Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Gan 2.600 thi sinh khong den du thi trong ngay dau

(Dân trí) - Kết thúc ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT với môn Ngữ Văn và Hóa học, cả nước có 2.584 thí sinh không đến dự thi (tỷ lệ 0,76%); có 3 thí sinh không được dự thi do đến chậm quá 15 phút sau thời điểm tính giờ làm bài. (VOH) - Sáng nay 02/6, gần 1 triệu thí sinh cả nước đã bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. Trong kỳ thi năm nay, Bộ GD-ĐT đổi mới ở một số nội dung như: không bắt buộc phải tổ chức thi theo cụm trường, bỏ chấm chéo bài thi giữa các tỉnh thành, tổ chức thi ghép hệ giáo dục thường xuyên và hệ phổ thông trong cùng một hội đồng thi, giao cho các địa phương chủ động thanh tra kỳ thi. "Cái bang" lập băng nhóm bủa vây sinh viên làng Đại học

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, trưởng Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp 2012, nhận định ngày thi đầu diễn ra bình thường, an toàn, nghiêm, túc và đúng quy chế.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, toàn quốc có 64 đơn vị tổ chức thi (gồm 63 sở GDĐT và Cục Nhà trường-Bộ Quốc phòng), thành lập 2.307 Hội đồng coi thi với tổng số 40.620 phòng thi, huy động 124.153 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi cả nước là 963.474 (trong đó, có 856.097 thí sinh GD THPT và 107.377 thí sinh GDTX); số thí sinh đến dự thi là 960. 890, đạt tỷ lệ 99,24%; trong đó, có 855.019 thí sinh GD THPT (đạt tỷ lệ 99,87%) và 105. 871 thí sinh GDTX (đạt tỷ lệ 98,60%).

Thời tiết trong hai buổi thi trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi cho việc làm bài thi của thí sinh. Tại một số địa phương có mưa to nhưng thí sinh vẫn đến dự thi đông đủ, các phòng thi vẫn an toàn. Cả nước chỉ có 2.584 thí sinh không đến dự thi (tỷ lệ 0,76%); có 3 thí sinh không được dự thi do đến chậm quá 15 phút sau thời điểm tính giờ làm bài.

Về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Thứ trưởng Hiển cho hay, được bảo mật an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu từ soạn thảo, in sao đến vận chuyển tới các Hội đồng coi thi, các phòng thi và thí sinh.

Theo đánh giá chung ban đầu, đề thi của các môn Ngữ văn và Hóa học có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, vừa sức với học sinh, đảm bảo kiểm tra được kiến thức cơ bản và có khả năng phân hóa trình độ của thí sinh. Đề thi Ngữ văn tiếp tục được ra theo hướng mở; đặc biệt, câu nghị luận xã hội được coi là thiết thực.

Thứ trưởng Hiển khẳng định: "Trong cả hai buổi thi, không có hiện tượng tung tin thất thiệt và không có ý kiến thắc mắc gì về đề thi".

Các sở GDĐT và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng đã quán triệt Quy chế, văn bản hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GDĐT, tập trung huy động mọi nguồn lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tổ chức tốt kỳ thi. Các nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội và phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện cho thí sinh dự thi an toàn.

Cũng theo lãnh đạo Bộ, trong kỳ thi này, các Bộ, Ngành liên quan như Công an, Điện lực, Tài chính, Bưu chính- Viễn thông, UBND các cấp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ngành Giáo dục trong chỉ đạo, bảo đảm các điều kiện an ninh, trật tự, an toàn giao thông và nguồn điện, nước ổn định cho công tác tổ chức thi.

Kỷ cương trường thi và kỷ luật phòng thi tiếp tục được duy trì. Các trường hợp vi phạm quy chế thi của thí sinh và cán bộ coi thi đã được phát hiện và xử lý nghiêm túc, kịp thời. Cả nước chỉ có 08 giám thị bị đình chỉ làm công tác thi, 4 thí sinh GD THPT và 10 thí sinh GDTX bị đình chỉ thi.

Nhìn chung, ngày thi thứ nhất của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 diễn ra bình thường, an toàn, nghiêm, túc và đúng quy chế.

Tại Hà Nội , kết thúc thi môn Hóa chiều nay số thí sinh đến dự thi là 70.955 học sinh THPT dự thi đạt 99,79%; khối GDTX, là 3996 thí sinh dự thi đạt 98,52%. Có một thí sinh bị tai nạn giao thông. Như vậy, trong ngày thi đầu cả Hà Nội có 4 thí sinh bị tai nạn giao thông phải bỏ thi.

Thí sinh Hà Nội kết thúc buổi thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. (Ảnh: Nhữ Trang)
Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: "Kết thúc ngày thi đầu tiên, tại Hà Nội chưa có vấn đề gì xảy ra. Các Hội đồng thi vẫn nghiêm túc".
Kết thúc ngày thi thứ nhất, trong tổng 9.615 thí sinh dự tốt nghiệp THPT tại Hà Nam , thì vào buổi sáng chỉ có 1 thí sinh bỏ thi, buổi chiều có 2 thí sinh, cả 2 trường hợp trên đều nghỉ thi không có lý do. Không có thí sinh, giám thị nào vi bị đình chỉ thi.

Các thí sinh chia sẻ với nhau sau khi thi xong môn Hóa tại trường THPT Tiểu La (huyện Thăng Bình, Quảng Nam). (Ảnh: C.Bính)
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Tĩnh , kết thúc ngày thi thứ nhất, trên địa bàn toàn tỉnh có 25 thí sinh bỏ thi trong đó 16 thí sinh tại các trường THPT và 9 thí sinh tại các trung tâm GDTX. Tình trạng thí sinh đi muộn sau khi phát đề thi hay vi phạm quy chế thi không có.

Vẫn còn rải rác phao thi trên đường. (Ảnh: Phượng Vũ - Văn Dũng)
Năm nay tình trạng "phao" thi tại Hà Tĩnh đã giảm nhưng vẫn khổng thể tránh cảnh "phao" thi vẫn nằm rải rác ở trên đường.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị , trong ngày thi đầu tiên toàn tỉnh có 15 thí sinh không dự thi, trong đó có 2 thí sinh được miễn thi và 2 thí sinh mất trước ngày thi.

Theo báo cáo nhanh của Sở GD-ĐT Quảng Nam , trong buổi thi môn Hóa chiều nay có 20.655 thí sinh đăng ký dự thi thuộc khối THPT, trong đó có 20.612 thí sinh chính thức dự thi (bỏ thi 43 thí sinh, đạt 99,79%); khối GDTX có 865 thí sinh dự thi và có 856 thí sinh chính thức có mặt dự thi (có 9 thí sinh bỏ thi, đạt 98,96%). Không có thí sinh nào vi phạm trong buổi thi môn Hóa chiều nay.
Kết thúc buổi thi môn Hóa chiều 2/6, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết: Có thêm một thí sinh ở khối THPT, đã dự thi môn Văn buổi sáng tại Hội đồng coi thi THPT Phan Thành Tài bỏ thi buổi chiều, lý do thí sinh ốm đột xuất.

Như vậy, ngày thi đầu tiên ở Đà Nẵng có 33 thí sinh bỏ thi; trong đó, có 17 thí sinh ở khối THPT và 16 thí sinh ở khối GDTX. Sở GD - ĐT TP. nhận định chung tình hình ngày thi đầu tiên tại địa bàn diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các Hội đồng coi thi được đảm bảo.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Đà Nẵng, ngày thi đầu tiên diễn ra tại địa bản được đảm bảo an ninh, nghiêm túc, đúng quy chế. (Ảnh: Khánh Hiền)

Theo ghi nhận của PV Dân trí tại các điểm trường thi THPT Trần Phú và THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) trong ngày thi đầu tiên, tình trạng phát tờ rơi quảng cáo, tiếp thị trước cổng trường thi vẫn tái diễn.

Lực lượng phát tờ rơi vẫn túc trực đón đợi trước cổng trường "vây" thí sinh vừa tan trường thi. (Ảnh: Khánh Hiền)

Cứ ngay sau mỗi buổi thi kết thúc, đội ngũ phát tờ rơi quảng cáo, tiếp thị lại nhanh chóng áp sát cổng trường thi, "vây" thí sinh và cả phụ huynh chờ đón con em, mặc cho lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở. Cảnh tờ rơi vương vãi trước cổng trường thi khi thí sinh đã xem xong thông tin cũng rất mất mỹ quan.

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình , trong ngày đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp năm nay, trên địa bàn tỉnh có 12 thí sinh nghỉ thi, trong đó phần lớn là các thí sinh tự do. Nhận định chung trong buổi thi đầu tiên, ở tất cả các địa điểm thi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn ra khá nghiêm túc, không có trường hợp giám thị, thí sinh nào vi phạm quy chế thi hay đi muộn.

Tiến sĩ Thái Văn Long - giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết, ngày thi đầu tiên diễn ra đúng qui chế, thí sinh phấn khởi làm bài tốt. Tại 32 hội đồng thi THPT và BT THPT vắng 51 thí sinh trong đó 13 thí sinh (7.000 thí sinh đăng ký), 38 thí sinh (1.000 thí sinh đăng ký dự thi). Những thí sinh vắng mặt ngày thi đầu tiên có 2 thí sinh vắng mặt do bị tai nạn giao thông ở hệ bổ túc, còn lại vắng không lí do.

Ngày thi đầu tiên, tỉnh Bạc Liêu 14 thí sinh vắng mặt không rõ lý do. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tỉnh Bạc Liêu có 4.138 thí sinh hệ THPT và 762 thí sinh BT THPT đăng kýdự thi, tại 16 hội đồng coi thi, với 847 cán bộ, giáo viên, bảo vệ tại các hội đồng coi thi đặt 7 huyện, thành phố. Công an tỉnh Bạc Liêu và các huyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phục vụ thí sinh đến phòng thi thuận lợi, an toàn.

Thí sinh Cà Mau kết thúc ngày thi đầu tiên. (Ảnh: Huyền Trang)
Ông Trần Việt Hùng - giám đốc Sở GD- ĐT tỉnh Sóc Trăng cho biết, có 8.443 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT gồm 6982 thí sinh THPT và 1.491 thí sinh BT THPT. Ngày thi đầu tiên có 66 thí sinh vắng mặt, 29 thí sinh vắng mặt có lý do bị tai nạn giao thông, bị ốm ở khối THPT. Phần lớn thí sinh hệ GDTX vắng mặt không lý do.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT các tỉnh khu vực ĐBSCL , nhìn chung ngày thi thứ nhất đã diễn ra an toàn, nghiêm túc.

Tỉnh Long An ngày thi thứ nhất hệ THPT vắng 13 thí sinh, hệ GDTX vắng 30 thí sinh và toàn tỉnh không có thí sinh vi phạm quy chế thi. Tỉnh Tiền Giang có 15.138 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT; hệ THPT có 17 thí sinh vắng thi; hệ GDTX vắng 43 thí sinh; không có thí sinh vi phạm quy chế thi. Tỉnh Bến Tre có 10.807 thí sinh hệ THPT dự thi. Toàn tỉnh có 25 thí sinh vắng thi; không có thí sinh vi phạm quy chế thi.

Kết thúc ngày thi đầu tiên, tỉnh Quảng Bình có 11.736 thí sinh tham gia dự thi, trong số 11.754 thí sinh đã đăng ký trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, đạt tỷ lệ 99,85%. Các thí sinh không thể dự thi gồm có 2 thí sinh bị tai nạn giao thông trước ngày thi, 7 thí sinh bị ốm và 9 thí sinh vắng thi không có lý do. Đặc biệt, trong 2 môn thi của ngày đầu tiên không có thí sinh nào bị đình chỉ thi.

Nhiều thí sinh vừa bước ra khỏi phòng thi đã nhắn tín, gọi điện chia vui cùng người thân (Ảnh: Đặng Tài)
Công tác coi thi, thanh tra và tình hình an ninh trật tự cũng diễn ra khá nghiêm túc, không để xảy ra tình trạng đáng tiếc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tỉnh Kon Tum có 4.391 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 2.705 thí sinh là người dân tộc thiểu số.

Trong ngày thi đầu tiên 2/6, Kon Tum có 11 thí sinh không dự thi hai môn Ngữ văn và Hóa học, trong đó khối THPT có 5 thí sinh (2 thí sinh bị ốm); khối GDTX là 6 thí sinh. Theo Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Kon Tum, ngày thi đầu tiên tại Kon Tum diễn ra nghiêm túc, không có thí sinh và giám thị coi thi vi phạm quy chế. Mặc dù đang là mùa mưa, nhưng ngày 2-6, thời tiết ở Kon Tum không mưa, khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em hoàn thành bài thi.

Để giúp các em học sinh là người dân tộc thiểu có điều kiện tốt nhất tham gia kỳ thi, Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum đã quyết định đưa học sinh ở hai huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông, là những huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của Kon Tum, về thi cùng hội đồng thi tốt nghiệp THPT với huyện Đăk Tô và Kon Rẫy. Theo đó, số học sinh này đã được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí đi lại và phụ cấp thêm tiền ăn mỗi học sinh 500.000 đồng.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tại Gia Lai có gần 13.000 thí sinh đăng kí tham gia. Trong ngày thi đầu tiên, có 39 thí sinh vắng mặt, trong đó có 2 thí sinh bị tai nạn giao thông trên đường đến địa điểm thi, 2 thí sinh bị ốm nặng (hệ THPT có 22 thí sinh vắng thi, và hệ GDTX có 17 thí sinh vắng thi không có lý do, 13 thí sinh có điểm bảo lưu môn Ngữ Văn).
Năm nay, để tiếp sức cho các em học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo có điều kiện hoàn thành tốt đợt thi, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đã có chính sách hỗ trợ cho mỗi em số tiền từ 150.000 - 300.000 nghìn đồng.
Tại tỉnh Hòa Bình , ông Nguyễn Minh Thành - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thi tỉnh Hòa Bình cho biết: "Năm nay toàn tỉnh có 38 hội đồng coi thi với hơn 9.000 thí sinh dự thi. Tại Hội đồng thi GDTX phần lớn là người cao tuổi, trong đó có nhiều người là cán bộ xã".
Tại Hội đồng thi GDTX có 6 phòng thi với 131 thí sinh đăng ký, vắng 1 vì ốm. Trong số thí sinh đến dự thi ở Trung tâm GDTX có thí sinh dự thi cao tuổi nhất 54 tuổi là cán bộ xã và ông Đỗ Trọng Tú (SN 1973), cán bộ xã thuộc huyện Lương Sơn.

Thí sinh Đỗ Trọng Tú tại Hội đồng thi THPT Lương Sơn - Hòa Bình. (Ảnh: Chu Kỳ)

Về việc tổ chức thi tốt nghiệp, ông Nguyễn Minh Thành cho hay, ngoài việc bố trí các điều kiện cần thiết theo quy định, tại nơi vùng khó khăn, trên các tuyến đường chính đến hội đồng thi phải qua suối đều được chính quyền địa phương bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ thí sinh nếu có mưa gió, nước suối dâng cao giúp thí sinh dự thi đầy đủ, an toàn.

Được biết, sáng nay 2/6, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng đã dẫn đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã tới kiểm tra tại các hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Trãi và Trường THPT Lương Sơn, THPT Nam Lương Sơn (huyện Lương Sơn - Hòa Bình).

Tại các hội đồng thi này, tình hình an ninh diễn ra trật tự, không có tình trạng tụ tập đông người bên ngoài phòng thi, đảm bảo an toàn nghiêm túc cho thí sinh yên tâm làm bài.
Sau khi kiểm tra công tác tổ chức thi, đoàn thanh tra cũng lưu ý, các hội đồng thi về cách xếp số báo danh và kê thêm bàn ghế để thí sinh ngồi làm bài dự thi không quá gần nhau; bố trí bàn cho thí sinh để cặp sách, vật dụng ngoài hành lang phù hợp; lưu ý công tác vận chuyển đề thi cho các điểm miền núi trong khi thời tiết có thể mưa bão bất thường; một số cán bộ an ninh không ngồi đúng chỗ mà vào phòng y tế ngồi uống nước.

Ngày mai 3/6, thí sinh trên cả nước sẽ tiếp tục bước vào ngày thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 với 2 môn xã hội là Địa lý (buổi sáng) và Lịch sử (buổi chiều).

Nhóm PV


Riêng tại TP.HCM có hơn 66.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó hệ phổ thông chiếm 56.000 thí sinh, hệ giáo dục thường xuyên là 10.000 thí sinh. Toàn TP có 109 hội đồng thi, trong đó có 30 hội đồng thi ghép giữa hệ giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Sở GD-ĐT đã bố trí 300 thanh tra cắm chốt tại hội đồng thi và thanh tra lưu động. Các phương án đảm bảo về cơ sở vật chất, giao thông, điện, y tế, … sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho kì thi. Ngày thi đầu tiên, thí sinh thi môn ngữ văn và hóa học.

Tại TP HCM, từ sáng sớm, hơn 700 học sinh đã tập trung tại sân trường chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1) để sẵn sàng cho ngày thi đầu tiên.

Trong ngày thi này, thời tiết mát mẻ thuận lợi cho các em đến địa điểm thi và làm bài thi. Từ sáng sớm, trên các con đường của TP đã tấp nập phụ huynh đưa con em đến trường để tránh tình trạng kẹt xe. Ở huyện Cần Giờ, Củ Chi do địa bàn rộng nên trong những ngày thi sẽ có xe đưa rước, hỗ trợ học sinh nghỉ trưa và ăn trưa.

Tại hội đồng thi trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, các thí sinh đến đúng giờ để tham dự lễ khai mạc kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP và ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT đã đến hội đồng thi trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa để động viên các thí sinh trước khi bước vào phòng thi. Ông Hứa Ngọc Thuận cho biết các sở ngành đã chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ tối đa, bảo đảm thuận lợi và an toàn tuyệt đối cho kỳ thi:

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP động viên thí sinh làm bài thi với tinh thần thoải mái tự tin, nỗ lực giành giải thủ khoa của thành phố. Ông cũng cho biết một số điểm mới của kỳ thi năm nay nhằm tạo điều kiện cho thí sinh dự thi:

Còn tại hội đồng thi THPT Trưng Vương, là một trong các hội đồng thi ghép với hơn 800 thí sinh, nhưng công tác tổ chức ở điểm thi này được tiến hành đúng giờ, đúng trình tự. Chủ tịch hội đồng thi phổ biến đến thí sinh quy chế thi, nhắc nhở thí sinh không sử dụng điện thoại di động trong lúc thi. Đến giờ thi toàn bộ thí sinh vào chỗ nghiêm túc, ngồi đúng theo số báo danh. Bên ngoài trường thi, nhiều phụ huynh đưa đón con em đi thi, chăm lo chu đáo sức khỏe cho thí sinh trong cả hai buổi thi. Lực lượng công an, dân quân… giám sát trật tự chặt chẽ xung quanh khu vực thi.

Bên ngoài cổng trường, nhiều phụ huynh lo lắng.

Ghi nhận tại các điểm thi cho thấy học sinh rời phòng thi trong ngày đầu tiên thi tốt nghiệp THPT thoải mái, nhẹ nhàng. Nội dung bài thi đều nằm trong chương trình THPT, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản là có thể làm được bài. Đa số thí sinh cho biết hoàn thành bài thi môn văn khá tốt tuy có bất ngờ ở câu lý thuyết vì đòi hỏi học sinh kết hợp tốt giữa tái hiện và vận dụng kiến thức. Đề vừa sức ở câu nghị luận xã hội bàn về " thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội " vì dễ tìm được dẫn chứng. Em Minh Diệu, học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu cho biết phần riêng là phân tích một đoạn thơ trong bài thơ " Việt Bắc " của Tố Hữu hoặc hình tượng sông Đà trong tác phẩm " Người lái đò sông Đà " của Nguyễn Tuân dù không rơi vào phần ôn tập kĩ vẫn có thể làm được bài:

Thạc sĩ văn học Triệu Thị Huệ, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đánh giá đề thi năm nay vừa sức, riêng câu nghị luận khá hay, giáo dục cho học sinh lối sống trung thực:

Còn với môn hóa học chiều nay, các em ra về cũng với tâm trạng thoải mái, em Tố Linh, học sinh trường THPT Thanh Đa cho biết đề môn hóa cân bằng giữa lí thuyết và tính toán. Đề thi bám sát chương trình, không đánh đố và có một số câu phân loại được học sinh, học sinh trung bình có thể vượt qua được:

Ngày mai 03/6 học sinh bước vào ngày thi thứ hai: sáng thi Địa lí, chiều thi Lịch sử ( thời gian làm bài mỗi môn là 90 phút).

Bạn đọc có thể nghe lại nội dung ghi nhanh dưới đây :


(Nguoiduatin.vn) - Không được cho tiền, đám ăn mày quay lại chửi bới, gạ gẫm đánh nhau.

Hiện nay tại TP. HCM, "cái bang" đang trở thành một vấn nạn nhức nhối. Họ không chỉ gây ra sự phiền hà bức xúc cho người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự. Trước tình trạng người xin ăn ngày càng biến tướng, chính quyền cũng đã đưa ra nhiều biện pháp tập trung ngăn chặn, xử lý tình trạng này. Tuy nhiên, vấn nạn trên vẫn không hề thuyên giảm.

Gã ăn mày đang cởi bỏ hóa trang để chuẩn bị leo lên xe của đồng nghiệp chờ sẵn

Nắm bắt địa bàn làng Đại học là nơi có hàng chục ngàn sinh viên sinh sống và là mảnh đất béo bở nên "cái bang" đã chen nhau kéo về hành nghề. Chỉ cần dạo một vòng qua đây, bất cứ ai cũng có thể bắt gặp hàng chục người ăn xin, già, trẻ, gái, trai, dị tật… đang ngày đêm tung hoành.

Theo chị Minh Phương, một chủ quán ăn gần trường ĐH KHTN TP. HCM, hầu như ngày nào khi vừa mới sáng sớm mở cửa ra đã thấy mấy người ăn mày dắt mối chở xe máy "đổ quân" xuống. Ngay khi xuống xe, bọn chúng tìm chỗ kín đáo hóa trang rất lẹ rồi bắt đầu tỏa đi khắp nơi để xin tiền. "Chúng vào quán xin tiền bị người ta xua đổi thì lập tức trở mặt đe dọa. Vì lý do đó nên nhiều người đành phải làm thinh mặc cho bọn chúng hoành hành", chị Phương cho biết.

Nói chuyện với chúng tôi, anh Mạnh Quân, một xe ôm ở gần khu vực làng sinh viên cho biết: Những cái bang mới tụ về đây phần lớn là thành viên của nhóm trước đây hoạt động ở khu vực Suối Tiên. Do sự truy quét của lực lượng an ninh và các bang cạnh tranh nhau nên nhiều nhóm đã chuyển địa bàn hoạt động. Mặc dù nhìn bề ngoài "đệ tử" cái bang có vẻ nghèo khổ nhưng phần lớn đều xài điện thoại xịn. Tất cả hoạt động của bọn chúng đều rất chuyên nghiệp, có bảo kê và kế hoạch hẳn hoi. Kẻ nào hoạt động đơn lẻ ở địa bàn của bọn chúng thì chỉ được vài ngày là "móm".

Chúng tôi ngồi quan sát tại quán nước cạnh cổng trường ĐH KHXH&NV TP. HCM một tiếng ghi nhận 5 đệ tử cái bang đến xin tiền. Như vậy tính trung bình cứ hơn 10 phút, người dân lại bị tra tấn bởi 1 ăn mày. Trong số đó đáng chú ý nhất là hai người đàn ông 40 tuổi. Họ lết đi trong bộ dạng rách rưới, bệnh tật. Nhìn vào 2 người đàn ông đó, anh Quân xe ôm khẳng định, mới lúc sáng anh còn bắt gặp họ leo lên leo xuống xe máy rồi thực hiện việc hóa trang còn nhanh hơn cả người bình thường khỏe mạnh.

Nói về những độc chiêu trong "binh pháp cái bang" của nhóm ăn mày ở làng sinh viên Thủ Đức thì đầu tiên phải kể đến chính là món "khổ nhục kế". Trần Luyến, sinh viên trường ĐH KHXH&NV cho biết, ngày mới chuyển vào ký túc xá của trường, mỗi khi ra ngoài ăn uống cậu thường gặp một người đàn ông khoảng 50 tuổi. Người này bị khuyết tật cả hai chân nên phải lết đi cạnh những chân bàn, chân ghế rất khó nhọc. Có hôm trời mưa to nhưng người này vẫn sõng soài lết đi, vừa lết vừa ngoái đầu lên, chìa chiếc mũ xin tiền. Vì nhìn thương tâm như vậy nên khá nhiều lần Luyến cho tiền người này. Thế nhưng, bỗng một hôm, cậu bắt gặp người đàn ông bại liệt kia bỗng dưng "đứng thẳng" đi rất nhanh rồi tạt vào một quán cơm gà gần ký túc xá. Luyến vừa ngạc nhiên vừa tức tối vì tính ra cậu đã 5 lần 7 lượt bị lừa vì cái vẻ ngoài "lê lết đáng thương" kia.

Được biết, bên cạnh chiêu thức "khổ nhục kế", nhiều người còn bị cái bang đe dọa, chửi bới khi không cho tiền. Nguyễn Thị Thu, sinh viên năm nhất trường Đại học Thể dục Thể thao TP. HCM kể lại: "Hôm ấy em đang ở phòng trọ một mình thì xuất hiện một người thanh niên vào tận phòng xin tiền. Do cuối tháng hết tiền nên em từ chối thì hắn ngồi lì trong nhà. Thậm chí, người thanh niên này còn "bày cách" bảo em sang hàng xóm vay tiền để để cho hắn. Bực tức vì hành động quá thể, em đóng cửa phòng lại thì nghe thấy bên ngoài vọng vào những câu chửi và đe dọa sẽ tìm tới phòng trọ tính sổ. Thậm chí, tên ăn xin này còn dọa sẽ đốt nhà".

Tương tự như trường hợp của Thu, nhiều người vì bức bội trước sự bám riết của ăn mày đã "lỡ" nặng lời với bọn chúng thì ngay lập tức bị ném lại cái nhìn đầy hằn học. Có người còn bị bọn chúng quay lại chửi bới, nạt nột gây khó dễ. Sự việc này đã xảy ra nhiều lần khiến các sinh viên lo sợ. Nếu không cho tiền cái bang mà còn tỏ thái độ "không thân thiện" thì thế nào cũng bị bọn chúng trả thù. Chính vì thế, mặc dù biết đây là hành động xin đểu nhưng để được yên chuyện họ đành bố thí trong bực tức.

Theo quan sát của PV thì các băng nhóm cái bang không chỉ hoạt động trong làng Đại học mà ngay vành đai cũng luôn có cả một đội quân sẵn sàng bủa vây, phục kích xin tiền sinh viên. Tiêu biểu như khu vực ngay dưới chân cầu bộ hành Suối Tiên, tại đây luôn có 2, 3 người đứng đợi sinh viên và khách du lịch để vòi vĩnh và xin đểu.

Ăn mày kiêm đầu gấu

Trao đổi với PV, Trần Luyến, sinh viên trường ĐH KHXH&NV TP. HCM cho biết: "Có lần em đang có chuyện bực mình thì một thanh niên lết chân đến chìa mũ xin tiền. Em quay mặt bỏ đi thì hắn kéo tay em lại và tiếp tục nài nỉ bằng được. Bực mình em thét lên: "Anh bỏ tay ra" rồi đi nhanh về hướng khác. Hôm sau, gần đến cổng trường thì bị gã ăn mày hôm qua cùng với mấy người nữa chặn lại. Hắn xếch cổ áo em định đánh thì có mấy người đi đường kịp ngăn lại. Thời gian sau mới biết, đấy là "đại ca" của một nhóm ăn mày. Hắn thường xuyên đứng ở các trường. Ai mà phản ứng lại thì lập tức dẫn đàn em đến đe dọa".

Bạt Phong


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét