Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Lam com tiep suc thi sinh

TT - 10g, tại hội đồng thi tốt nghiệp Trường THPT huyện Cần Đước (Long An), gần 800 phần ăn được hơn 100 tình nguyện viên dọn sẵn. Đây là bữa cơm chiêu đãi những vị khách đặc biệt - thí sinh vừa bước ra từ phòng thi. TT - Ngày làm giáo viên mầm non, tối đến cô Nguyễn Thị Thuận (48 tuổi, ở thôn 1, xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) đi học thêm bổ túc văn hóa để thực hiện tiếp con đường học hành dở dang của mình. (Dân trí) - Sáng nay 3/6, đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu đã đột xuất thanh tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đà Nẵng.

Thầy cô giáo, tình nguyện viên phục vụ bữa ăn trưa miễn phí cho các em học sinh Trường THPT Cần Đước (Long An) trưa 2-6 - Ảnh: Ngọc Tài

Sau hơn 15 phút túm tụm bàn bạc về môn thi, các em nhanh chóng tìm đến vòng tay của cha mẹ túc trực từ sáng trước cổng trường. Những em nhà xa thì tìm đến khu vực ăn trưa mà các thầy cô đã thông báo trước.

Lúc này các thầy cô, các tình nguyện viên đã đứng cạnh các bàn ăn làm nhân viên phục vụ. Gặp các em, ai cũng hỏi: "Con làm bài được không?". Đa số các em đều trả lời: "Dạ, làm được ạ". Nét mặt các tình nguyện viên giãn ra với nụ cười hạnh phúc. Họ thi nhau nắm tay dắt các em học sinh đến bàn ăn: "Ăn đi mấy đứa, xong rồi nghỉ ngơi chuẩn bị chiều thi tốt hơn hồi sáng nữa nghen".

Bữa cơm trưa đặc biệt này có một món mặn, một món xào, canh và trái cây tráng miệng. Trong lúc các em ăn thì thầy cô đứng bên ngoài thay nhau chạy xuống bếp lấy thêm cơm, thức ăn còn nóng hổi để lên bàn. Nhiều em ngại ngùng chỉ dùng một chén cơm rồi buông đũa. Các thầy cô và tình nguyện viên liền bước tới động viên: "Ăn thêm đi. Ngại ăn ít lát vô phòng thi đói bụng không thi tốt đâu đó".

Đã bốn năm nay các em học sinh lớp 12 của huyện Cần Đước được chăm lo bữa ăn trưa sau những buổi thi như thế này. Hoạt động do UBND huyện phát động và nhận được sự hưởng ứng của nhiều đoàn thể địa phương. Năm nay, huyện huy động được 2.400 suất ăn miễn phí trong ba ngày thi cho các em với tổng kinh phí hơn 50 triệu đồng từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Năm nay huyện có hơn 1.600 thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT thì hơn 50% các em được phục vụ bữa ăn miễn phí. Tất cả thức ăn được các chị em trong Hội phụ nữ, Hội khuyến học và đoàn viên thanh niên các cấp cùng nhau nấu từ lúc sáng sớm.

Cùng lúc đó, tại Trường THPT Cao Lãnh 2 (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) cũng tổ chức bữa ăn miễn phí cho các em. Tổng cộng hai trường hỗ trợ gần 150 suất mỗi ngày. Riêng ở Trường THPT Trần Đại Nghĩa, hoạt động này diễn ra từ lúc ôn thi đến khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp. Các phần cơm do chính giáo viên trong trường đảm nhận nấu, phục vụ học trò của mình.

NGỌC TÀI - THÚY HẰNG


Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cô Thuận cũng "lều chõng" đi thi cùng những thí sinh khác.

Thí sinh Nguyễn Thị Thuận tại hội đồng thi Trường THPT thị xã Phước Long (Bình Phước) trước giờ thi môn văn sáng 2-6 - Ảnh: Hà Bình

Tại hội đồng thi Trường THPT thị xã Phước Long (Bình Phước), người phụ nữ giàu nghị lực cho biết đã làm cô nuôi dạy trẻ 18 năm. "Lúc đó, vì điều kiện kinh tế quá khó khăn, lại dồn sức nuôi con ăn học nên tôi chưa có điều kiện học tiếp. Nay các con đã trưởng thành, đã có thể tự lập nên tôi cũng sắp xếp thời gian để trở lại trường" - cô Thuận kể. Hai con cô Thuận hiện là giáo viên cấp III. Người dạy toán thì kèm thêm cho mẹ trong việc học và thi tốt nghiệp. Người dạy tin học thì hướng dẫn mẹ soạn bài.

Ba năm miệt mài đèn sách nhưng do "tuổi cao, học khó vào", kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước cô Thuận cũng dự thi nhưng chưa đậu. Không từ bỏ việc học của mình, năm nay cô lại tiếp tục ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp. Gần hai tháng trước kỳ thi, cô mượn thêm sách vở đề cương các môn thi của các cháu mình. Thời gian rảnh, cô đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã Phước Long cách nhà 18km để ôn luyện thêm. "Ôn bài mọi lúc mọi nơi - cô Thuận tâm sự - Lớn tuổi rồi, lại bận công việc nên học hành cũng khó. Tranh thủ được lúc nào học lúc đó. Những môn xã hội thì học được, nhưng môn tự nhiên thì khó vào lắm. Cái nào không biết thì nhờ con mình hướng dẫn thêm".

Những ngày thi, buổi sáng chồng cô Thuận - cũng là một giáo viên - chở cô đến hội đồng thi Trường THPT thị xã Phước Long cách nhà 18km. Trưa, cô ở lại trường chờ đến buổi thi chiều. Hỏi về hai môn trong ngày thi đầu tiên, người phụ nữ quê gốc Thái Bình cho biết mình làm được môn văn, còn môn hóa chỉ được phần lý thuyết. "Tôi đã học kỹ môn địa lý về bảy vùng kinh tế, cách vẽ biểu đồ...để kiếm thêm điểm. Học để có thêm kiến thức, giúp ích cho công việc nên tôi luôn cố gắng tự lực cánh sinh trong việc học và cả kỳ thi" - cô Thuận chia sẻ thêm.

HÀ BÌNH


Theo đó, đoàn thanh tra của Bộ đã thanh tra đột xuất 2 Hội đồng coi thi (HĐCT) tại Đà Nẵng là HĐCT THPT Nguyễn Trãi (Q. Liên Chiểu) và HĐCT THCS Phan Đình Phùng (Q. Thanh Khê).

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa thanh tra đột xuất tại HĐCT THPT Nguyễn Trãi ở Đà Nẵng sáng 3/6.

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao sự phối hợp của ngành Giáo dục Đà Nẵng với chính quyền địa phương và các ban, ngành chức năng, đảm bảo được trật tự, an toàn và thực hiện tốt quy chế thi.

Theo Thứ trưởng Nghĩa, Đà Nẵng đã có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt cho thí sinh đi thi như cấm xe ben lưu thông trong giờ cao điểm vào các ngày thi ở các tuyến trung tâm thành phố và các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ gần khu vực trường thi, yêu cầu phụ huynh đón đợi con em đứng cách xa cổng trường thi từ 100 mét để đảm bảo trật tự an ninh ở các HĐCT, bố trí khu vực để tư trang của thí sinh cách ly với khu vực thi… Đây là những biện pháp kinh nghiệm của Đà Nẵng cần được nhân rộng ở các địa phương khác.

Theo báo cáo nhanh của Sở GD - ĐT TP Đà Nẵng, trong buổi thi môn Địa lý sáng nay, có thêm 3 thí sinh bỏ hi, đều không có lý do. Như vậy, tại Đà Nẵng, đến nay, đã có 36 thí sinh có đăng ký dự thi ở cả 2 khối THPT và GDTX bỏ thi tốt nghiệp THPT. Không ghi nhận sự cố bất thường nào xảy ra trên địa bàn.

Khánh Hiền


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét