nhiệt huyết cháy bỏng đang hướng đến Sapa với mong muốn được vơi bớt phần nào những gánh nặng khó khăn với bà con đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc.

Đoàn thanh niên VinaPhone tặng quà cho các cháu.

Vượt gần 400km qua những ngọn đèo khúc khuỷu, nhóm chúng tôi đã đến được đích đầu tiên trong "hành trình chia sẻ yêu thương".

Chúng tôi chỉ được biết đến Sapa với những vẻ đẹp thần tiên mà không hề biết rằng ẩn mình sau đó là sự khó khăn cơ cực của đồng bào các dân tộc.

Chỉ cách trung tâm thị trấn du lịch Sapa chưa đầy 10km nhưng chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những gì được trải nghiệm.

Ươm mầm...

Nằm khuất theo những dãy núi quanh co rất thơ mộng là ngôi trường dân tộc nội trú mang tên người nữ Anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu. Chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 100 em học sinh cho cả ba cấp nhưng thực sự để đưa được các em đến trường cũng phải kể đến sự nỗ lực rất lớn của các thầy cô nơi đây.

Sự thương mại hóa của một đô thị dù lịch phần nào càng làm ảnh hưởng tới việc học tập của các em dù tối tối vẫn ra rả tiếng loa: "Đề nghị khách du lịch không cho tiền và mua hàng của các cháu nhỏ để các cháu về nhà học tập"...

Hình ảnh các cô giáo miền xuôi, bỏ lại tất cả sau lưng để cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp trồng người nơi núi rừng tây bắc- Những người nữ anh hùng của thế kỷ 21.

Hiệu trưởng của trường tâm sự: "Các cháu ở đây hiếu học lắm, nhiều cháu phải đi bộ cả chục cây số để tới trường, mặc dầu hoàn cảnh khó khăn nhưng nhà trường vẫn đạt được những thành tích cao trong học tập. Thời gian qua nhờ có sự hỗ trợ của VNPT SaPa nên trong cuộc thi giải toán bằng máy tính, một cháu đã được đi thi quốc gia. Nay lại có Đoàn thanh niên VinaPhone lên tặng quà, sách vở, quần áo và đặc biệt là cả máy tính cho các cháu thế này chúng tôi mừng lắm, cảm ơn các Anh Chị VinaPhone".

Thông tin

- Thời gian: 19-21/05/2012

- Số lượng: 20 đoàn viên VinaPhone tham gia chuyến tình nguyện "VinaPhone – Hành trình chia sẻ yêu thương" tại Lào Cai .

- Số lượng quà tặng:

1. Tặng quà cho trường Trung học Cơ sở Võ Thị Sáu với tổng giá trị lên tới hơn 15 triệu đồng bao gồm: hơn 600 bộ đồ dùng học tập bao gồm: sách giáo khoa, vở, bút, thước, 01 bộ máy tính cùng rất nhiều quần áo cũ, đồ chơi cho các cháu.

2. Tặng quà cho 04 hộ nghèo xã Tả Phìn với mỗi phần quà bao gồm: 10kg gạo, đồ dùng học tập cho các cháu và phong bì trị giá 500.000đ.

P.V



>> Thanh tra Chính phủ từng mở đoàn thanh tra trách nhiệm chủ tịch tỉnh Hải Dương
>> TP.HCM: Từ 16/5, thanh tra việc sử dụng vỉa hè
>> Hàng loạt sai phạm tại Thanh tra xây dựng quận 3
>> Hà Nội: giả danh Thanh tra để lừa đảo

Trường THPT Lê Lợi, Gia Lai

Theo tài liệu, thầy Võ Hòa, Tổ trưởng bộ môn Toán, trong năm học 2010 - 2011 chỉ dạy thay 1 tiết học, nhưng Bảng kê thanh toán tiền dạy thêm giờ thể hiện tới 79 tiết? Giải thích việc này, thầy Hòa cho biết: "Tôi đã có báo cáo Công đoàn trường, tôi hoàn toàn không hay biết về việc thay đổi số lượng tiết dạy thay của tôi trong năm học 2010 - 2011, mà tất cả là do cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Tuyết". Vẫn theo thầy Hòa, vào thời gian khoảng tháng 9 - 10/2011, điện thoại của tôi nhận được tin nhắn báo về số tiền lương, tiền dạy thay, nhưng thật bất ngờ vì thấy số tiền quá lớn. Tôi đang phân vân thì ngày hôm sau cô Tuyết có điện thoại bảo với tôi: "Em có chuyển một số tiết thừa giờ của em qua cho thầy"?

Với thông báo của Hiệu trưởng, thầy Hòa đành im lặng. "Thời gian sau đó, khi lên trường thì cô Mai, kế toán có tính số tiền thừa bảo là số tiền dạy thay, tôi đã nhận và mang số tiền 9,2 triệu đồng giao lại cho cô Tuyết tại trường. Tôi thấy, làm như thế là sai phạm, nên phản ánh việc này với cô Tuyết đề nghị nói rõ để thầy cô, học sinh trong trường đỡ hiểu nhầm, thì cô Tuyết bảo rằng có việc gì thì cô sẽ chịu trách nhiệm. Nhưng đến giờ này, trên danh nghĩa ai cũng cho rằng, tôi là người nhận số tiền của 78 tiết thừa (trừ 1 tiết thực dạy), nhưng thực ra số tiền dạy thay này cô Tuyết đã nhận".

"Ngày 07/5/2012, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Tuyết đã ký Quyết định 13/QĐ-LL "Thành lập Hội đồng kỷ luật", gồm 5 thành viên, do chính Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết "tự phong" làm Chủ tịch Hội đồng?"

Riêng tại Phiếu kê khai giờ dạy năm học 2010 - 2011 của Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Tuyết là 276 tiết, nhưng tại Bảng kê thanh toán tiền dạy thêm giờ giảm xuống còn 198 tiết. Bởi vì, 78 tiết dạy thêm đã được Hiệu trưởng "chuyển" qua cho thầy Võ Hòa. Thầy Hòa bức xúc: "Khi vụ việc vỡ lẽ, bạn bè đồng nghiệp toàn xem tôi như người có tội! Tôi mong muốn nhà trường cũng như các cấp lãnh đạo làm rõ vụ việc để trả lại sự thật, sự công bằng cho tôi".

Trước những sai phạm của Ban Giám hiệu và các cá nhân liên quan, trong đó trách nhiệm chính thuộc về Hiệu trưởng. Song, ngày 07/5/2012, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Tuyết đã ký Quyết định 13/QĐ-LL "Thành lập Hội đồng kỷ luật", gồm 5 thành viên, do chính Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Ngọc Tuyết "tự phong" làm Chủ tịch Hội đồng? Vụ việc trên khiến nhiều giáo viên, nhất là những người dám đứng ra tố cáo sai phạm của bà Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, nay tiếp tục lo âu vì sẽ bị xem xét và chịu hình thức kỷ luật?

Dư luận đang thắc mắc và đặt ra những câu hỏi: Việc xử lý trách nhiệm và sai phạm của Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Tuyết sẽ tiến hành ra sao? Liệu những người dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực trong nội bộ nhà trường có bị trù dập?


Theo Thanhtra

Bắt đầu từ khóa học này, Trường Trung cấp nghề Phạm Dương sẽ áp dụng mức hỗ trợ ưu đãi đặc biệt dành cho học sinh trúng tuyển. Theo đó, học sinh trung cấp nghề sẽ được giảm 30% học phí so với mức quy định của Nhà nước (học sinh thuộc diện chính sách được miễn học phí theo quy định).

Với hệ đào tạo nhân viên Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng trình độ sơ cấp nghề, khóa học trọng điểm trong đợt tuyển sinh năm nay, Tập đoàn Vingroup sẽ hỗ trợ 70% học phí, học viên chỉ phải nộp 900.000 đồng/ khóa 03 tháng với 02 tháng học tại trường, 01 tháng còn lại được học thực hành nghề tại các cơ sở thuộc Tập đoàn như hệ thống khách sạn Vinpearl Resort, Vinpearl Luxury, hệ thống Trung tâm Thương mại Vincom...

Trong thời gian học thực hành nghề, học sinh được miễn phí ăn ở. Kết thúc khóa học và sau thời gian thử việc 02 tháng, nếu đạt kết quả tốt sẽ được tuyển vào làm việc tại các cơ sở của Tập đoàn với mức thu nhập từ 4.000.000 đồng/tháng trở lên, được hưởng đầy đủ các chế độ Bảo hiểm xã hội của Nhà nước và các chế độ phúc lợi của Tập đoàn.

Ông Nguyễn Trọng Hiền, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Phạm Dương cho biết: "Trong đào tạo nghề, điều quan trọng là phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động và đặc biệt, sẽ là tốt hơn nếu được gắn với yêu cầu của chính người sử dụng lao động (các doanh nghiệp).

Để tổ chức đào tạo hiệu quả, trường đã liên kết với các trường có uy tín để xây dựng chương trình đào tạo theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Riêng các nghề thuộc nhóm Dịch vụ du lịch, Khách sạn, Nhà hàng, chương trình đào tạo của trường đã được xây dựng tiếp cận với chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS).

P.V


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét