Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

2.000 hoc sinh hoc chuong trinh quoc te Cambridge

"Bơi" trong giờ thực hành TTO - Bài viết Có nên cấm HS nhảy flashmob tổng kết năm học? nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc. Không ít trong số đó là học sinh các trường vừa diễn ra hoạt động nhảy flashmob mà bài báo nêu. "Bơi" trong giờ thực hành

Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc sở, cho biết ngoài chương trình chính thức của Bộ GD-ĐT, chương trình Cambridge là cơ hội để phụ huynh học sinh lựa chọn trong quá trình hội nhập. Theo chương trình này, học sinh được cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản trong 3 lĩnh vực: toán, tiếng Anh và khoa học. Học sinh học xong chương trình Cambridge ở từng bậc học, sẽ thi lấy bằng và giá trị được các trường ĐH trên 160 quốc gia công nhận.

Tại TPHCM, chương trình được tổ chức từ 3 năm nay với khoảng 2.000 học sinh theo học.


Tại TPHCM, 17/85 trường THPT ngoài công lập vẫn chưa có phòng thí nghiệm. Giáo viên nhiều trường công lập lúng túng khi sử dụng thiết bị lệch chuẩn

Học sinh Trường THPT Trưng Vương (TPHCM) trong giờ thực hành thí nghiệm. Ảnh: Tấn Thạnh
Lãnh đạo nhiều trường THCS, THPT tại TPHCM cho biết một thực trạng đang gây khó khăn cho việc dạy và học hiện nay chính là thiết bị thực hành thí nghiệm vừa thừa lại vừa thiếu, đặc biệt có nhiều thiết bị không đạt chuẩn theo yêu cầu của sách giáo khoa.

Thiết bị nằm nguyên trong kho

Bà Hoàng Thị Nguyệt, nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm của Trường THPT Nguyễn Huệ (quận 9), cho biết mô hình cấu trúc phân tử ADN chỉ cần 6 bộ nhưng trường được trang bị đến hơn 20 bộ. Tương tự, nhiều bộ mô hình nguyên phân, giản phân 1 và 2 vẫn còn nằm nguyên ở kho, trong khi những bộ thiết bị khác lại thiếu. Còn về độ chính xác của thiết bị, theo bà Nguyệt thì trong bài con lắc đơn, sách giáo khoa ghi chiều dài con lắc là 75 cm nhưng thiết bị thí nghiệm chỉ dài 50 cm, cổng quang điện thì mỏng manh, học sinh làm mãi không ra kết quả như sách, còn giáo viên cũng đành chịu thua.

Tại Trường THCS Phan Tây Hồ (quận Gò Vấp), các giáo viên cho rằng đồ dùng dạy học hiện còn thiếu nhiều thứ và chưa chắc chắn, chất liệu không phù hợp, mau hư. Chẳng hạn như mô hình xương động vật làm bằng thạch cao nên dễ sứt mẻ, chỉ dùng được vài lần là các bộ phận không thể gắn được vào nhau; đồng hồ vạn năng có độ chính xác không cao; các đồng hồ đo trong môn vật lý thiếu chính xác; mô hình cho môn hình học không gian thiếu lăng trụ đặc biệt…

Né tiết thực hành?

Tại cuộc hội thảo đánh giá tình hình hoạt động của các trường THPT ngoài công lập gần đây, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết TP đang có 85 trường THPT ngoài công lập. Một số trường đã đầu tư cơ sở vật chất và trang bị phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, mức độ đầu tư của các trường không đồng đều. Hiện vẫn còn 17 trường thiếu các phòng thực hành thí nghiệm.

Đại diện một trường THPT tư thục cho biết trường chưa có phòng thí nghiệm do gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Cơ sở thuê hẹp nên phải ưu tiên cho việc tổ chức lớp học. Tất nhiên còn vì lý do nữa là việc thi cử không yêu cầu học sinh phải làm thí nghiệm mà chỉ cần nắm tốt lý thuyết là đủ (?).

Với khối trường công lập, hầu như trường nào cũng có phòng thực hành thí nghiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng các trang thiết bị cũng có những giới hạn khác nhau. Bà Phùng Thị Nguyệt Thu, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6), cho biết từ khi thay sách giáo khoa, số tiết thực hành thí nghiệm và kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị tăng lên. Vấn đề còn lại là các trường sử dụng thiết bị như thế nào bởi thực tế, nhiều giáo viên đang có tâm lý né các tiết thực hành phức tạp.

Cùng quan điểm trên, hiệu trưởng một trường THPT ở quận Gò Vấp nói hầu hết giáo viên chỉ có thể tổ chức cho học sinh làm thực hành, thí nghiệm với những nội dung đơn giản do phần lớn đều kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản về việc quản lý, tổ chức và sử dụng các thiết bị thí nghiệm.

Dừng tuyển sinh nếu không đủ điều kiện dạy học

Trước thực tế nhiều trường THPT ngoài công lập chưa có phòng thực hành thí nghiệm, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết để bảo đảm quyền lợi học sinh, sở đã có văn bản yêu cầu các trường phải có phòng thực hành thí nghiệm. Trong đó, phải đầu tư đủ các trang thiết bị. Sở GD-ĐT đã đề ra thời hạn để các trường mua sắm, đầu tư và sau đó sẽ kiểm tra. Nếu trường nào không đủ điều kiện dạy học sẽ bị tạm dừng tuyển sinh. Về việc mua sắm trang thiết bị phục vụ thực hành thí nghiệm, các trường công lập được rót kinh phí và tự mua sắm nên chịu trách nhiệm về chất lượng của trang thiết bị phục vụ thực hành, thí nghiệm.


Nguyễn Huy

Có phải "người lớn" đã quá khắt khe và "phản ứng quá mạnh" trước hoạt động này của bạn trẻ? Hoạt động nhảy flashmob ấy có đáng bị "dán nhãn" vô kỷ luật? Việc phản đối ấy liệu có đi ngược lại việc khuyến khích học sinh sáng tạo, chủ động?

Ở góc nhìn khác, một số bạn đọc cho rằng bạn trẻ có nên bình tĩnh hơn khi tiếp thu ý kiến của người lớn, nên tôn trọng kỷ luật, tính tổ chức.

Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau và chia sẻ quan điểm riêng.

Một cảnh quay trong clip do các bạn học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thực hiện - Ảnh chụp từ clip

Sao nỡ nói chúng em vô kỷ luật?

Em là một trong số hơn 200 học sinh tham gia flashmob ngày 18-5 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Chúng em đã chuẩn bị cho sự kiện này trong suốt 9 tuần với biết bao cố gắng của hơn 200 bạn học sinh với mong muốn để lại một ký ức đẹp không bao giờ phai nhạt thời áo trắng.

Sau khi kết thúc hoạt động, chúng em đã cùng nhau nhặt từng mảnh bông giấy nơi sân trường. Vậy mà sao chúng em lại bị xem như những học sinh vô kỷ luật, vô tổ chức?

Dù thế nào chăng nữa em vẫn luôn tự hào và mãi lưu giữ những kỷ niệm đẹp của ngày hôm ấy.

NTV_CĐ_AN GIANG

Mong thầy cô nghĩ lại

Tôi có coi clip rất hay, rất xúc động. Không thấy có gì đáng lên án ở đây cả. Ngành giáo dục luôn hô hào kêu gọi học sinh phải chủ động, năng động, sáng tạo... vậy những việc này không phải năng động, sáng tạo sao?

Phải chăng tâm lý chung của tất các vị cán bộ lãnh đạo là cái gì quản không được thì cấm? Còn riêng ngành giáo dục thì có thêm chuyện nữa là chuyên nói ngược và làm ngược (như chuyện nói không với bệnh thành tích). Thật tội các em học sinh!

NGUYỄN VIỆT THÁI

Làm mẹ, tôi bức xúc khi con bị xô đẩy

Tôi là phụ huynh một học sinh của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), có chân trong ban đại diện phụ huynh học sinh. Năm nay, con tôi ra trường nên tôi biết rõ diễn biến của vụ việc.

Tôi chỉ xin nêu vài vấn đề mà mình thấy là quan trọng. Thứ nhất, phụ huynh chúng tôi rất bức xúc việc một số vệ sĩ ngăn cản, xô đẩy các em. Với các học sinh nữ thì các vệ sĩ này đã có những hành vi không đứng đắn. Thứ hai, không phải các em học sinh khối 12 đợi đến lễ ra trường mới chen ngang vào xin nhảy mà các em đã xin từ trước đó khá lâu, nhằm chuẩn bị tập dượt nhưng không được đồng ý.

Trả lời như cô quyền hiệu trưởng trường dễ có cảm giác các em không có kế hoạch, chen ngang vào buổi lễ.

HUỲNH THỊ LÝ

Các bạn học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong nhảy flashmob chia tay năm học - Ảnh chụp từ clip

Clip các bạn học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong nhảy flashmob chia tay năm học

Có đáng "dập tắt" chút "loạn" học trò?

Tôi là học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM). Tuy tôi không tham gia nhảy flashmob nhưng tôi vô cùng bức xúc với cách nhà trường đối xử với học sinh.

Hầu hết các học sinh lớp 12 đã 17 - 18 tuổi, đều đã có khả năng chịu trách nhiệm và ý thức được hành vi của mình. Tai nạn "nhảy lên cổ" cách đây 5 năm lẽ ra phải được thông báo nhắc nhở, đi kèm những lưu ý khác mà các bạn điều hành việc nhảy có thể nói trước khi mọi người cùng thực hiện.

Việc cấm thật là điều vô lý. Không những thế, nhà trường còn rút nước khỏi hồ và điều động giáo viên, bảo vệ... đứng canh gác. Hình ảnh ấy theo tôi là hết sức lố bịch. Chỉ một chút "loạn" để chia tay tuổi học trò mà cũng dập tắt, như thế có đáng không?

Nếu đã khăng khăng cho rằng nhảy hồ "nguy hiểm", vậy xin giải thích việc cấm Flashmob? Đây là một hoạt động tập thể mà tôi vô cùng yêu thích.

RANDOM

Clip tro made in 12 của học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam - Nguồn: YouTube

Nhà trường có phần cực đoan

Về sự kiện của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), tôi nghĩ dù các em học sinh có hành động quá khích đi chăng nữa, nhưng theo thực tế, với tư cách một hiệu trưởng, một nhà giáo thì hành động thuê vệ sĩ từ bên ngoài trường vào để trấn áp các em học sinh trong một buổi lễ đúng nghĩa của các em thì có phù hợp với môi trường sư phạm?

Chưa kể đến việc mục đích của các em học sinh lớp 12 chỉ nhằm để lại một kỷ niệm đẹp cho quãng đời học sinh của mình chứ không phải bạo động nhà trường. Tôi thiết nghĩ một khi nhà trường làm như vậy là đã có suy nghĩ và nhìn các em học sinh dưới ánh mắt cực đoan thái quá.

Có một điều chắc chắn, nếu nhà trường có thể thấu hiểu và sát cánh cùng học sinh, cùng nhau thực hiện một hình thức sự kiện lành mạnh, có ý nghĩa và tươi trẻ để thay thế các hình thức mà nhà trường cho là vô lễ như trên thì có lẽ đã không xảy ra việc đáng tiếc này và tình thầy trò cũng sẽ không bị ảnh hưởng như vậy!

LAN HUONG

Cần được nhà trường cho phép

Trước hết, tôi cho rằng các bạn nhảy flashmob rất đẹp và có vẻ khá chuyên nghiệp. Song, sẽ đẹp và chuyên nghiệp hơn nếu việc đó (nhảy flashmob) được nhà trường ủng hộ, cho phép.

Theo tôi, giải thích của các thầy cô lãnh đạo các trường trong bài viết nói trên là hoàn toàn phù hợp. Rõ ràng, trường không cấm các bạn học sinh nhảy flashmob (thậm chí cả những hoạt động khác nếu lành mạnh và phù hợp), ngược lại còn động viên, khuyến khích các bạn nếu các hoạt động đó nằm trong khuôn khổ và quy tắc của nhà trường. Nói khác hơn, các bạn phải tuân thủ các quy định chung.

Hơn ai hết, các bạn là học sinh, một trong số nhiều điều cần học là các chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực ứng xử. Một trong các chuẩn mực ấy là ứng xử đúng quy tắc.

SĨ LÊ (TRÀ VINH)

Học sinh nên chú tâm học hành

Bây giờ tôi đã trưởng thành có công việc ổn định. Chúng tôi đã sống và lớn lên nhờ những quy định mà các bạn trẻ bây giờ gọi là vô lý, thiếu tôn trọng đó. Tôi nghĩ các bạn nên xem lại. Ra những quy định không phải là phục vụ người ra mà phục vụ số đông. Mong các bạn hãy chú tâm hơn vào việc học.

THÁI SƠN

Vô kỷ luật!

Muốn làm gì thì các em cũng phải đăng ký trước chứ đâu thể cái kiểu tùy tiện như vậy thì xã hội này sẽ không có trật tự. Tôi sống ở Mỹ nhiều năm nhưng chưa bao giờ thấy kiểu hành xử vô kỷ luật như vậy trong các buổi lễ. Muốn làm gì thì học sinh cũng phải có tổ chức và đăng ký trước cho ban tổ chức buổi lễ!

VOGP


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét