Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Nhung nu cuoi ruc rỡ cua thi sinh sau mon thi Dia li

(GDVN) - Một nửa chặng đường thi tốt nghiệp đã kết thúc với những đề thi tương đối dễ chịu, các sĩ tử liên tục cười tươi sau mỗi buổi thi. TTO - Theo thầy Nguyễn Đăng Lợi, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM), nội dung đề thi nằm trọn vẹn trong nội dung chương trình SGK địa lý lớp 12 theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Được sự giúp sức của Atlat, nhiều sĩ tử đã có một buổi sáng không mấy khó khăn vượt ải môn Địa lý.

Ngay khi rời cổng trường đã có thể bắt gặp những nụ cười tươi tắn, thoải mái của các bạn thí sinh

Đề thi năm nay tuy dài nhưng không khó đã giúp các sĩ tử luôn nở nụ cười trên môi sau mỗi buổi thi

"Chắc rẳng mình được điểm 9. Mình cũng thế"

Có thêm cuốn Atlat như có thêm phao cứu sinh cho các sĩ tử


Cười tươi như "bắt được vàng"

Tranh thủ kiểm tra lại kiến thức


Thí sinh tại hội đồng thi Trường THPT Hà Nội - Amsterdam xem lại Atlat địa lý sau buổi thi - Ảnh: Ngọc Hà

Đề thi có sự kết hợp cân đối giữa kiểm tra kiến thức và kiểm tra kỹ năng. Đề thi vừa sức, trải rộng từ tự nhiên Việt Nam, các ngành kinh tế, vùng kinh tế.

- Về kỹ năng: Đề thi chú ý kỹ năng sử dụng Atlat địa lý Việt Nam, kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê. Điểm số phần kỹ năng chiếm tỉ lệ hợp lý. Với đề thi này, dự kiến năm nay học sinh sẽ dễ dàng đạt được điểm trung bình.

- Câu I.1 là câu hỏi nằm trong phần địa lý tự nhiên Việt Nam, học sinh chỉ cần xem SGK là có thể làm trọn vẹn câu hỏi này.

- Câu I.2 sự phân bố dân cư chưa hợp lý ở nước ta biểu hiện như thế nào. Học sinh có thể xem Atlat để nhớ lại sự phân bố không hợp lý giữa miền núi trung du và đồng bằng. Khó khăn trong việc phân bố dân cư không hợp lý có sẵn trong SGK.

- Câu II.1: Tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu ở nước ta sẽ không quá khó nếu học sinh biết kết hợp kiến thức trong SGK và Atlat địa lý Việt Nam.

- Câu II.2: Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Học sinh có thể vận dụng những kiến thức về chủ quyền biển đảo.

- Câu III.1: Phân tích khả năng và hiện trạng chăn nuôi gia súc của trung du và miền núi Bắc bộ. Là câu hỏi kiểm tra kiến thức hoàn toàn nằm trong bài vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ.

- Câu III.2: Yêu cầu kiểm tra kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu thống kê. Đây là câu hỏi học sinh sẽ dễ dàng được trọn điểm.

- Câu IV.a.1: Kiểm tra kỹ năng sử dụng Atlat, là câu hỏi dễ sẽ không có học sinh nào không làm được.

- Câu IV.a.2: Nhận xét sự phân bố các nhà máy nhiệt điện, là câu hỏi khá thú vị, học sinh phải nhớ lại kiến thức của chương trình địa lý lớp 10 kết hợp với sự hiểu biết về nguồn nhiên liệu sử dụng cho ngành nhiệt điện ở nước ta.

- Câu IV.b.1: Mức độ dễ giống như câu IV.a.1

- Câu IV.b.2: Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở duyên hải Nam Trung bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, là câu hỏi cần có khả năng liên kết hệ thống kiến thức ngành kinh tế và vùng kinh tế.

Tóm lại, đề thi địa lý năm 2012 nằm trong chương trình địa lý 12, phủ rộng từ địa lý tự nhiên Việt Nam, địa lý kinh tế ngành, địa lý kinh tế vùng, chủ yếu kiểm tra kiến thức và kỹ năng. Đề thi phù hợp với yêu cầu tốt nghiệp THPT.

Còn theo thầy Vũ Quốc Lịch, giáo viên môn địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đề thi năm nay cơ bản, vừa sức, có phần dễ nhưng lại khá dài. "Dài nhất là ở câu 3 với hai ý tách bạch. Bộ chưa có biểu điểm cụ thể, chi tiết, nhưng theo thông lệ mọi năm, ý thứ hai gồm vẽ biểu đồ và nhận xét thí sinh được 2 điểm thì ý còn lại yêu cầu "phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của trung du và miền núi Bắc bộ" yêu cầu cao mà số điểm đạt được lại quá ít".

Thầy Lịch cũng cho rằng lâu lắm mới thấy đề thi của bộ ra vào phần vẽ biểu đồ hình cột. "Thực tế cho thấy thầy cô dạy địa lý dạy vẽ biểu đồ hình cột theo hai khuynh hướng khác nhau: một hướng thì quan điểm biểu đồ cột chỉ để thể hiện giá trị, còn không quan tâm đến biểu thị khoảng cách năm; một hướng khác thì lại yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ biểu thị được cả giá trị và khoảng cách năm.

Theo đó, học sinh học thầy cô dạy theo hướng nào chắc chắn sẽ thực hành theo hướng đó. Tôi nghĩ nếu đáp án của bộ không yêu cầu biểu thị khoảng cách năm thì cũng nên khuyến khích cộng điểm thưởng cho thí sinh biểu thị được cả hai yếu tố trên biểu đồ cột", thầy Lịch nói.

Thầy Lịch cho rằng đúng là đề thi rất dễ trình bày, nhưng không phải muốn nói thế nào cũng đúng ý được. "Trong ý thứ hai của câu I.1, đề bài hỏi "Tại sao độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam", tôi thấy nhiều học sinh chỉ trả lời được một ý là do ảnh hưởng của vĩ độ mà quên mất nguyên nhân do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa", thầy Lịch chia sẻ.

MINH GIẢNG - NGỌC HÀ ghi




Đức Duy, một thí sinh thi tại trường Trung học phổ thông Cầu Giấy khẳng định, đề thi mặc dù khá dài nhưng không hề lắt léo như những gì mình đã lo trước kỳ thi. Phần lớn các câu hỏi đều rất rõ ràng, tập trung vào kiến thức cơ bản đã học.

"Mấy câu hỏi về đặc điểm khí hậu và đất đai hay sự phân bố dân cư đều trong nội dung đã được các thầy cô khuôn lại. Em có nêu được những ý chính nhưng đầy đủ thì không dám chắc," Duy nói.

Theo lời Duy, môn Địa lý đã trong tầm ngắm thi tốt nghiệp vài năm trở lại đây nên ở trên lớp, các thầy cô đã tổ chức ôn thi rất kỹ. Điều cần chú ý là, đề thi Địa lý thường chia thành nhiều câu hỏi nhỏ nên thí sinh phải tỉnh táo để không sa đà vào bất cứ nội dung nào quá mức.

Quan trọng hơn, theo Duy, thời gian trên lớp, thí sinh đã được rèn luyện kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào atlat địa lí Việt Nam. Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền đã được tập trung ôn luyện tới độ nhuần nhuyễn.

"Việc sử dụng atlat và vận dụng các kĩ năng địa lí đã giúp em giảm bớt khoảng 50% việc học thuộc lòng rồi nên cũng nhẹ đầu hơn," Duy tâm sự.

[Ngày thi đầu tiên: Đình chỉ 8 giám thị, 14 thí sinh]
HTML clipboard
Thí sinh Lưu Hồng Hoàng Anh (lớp 12 A11, trường Trung học Ngô Thì Nhậm, Thanh Trì-Hà Nội) thì nói, em đã vượt qua môn thi Địa lý sáng nay không mấy khó khăn.

"Đề thi bám sát chương trình học, vừa tầm với thí sinh. Ở câu thứ 4, đề thi có phần nâng cao để phân loại thí sinh," Hoàng Anh cho biết.

Nguyễn Thiên Phương Thảo, cô học trò học chuyên khối A của trường Ngô Thì Nhậm cũng cho hay, đề thi Địa lý khá "thoáng" đối với các sĩ tử. Có một số câu đòi hỏi sự hiểu biết của thí sinh. "Em tin mình sẽ được từ 7-8 điểm," Thảo nói.



Các thí sinh đã có 3 môn thi đầu tiên dễ thở. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trao đổi với phóng viên Vietnam +, cô Phạm Thúy Hoa, giáo viên trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học (Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cũng khẳng định, đề thi Địa lí năm nay bám sát chương trình sách giáo khoa.

"Với đề thi này, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản và biết vận dụng một số kỹ năng cơ bản của môn học, biết trình bày kiến thức một cách có rõ ràng, ngắn gọn, có hệ thống thì việc vượt qua sẽ không có gì quá khó khăn," cô Hoa nói.

Cũng theo cô Hoa, đề thi đảm bảo kiểm tra, đánh giá các em toàn diện các kỹ năng như kỹ năng xử lý số liệu, sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, vẽ biểu đồ, phân tích, đánh giá, nhận xét vấn đề, tổng hợp kiến thức… Và, những câu hỏi như vậy đã bao hàm việc phân loại học sinh.

Cô Bùi Thị Tin, giáo viên bộ môn Địa lí trường Trung học phổ thông Nho Quan C (Ninh Bình) thì nói, đề Địa lí năm nay bao quát nội dung kiến thức học lớp 12 của thí sinh và khó hơn so với đề năm trước.

Giáo viên này cũng cho rằng, nhiều học sinh sẽ bị nhầm lẫn câu 1 nếu không đọc kỹ đề thi.

"Đề ra trình bày về đặc điểm khí hậu và đất đai nhiệt đới gió mùa nên sẽ có nhiều sĩ tử chỉ chăm chăm làm đặc điểm khí hậu thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. Chỉ những thí sinh thi khối C, hiểu kiến thức mới có thể không bị nhầm lẫn," cô Tin giải thích.

Với phần vẽ biểu đồ và sử dụng Atlat địa lý, cô Tin cho rằng, đây là những câu hỏi khá dễ và thí sinh sẽ ăn điểm tuyệt đối bởi những câu này chỉ cần vận dụng kỹ năng thực hành của thí sinh là có thể làm trọn vẹn.

Với câu hỏi về đánh bắt xa bờ có ý nghĩa gì với quốc phòng, cô Tin đánh giá, câu hỏi này khá hay, những thí sinh "học vẹt" không thể làm được.

"Học sinh cần phải xem thời sự cập nhật thông tin thời sự về biển đảo nước ta. Ngoài ra, giáo viên trong giờ dạy cũng cần phải có sự liên hệ với biển đảo quốc phòng lồng gép vào trong phần ý nghĩa của việc đánh bắt xa bờ đối với sự nghiệp an ninh biển đảo và quốc phòng," cô Tin chia sẻ.

Cô Tin cũng khẳng định, với đề Địa năm nay, học sinh đạt điểm trung bình thì là điều dễ dàng nhưng để đạt điểm giỏi thì sẽ rất khó và có sự phân loại, chọn lọc đối với thí sinh chuyên học xã hội./.

Nhóm PV (Vietnam+)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét