Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Sau hoc sinh chet duoi trong mot tuan

(PL&XH) - Cuối kỳ, thay việc dành thời gian ôn thi, những sinh viên "con trời" chìm ngập trong thế giới ảo, nợ nần quấn chặt lấy tưởng chừng như không có đường gỡ. Nhắc đến người đưa đò, ai cũng nghĩ đến những người giáo viên dạy dỗ các thế hệ học sinh đến những bờ kiến thức mới. Nhưng có một ông giáo sau khi về hưu ông vẫn tiếp nối công việc đưa đò trọn vẹn theo nghĩa đen của nó, tức là tiếp tục đưa những học trò sang sông đến trường trên chiếc đò nhỏ của mình. (PL&XH) - Cuối kỳ, thay việc dành thời gian ôn thi, những sinh viên "con trời" chìm ngập trong thế giới ảo, nợ nần quấn chặt lấy tưởng chừng như không có đường gỡ.



Chiều 20-4-2012, trên sông Lam, ba học sinh Hồ Thanh Cường (SN 1994), Chu Thanh Khôi (SN 1995) và Hồ Thanh Đạt (SN 1995, đều trú thôn Phong Đăng, xã Hưng Hòa, TP.Vinh, Nghệ An) chết đuối trong khi tắm sông. Thi thể các em sau đó được đưa vào bờ an táng.

Cách đó không lâu, 13 giờ ngày 18-4-2012, em Lê Văn Hợp (SN 1996, học sinh lớp 10 Trường THPT Đô Lương 3, trú xóm 3, xã Quang Hợp, huyện Đô Lương, Nghệ An) chết đuối khi xuống một con đập tắm sau giờ tan trường.


Nhăn mặt vì số tiền nợ khổng lồ, sau đó buông thõng một câu trong tiếng thở dài não ruột: "Đời thật là bạc".
Lối sống buông thả….

Gặp lại Dũng – sinh viên năm 3 trường Đại học CNHN, tôi không khỏi ngỡ ngàng, suýt chút không nhận ra vì bộ mặt hốc hác, đôi mắt thâm quầng của hắn. Ghé vào quán trà đá ven đường, sau câu hỏi xã giao, hắn bắt đầu kể "khổ", khuôn mặt "trẻ thơ" của hắn có vẻ lì lợm, trông "bất cần đời", hắn nói: "Có khi tao phải đúp mất 1 năm vì nợ môn nhiều quá, dạo này đang "luyện công" trên "phái Thiếu lâm", giờ bán cũng được hơn "chục quả" (10 triệu – PV) đấy".

Qua tìm hiểu được biết, thì ra thời gian học của Dũng là trong thế giới ảo, hắn say sưa, thỏa mãn đến độ mụ mị trong cái thế giới đó, để nâng cấp cho "nhân vật" của mình trên Võ Lâm Truyền kỳ, một trong những game đang thịnh hành trong giới trẻ bây giờ. Rời khỏi ghế với bộ mặt phờ phạc vì thức đêm, "tiền tươi thóc thật" trả chủ quán thì ít, mà ký sổ thì nhiều, Dũng vẫn tin rằng một ngày nào đó "nhân vật" của mình sẽ bán được tiền triệu, khi đó hắn thoải mái thanh toán nợ nần. Dũng đâu có ngờ rằng, bà chủ quán đã dành cho hắn hẳn cả 1 quyển sổ ghi nợ dài dằng dặc (nào thuốc lá, nước ngọt, bánh mỳ, tiền game… - PV) thời gian ngồi thiền chơi game. Khi nghe bà chủ quán "thân yêu" của hắn phán: "tháng này gần 3 triệu đấy, con ạ", Dũng không khỏi giật mình ú ớ. Nghe tin, cả khu trọ của Dũng cũng bàng hoàng!

Cày game rồi lăn ra ngủ ngay tại quán. Nguồn Internet

Với những anh chàng sinh viên được gọi là "chất", là "sành điệu" thì những cuộc chơi, những khoản nợ nần là "chuyện nhỏ", thường như "cơm bữa" và dường như không bao giờ có điểm kết thúc. Hùng – sinh viên Đại học TM, gãi đến toạc cả da đầu, nhăn nhó đến của hàng cầm đồ khất hẹn tiền lãi cầm cố chiếc máy tính xách tay xịn của hắn: "Nói để anh hiểu cho, dạo này em đang kẹt quá, mấy hôm nay em chạy khắp chốn xoay được gần 2 triệu lo cho khoản học phí, mấy hôm nữa hết hạn, em không đóng thì các "bác" giám hiệu không cho thi thì "chết" em".

Về quê, lấy lí do sắp đi thực tập, Hùng mượn chiếc xe Dreem mới toanh của bố mẹ, vượt hơn 50 cây số từ Bắc Giang lên Hà Nội, Hùng cắm xe không thương tiếc. Ôm về gần 15 triệu….ốp những điểm lô ấp ủ. Trượt! Lãi mẹ đẻ lãi con, giờ phải oằn mình cõng tiền lãi gần 100 nghìn đồng 1 ngày, trông Hùng già "sọp" đi, trong tiếng thở dài, Hùng trách "đời thật là bạc"!

Các hiệu cầm đồ vây quanh nhiều trường Đại học. Nguồn Internet

Dạo qua một số trường đại học, được chứng kiến cảnh mấy "cậu cử bình dân" cũng loay hoay với những khoản nợ, tuy nho nhỏ, nhưng thời gian chạy đôn chạy đáo đi vay mượn để "lấp chỗ trống" cũng chiếm phần lớn thời gian cho ôn thi, học hành. Khi được hỏi về kỳ thi học kỳ đã cận kề, thì phần lớn trong số những sinh viên này đều cho rằng: chơi đã, chưa lo, chỉ cần ôn 1, 2 tiếng là có thể tự tin vào phòng thi….(?!)
Tương lai mịt mù

Thực tế nhận thấy là, một bộ phận sinh viên bị cám dỗ về vật chất dẫn đến sa ngã, cũng có những sinh viên thụ động, có thái độ ỷ lại, phó mặc tương lai, lao vào những cuộc chơi, thú vui đến mức điên cuồng. Khi giật mình tỉnh lại, họ mới thấy rằng, cái giá họ phải trả quá đắt, khi đó lại than thân trách phận, hận đời "bạc".

Các bạn lên giảng đường, còn những sinh
viên thế này thì ngủ sau 1 đêm cày game. Nguồn Internet

Cách đây không lâu, trên địa bàn huyện Từ Liêm, lực lượng công an đã mật phục và bắt một tụ điểm đánh bạc lớn ở thôn Nguyên Xá – xã Minh Khai, trong đó các "con bạc" chủ yếu là sinh viên, khiến chúng ta không khỏi giật mình về lối sống buông thả của một bộ phận sinh viên bây giờ. Nhiều sinh viên bị đuổi học vì nợ nần, bỏ bê việc học hành. Như trường hợp của Hải, mới là SV năm thứ nhất trường Đại học CN, nhưng Hải đã lao vào con đường cờ bạc, muốn đổi đời bằng những cuộc sát phạt đỏ đen, Hải mang thẻ SV, bằng Tú Tài, CMTND cắm lấy 15 triệu để thỏa mãn ước mơ đổi đời đó của mình. Cái trò cờ bạc có thương ai, ghét ai bao giờ? Hải càng đánh càng thua, càng thua càng cay cú. Hòng gỡ gạc, Hải cắm tất cả những gì có thể cắm. Cuối cùng chủ nợ tìm về tận nhà, bố mẹ Hải vì thương con đành gạt nước mắt, bán nhà trả nợ, Hải cũng bị đuổi học.

Đời bạc do đâu, bắt đầu từ đâu? Các anh chàng sinh viên "con trời" kia nếu chịu khó ngồi ngẫm nghĩ ít phút sẽ rõ. Những buổi tụ tập đàn đúm bạn bè thâu đêm suốt sáng bên bàn rượu, những trận game kéo dài bất tận theo nhịp đều đặn của kim đồng hồ, những hội phỏm, ba cây, xóc đĩa, những lúc xuống tay những con lô, con đề sinh tử, những đường cơ dài dằng dặc, đặc quánh khói thuốc. Đời thế là bạc!

Phạm Hiền QK


16 năm chở đò miễn phí cho học sinh

Ông Nguyễn Thanh Hòa, mà người dân khu phố II, phường An Phú Đông, Q.12 thường gọi ông bằng cái tên thân mật chú Tám Hòa là một thầy giáo đã nghỉ hưu. Sau gần 30 năm đứng trên bục giảng một trường trung học ở tỉnh Đồng Nai, ông về lại quê hương và làm chủ bến phà An Phú Đông. Hàng ngày ông thường chở phà miễn phí cho học sinh khi qua lại giữa Q.12 và Q. Gò Vấp.

Hiện nay mức giá đi đò An Phú Đông của ông Tám Hòa rẻ như một ly trà đá

Trong căn nhà treo đầy bằng khen về "tấm gương người tốt việc tốt", ông Hòa bùi ngùi nhớ lại những năm tháng cơ hàn. Kể cho chúng tôi nghe về nguyên cớ thúc đẩy ông thầu lại bến đò khi trong nhà không có lấy nổi một trăm nghìn đồng. "Tôi phải cầm cố ruộng, vay mượn bạn bè lấy tiền mua đò và tự mình đưa đón mọi người qua sông. Lúc đó, gia đình tôi rất nghèo, hai vợ chồng phải bươn chải đủ nghề như chạy xe đạp thồ, sửa xe đạp, bán báo...", Ông bùi ngùi kể.

Hàng ngày, làm rẫy bên bờ sông Vàm Thuật, chú Tám Hòa thấy các cháu học sinh vượt sông trên những con đò nhỏ, chênh vênh đến trường. Nhiều lần lật đò khiến những đứa trẻ bị té xuống sông suýt chết, quần áo, tập vở ướt sũng. "Vì thương học sinh, tôi nghĩ tới việc thầu lại bến đò để giúp tụi nhỏ đến trường an toàn hơn", ông Tám Hòa cười nói.

Người dân trong khu phố II kể lại, trước kia đoạn đường gần 2km dẫn ra phà lởm chởm ổ gà, ông Hòa đã đóng góp hai phần ba số tiền để tráng nhựa, giúp người dân đi lại dễ dàng. Ông Hòa không chỉ đưa đón học sinh miễn phí mà còn giúp đỡ cả những người nghèo, người dân ốm đau trong khu phố, ủng hộ xây nhà tình nghĩa... Nhắc đến tên ông người dân nơi đây nhìn nhận với một tấm lòng trân trọng.

Những người trên phà kể cho nhau nghe về những chuyện từ thiện của ông Tám, chẳng những đi phà không tốn tiền mà còn được ông Tám giúp tiền mỗi khi ông được nghe kể về hoàn cảnh khó khăn của họ. Nhiều học sinh, sinh viên nghèo cũng được thầy Hòa cho tiền ăn sáng hay mua sách vở... Ông bảo: "Mình từng là thầy giáo nên rất quý chữ nghĩa, thấy tụi nó đi học là mừng, tụi nó gặp khó khăn thì phải ráng giúp bằng tất cả khả năng của mình". Ông Tám bảo tất nhiên đầu tư bến đò quy mô cũng là việc kinh doanh nhưng mỗi người có một mục đích kinh doanh sống khác nhau. "Tôi kinh doanh mục đích chính là làm từ thiện", ông Tám nói.

Mỗi ngày trung bình bến phà Vàm Thuật này đón khoảng 8.000 lượt khách. Trong đó có 1.000 học sinh và trăm xe cứu thương được miễn vé khi đi qua phà. Giá đi phà cho người đi bộ là 500 đồng, có xe đạp là 800 đồng/lượt, một người đi xe máy là 1.000 đồng/lượt. Điều đặc biệt, dù các đợt xăng tăng giá liên tục suốt 17 năm qua ông vẫn không xin tăng giá vé.

Mong giúp ích cho đời nhiều hơn nữa

Cách đây vài năm bến đò của ông Hòa lúc đầu chỉ vài ba nhân viên cùng những chiếc thuyền cũ kỹ... Nhưng đến nay bến phà An Phú Đông có tổng số 40 nhân viên và 5 chiếc phà quy mô trị giá hàng chục tỷ đồng. Bến đò ngày một khang trang, đẹp đẽ không chỉ được Sở GTVT TP đánh giá là một trong những nơi dẫn đầu các bến đò văn minh, an toàn, lịch sự mà còn được xem là mô hình bến đò tình thương tiêu biểu của cả TP.HCM.

Có mặt tại bến đò, tôi mới thấy những lời đồn đại về bến đò "từ thiện" nhưng an toàn-văn minh-lịch sự của ông Tám quả không sai. Chiếc phà nào cũng được trang bị đầy đủ áo phao và phao cứu sinh, nhân viên phục vụ rất niềm nở ân cần...

Lặng thầm với công việc từ thiện mỗi ngày, trong khi giá xăng dầu tăng cao, bến phà của ông Tám Hòa thu không đủ bù chi. Ông cho biết, trung bình mỗi ngày tiêu tốn hết 240 lít dầu, những ngày khách đông thì còn đủ vốn, ít khách ông lỗ từ 500.000đ đến 1.000.000đ. Mong muốn của ông lúc này được cơ quan chức năng chấp thuận cho tăng giá vé để bù đắp chi phí, trả lương nhân viên đồng thời tiếp tục thực hiện tâm nguyện đưa đò... không công cho học sinh.

"Chẳng bao lâu, khúc sông này sẽ được xây cầu, phà của chúng tôi sẽ ngưng hoạt động nhưng đó là niềm ước mơ của người dân nơi đây, tôi vui mừng nhìn thấy học sinh đi đò được thuận tiện hơn. Phà của chúng tôi sẽ đến những nơi con sông chưa có cầu những nơi đang khó khăn cần chúng tôi giúp sức". Ông Hòa tâm sự.

Dòng sông vẫn lặng lẽ trôi, ông bảo cuộc đời ông cũng như con sông Vàm Thuật kia khi đầy, khi cạn, đã có những lúc nghèo khó nổi trôi rồi mới được như ngày hôm nay nên giúp gì được cho người khác thì luôn sẵn lòng đó cũng là để trả nợ cuộc đời trả nợ tấm lòng của những người tốt đã cưu mang hỗ trợ mình trước đây.

Đã ở tuổi "thất thập" ông Tám Hòa vẫn luôn yêu đời và tràn trề nhựa sống. Bởi điều quan trọng với ông không phải là sống được bao nhiêu năm mà sống thế nào cho có ý nghĩa với đời.

Đỗ Loan


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét