Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Quan ly rung tai Viet Nam Can Chung chi rung ben vung

Các công trình mở rộng tỉnh lộ 10B, đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành Đai Ngoài, cầu đường Bình Triệu II (giai đoạn 2), đường sắt đô thị số 1 và 2… do vướng khâu giải phóng mặt bằng, vốn giải ngân… đang bị ách tắc. Mở rộng tỉnh lộ 10 và 10B Theo dự báo, trong năm 2012 và 2013, tình hình giao dịch trên thị trường nhà đất có thể sẽ được cải thiện tích cực, tính thanh khoản tăng lên ở các phân khúc nhà đất giá rẻ hay tại các khu nhà ở xã hội. Vì các lẽ đó, dù đang trong thời kỳ đóng băng nhưng các nhà đầu tư cũng như người dân không nên bi quan và có quyền hy vọng vào sự khởi sắc của thị trường này. Các công trình mở rộng tỉnh lộ 10B, đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành Đai Ngoài, cầu đường Bình Triệu II (giai đoạn 2), đường sắt đô thị số 1 và 2… do vướng khâu giải phóng mặt bằng, vốn giải ngân… đang bị ách tắc. Mở rộng tỉnh lộ 10 và 10B

Từ khóa liên quan

Danh từ
  • chứng chỉ
  • diện tích
  • rừng đặc dụng
  • mục tiêu
  • mô hình
  • rừng phòng hộ
Động từ
  • quản lý
  • trồng rừng
Cụm từ
  • rừng trồng
Địa danh trong nước
  • Gio Linh
Từ chuyên môn
  • sổ đỏ
  • cộng đồng quốc tế
Địa danh thế giới
  • Đông Nam Á
Tổ chức
  • Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
  • Chính phủ Việt Nam

Tin đọc nhiều

  • Sở hữu đất đai: "Dân không quan tâm!" - VnEconomy 3809 lượt đọc
  • "Loạn" xây nhà trái phép - Sàn OTC 1560 lượt đọc
  • Tòa nhà "đồng xu thủng" khổng lồ gây tranh cãi ở Trung... - Dân Trí 806 lượt đọc
  • Hạ lãi suất: BĐS Hà Nội đẩy hàng tồn - VEF 686 lượt đọc
  • Ngôi nhà 130 tỉ của "thiếu gia siêu đám cưới" là… "tin... - Petrotimes 648 lượt đọc
  • Yêu cầu báo cáo tiến độ dự án Đại học Quốc gia... - Diễn đàn Doanh nghiệp 338 lượt đọc
  • Nội thất hiện đại cho phòng tắm 2012 - Archi 291 lượt đọc
  • Sẽ hủy quyết định thu hồi đất ở Tiên Lãng - Zing 280 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Cần sớm trả nợ 1000 ha đất cho hơn 6 vạn hộ dân Hà Nội - Tamnhin.net
  • Gia tài của Whitney Houston thuộc về con gái - Báo Đất Việt
  • Có nên công nhận sở hữu tư nhân về đất đai? - VnMedia
  • Những doanh nhân cười tươi bên khủng hoảng - Pháp luật VN
  • Thu hồi những khu "đất vàng" cho thuê trái phép - CATPHCM

Các bài khác

  • Chính phủ sẽ bàn việc giao đất nông nghiệp - Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Không đạt mục tiêu xây dựng nhà ở xã hội - VIR
  • Còn nhiều hạn chế trong định giá đất bồi thường - Vietnam Plus
  • Sẽ hủy quyết định thu hồi đất ở Tiên Lãng - Zing
  • Nhiều doanh nghiệp bất động sản chây ỳ nộp thuế - KTĐT

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Kim Ngưu (21/04-20/05)

Ngày hôm nay sẽ đem đến cho bạn khá nhiều thử thách và chướng ngại vật. Điều bạn cẩn thể hiện trong hôm nay là bình tỉnh, kiên nhẫn và đừng hốt hoảng, lo lắng, nhất là khi ai đó cố tình dội gáo nước lạnh lên những ý tưởng còn rất tươi mới của bạn.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong vùng Đông Nam Á. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1%, trong đó khoảng trên 10 triệu ha là rừng tự nhiên và gần 3 triệu ha là rừng trồng.

Quản lý rừng bền vững là mục tiêu
và yêu cầu của Chính phủ Việt Nam
Ảnh: HỒ SƠN
Tiếp cận và thực hiện quản lý, bảo vệ rừng
Tuy diện tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây nhưng chất lượng rừng vẫn lại bị suy giảm chủ yếu do việc khai thác rừng tự nhiên không đúng quy trình và khai thác bất hợp pháp. Thực tế cho thấy, nếu chỉ có các biện pháp như luật pháp, ký kết công ước... thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên. Quản lý rừng bền vững và phát triển nguồn tài nguyên rừng là 1 trong 5 mục tiêu cơ bản được xác định trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia đến năm 2020. Theo chiến lược này, khoảng 30% diện tích rừng sản xuất của Việt Nam – tương đương với trên 1 triệu ha sẽ đáp ứng tiêu chí quản lý rừng bền vững. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, đó là lập phương pháp Quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng.
Để thực hiện mục tiêu này, mô hình quản lý rừng bền vững cũng đã và đang được thực hiện thí điểm tại một số địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững là hết sức khiêm tốn. Tính theo chức năng, rừng Việt Nam được chia làm 3 loại: Rừng đặc dụng (gần 2 triệu ha), rừng phòng hộ (4,8 triệu ha) và rừng sản xuất (6,3 triệu ha).
Chính phủ đã tiến hành giao phần lớn diện tích rừng của quốc gia cho 7 nhóm chủ rừng khác nhau, trong đó bao gồm các ban quản lý (chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng), các công ty lâm nghiệp (chủ yếu rừng tự nhiên là rừng sản xuất), các hộ gia đình (chủ yếu là rừng sản xuất), bên cạnh các nhóm chủ rừng khác như các tổ chức kinh tế, lực lượng quân đội vũ trang, cộng đồng dân cư thôn bản... Hiện vẫn còn khoảng 2,4 triệu ha chủ yếu là rừng sản xuất hiện chưa giao được cho các đối tượng, và đang được quản lý bởi chính quyền cấp xã.
Chứng chỉ rừng bền vững: Cần nhưng khó
Mô hình chứng chỉ hộ gia đình tại Quảng Trị là một mô hình nhóm hộ đầu tiên được nhận chứng chỉ rừng bền vững tại Việt Nam. Từ năm 2008mô hình được triển khai ở huyện Gio Linh, Vĩnh Linh. Đến tháng 9 năm 2010 mô hình được cấp chứng chỉ rừng bền vững 317 ha với 118 hộ . Theo ông Lê Biên Hòa, trưởng nhóm hộ trồng rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại thôn Kim Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, giá gỗ có chứng chỉ mà chúng tôi bán cao hơn với giá gỗ thông thường khoảng 30%, lúc nào cũng có công ty sẵn sàng mua gỗ của chúng tôi tuy nhiên trồng rừng có chứng chỉ phức tạp lắm... nếu không có sự giúp đỡ thì không bao giờ chúng tôi có thể làm được. Hiện nay, với trên 46.000 ha diện tích rừng đã đạt được chứng chỉ cho đến nay, so với mục tiêu trên 1 triệu ha như Chiến lược đặt ra cho đến 2020, rõ ràng là việc thực hiện mục tiêu là cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.
Theo TS. Tô Xuân Phúc - Chuyên gia phân tích chính sách thuộc tổ chức Forest Trends, Hoa Kỳ, hiện Việt Nam chưa ban hành được các nguyên tắc, tiêu chí, trình tự quản lý rừng bền vững, mặc dù Viện chứng chỉ rừng bền vững đã được thành lập từ tương đối lâu. Thêm nữa, việt Nam cũng thiếu nguồn nhân lực về quản lý, tổ chức trong quản lý trong quản lý rừng bền vững; thiếu kiến thức về kinh tế và kỹ thuật. Hiện tại để đạt được chứng chỉ, các chủ rừng phải xây dựng được phương án quản lý rừng bền vững, tuân thủ theo 10 nguyên tắc do Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đề ra. Song để làm được điều này là hết sức khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh năng lực và nguồn lực của các chủ rừng đều hạn chế.
Ngoài ra, chi phí của việc đánh giá để cấp chứng chỉ không nhỏ, và không phải tất cả các chủ rừng muốn có chứng chỉ đều có thể có nguồn lực để làm chuyện này. Chi chí đánh giá để cấp chứng chỉ rất khác nhau, điều này phụ thuộc vào tình trạng rừng, diện tích, các yếu tố địa hình khác. Dự tính, khoảng 40.000 đô la sử dụng cho việc đánh giá với diện tích khoảng 10.000 ha rừng, và khoảng 20.000 đô la cho việc đánh giá 2 năm tiếp theo, sau khi chứng chỉ đã được cấp. Cùng với đó là các chủ rừng phải có được phương án quản lý rừng bền vững.
Để có chứng chỉ, chủ rừng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, hay nói cách khác là sổ đỏ. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các chủ rừng là tổ chức chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này do một số nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất bao gồm mâu thuẫn về ranh giới giữa chủ rừng và người dân địa phương, chủ rừng không có kinh phí để trả cho việc đo đạc đất đai và lập bản đồ. Để làm được chứng chỉ rừng, chủ rừng cần phải minh bạch về tài chính – điều này là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Cho đến nay, có nhiều chủ rừng vẫn chưa sẵn sàng cho việc này.
Quản lý rừng bền vững là mục tiêu và yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và cũng là xu hướng quốc tế do vậy Việt Nam không thể không làm, đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ chế biến xuất khẩu của Việt Nam đang tham gia rất sâu vào sân chơi quốc tế. Để mở rộng diện tích rừng có chứng chỉ, Chính phủ cần giải quyết đồng bộ những khó khăn đã đề cập.
Hồ Vĩnh Phú

Gửi cho bạn bè

Bản in

Theo ĐTTC

Tỉnh lộ 10 nham nhở và bụi bặm do dự án mở rộng thi công ì ạch.

Các công trình mở rộng tỉnh lộ 10B, đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành Đai Ngoài, cầu đường Bình Triệu II (giai đoạn 2), đường sắt đô thị số 1 và 2… do vướng khâu giải phóng mặt bằng, vốn giải ngân… đang bị ách tắc.

Mở rộng tỉnh lộ 10 và 10B

Dự án mở rộng tỉnh lộ 10 được khởi công từ đầu năm 2009 do 2 đơn vị trực thuộc Sở GTVT TPHCM lập dự án. Cụ thể, đoạn liên tỉnh lộ 10A (từ cầu Tân Tạo, huyện Bình Chánh đến cầu Xáng, giáp ranh tỉnh Long An) dài hơn 8km do Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 làm chủ đầu tư, tổng vốn 771 tỷ đồng.

Đoạn liên tỉnh lộ 10B (nằm trên địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh) dài 6km do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 làm chủ đầu tư, tổng vốn 346 tỷ đồng. Đây là con đường huyết mạch kết nối các KCN huyện Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) với KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, khu dân cư thuộc huyện Bình Chánh và quận Bình Tân (TPHCM).

Theo ghi nhận của PV, tiến độ thi công 2 dự án trên khá chậm chạp, mặt đường luôn sình lầy, bụi bặm, gây nhiều bức xúc cho người dân. Ông Nguyễn Xuân Bảng, Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 cho biết dự án tỉnh lộ 10A với 11 gói thầu, hiện đã triển khai thi công 8/11 gói thầu, trong đó có 2 gói xây dựng cầu, 6 gói xây dựng đường với khối lượng công việc đạt khoảng 70%.

Nếu được bàn giao mặt bằng, dự án có thể hoàn thành vào quý II-2013. Dự án đường tỉnh lộ 10B hiện chỉ mới thi công xong gói thầu 13, 14, 15, chủ đầu tư đang thi công gói thầu 11, trong khi nhiều gói thầu quan trọng khác vẫn "đói" mặt bằng thi công.

Theo kế hoạch, cuối tháng 11-2009, đoạn liên tỉnh lộ 10A sẽ hoàn thành việc mở rộng và đoạn liên tỉnh lộ 10B sẽ hoàn thành vào tháng 3-2010. Nhưng đến nay vẫn còn khoảng 500 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng với lý do giá bồi thường thấp hơn giá bán nền tái định cư, thời điểm áp giá đền bù không thống nhất…

Dự án cầu đường Bình Triệu II (giai đoạn 2)

Đây là công trình có vốn đầu tư, quy mô lớn nhất nhì trong số các dự án thi công chậm trễ. Công trình được khởi công tháng 2-2001 do Tổng công ty Công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư. 1 năm sau, TPHCM có chủ trương điều chỉnh dự án mở rộng Quốc lộ 13 (ga Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước, quận Thủ Đức) từ 32m lên 53m.

Chủ đầu tư đã yêu cầu điều chỉnh vốn từ 341 tỷ đồng lên 1.600 tỷ đồng (tăng gấp 5 lần). Nhưng sau đó tính toán lại thấy khó "nuốt" nên Cienco 5 đã rút khỏi dự án. Đến năm 2005, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (CII) thay Cienco 5 tiếp tục thực hiện dự án, nhưng phải đến năm 2007, CII mới trình UBND TPHCM thẩm định điều chỉnh dự án cầu đường Bình Triệu II, tổng mức đầu tư lên đến 3.493 tỷ đồng phân bổ cho 7 tiểu dự án.

Đến thời điểm này, duy nhất tiểu dự án cầu Bình Triệu I đã hoàn thành đưa vào sử dụng cuối quý III-2010, các tiểu dự án còn lại chưa thi công đáng kể. Một trong những nguyên nhân khiến dự án triển khai chậm do TP đang xem xét phương án làm đường kết nối công trình này với dự án Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-vành đai ngoài và tuyến Metro 3B.

Nút giao thông ngã 5 Đài liệt sĩ cũng được tính toán xây cầu vượt, hầm chui, cùng các điều chỉnh tiểu dự án mở rộng đường Nguyễn Xí dài 475m, rộng 30m; đường Ung Văn Khiêm dài 1.753m mở rộng 30m và Quốc lộ 13 dài 4.984m mở rộng 53m.

Theo đại diện CII, khó khăn lớn nhất vẫn là chưa có mặt bằng sạch và vốn. Nếu có mặt bằng thi công, dự kiến tháng 6-2013 dự án cầu đường Bình Triệu II mới hoàn thành. Về dự án tổng thể cầu đường Bình Triệu II (giai đoạn 2) TP đã thống nhất về quy mô đầu tư các dự án thành phần nhưng đang khó khăn về vốn nên giao Sở Tài chính tìm nguồn vốn.

Cuối năm ngoái sở này đã có công văn xác định CII thực hiện đầu tư theo hình thức B.O.T kết hợp BT (xây dựng - chuyển giao). Sở Tài nguyên - Môi trường được giao tìm quỹ đất hoán đổi cho CII để có nguồn vốn thanh toán cho dự án. Như vậy, sau nhiều lần điều chỉnh, thêm bớt một số hạng mục công trình, tổng mức đầu tư dự án này một lần nữa công bố lên đến 7.500 tỷ đồng, tức gấp đôi so với thời điểm năm 2007.

Đường sắt đô thị số 1 và 2

Cũng nằm trong tình trạng thi công chậm, các gói thầu của dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang bị tắc vì khâu giải phóng mặt bằng và tìm nguồn vốn đầu tư. Khởi công từ năm 2008 do Ban Quản lý đường sắt đô thị làm chủ đầu tư, dự án này dự kiến hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 vào năm 2017, đưa vào vận hành khai thác năm 2018.

Theo báo cáo, hiện gói thầu số 1 gồm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng depot và đường dẫn vào depot Long Bình ở quận 9, Bình Thạnh và quận 1 cơ bản hoàn thành. Dự kiến gói thầu số 2 và 3 tiếp tục thi công vào quý II-2012. Riêng tuyến cáp ngầm cao thế 220KV Nhà Bè - Tao Đàn do tính chất kỹ thuật phức tạp nên chủ đầu tư gặp khá nhiều khó khăn.

Được xếp vào danh mục các dự án trọng điểm, được ưu tiên nhiều thứ nhưng dự án này triển khai chậm so với kế hoạch gần 2 năm. Vì thế, tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh nhiều lần, từ 17.390 tỷ đồng (2007) lên 47.325 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại. Năm 2012, chủ đầu tư sẽ tuyển chọn nhà thầu thi công các gói thầu chính, đồng thời chuẩn bị Hiệp định vay bổ sung vốn ODA cho các gói thầu đang "đói" vốn.

Tương tự, tuyến đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã được UBND TP phê duyệt và khởi công vào quý III-2010, do Ban quản lý đường sắt đô thị làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư cho tuyến tàu điện ngầm số 2 là 23.691 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD) bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), cùng với vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.

Đến nay, chủ đầu tư chỉ mới hoàn tất việc ký kết các hiệp định vay với ADB (đợt 1), KfW (đợt 1 và 2) và EIU được 548 triệu USD. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn còn rối ren do ban quản lý đường sắt đô thị chậm cung cấp tài liệu mặt bằng tuyến của dự án cho địa phương lập dự án bồi thường tại các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú. Với tình hình triển khai "ì ạch" này, khả năng kế hoạch đưa dự án này vào khai thác trong năm 2016 có thể bị phá sản.

Tác giả: Minh Tuấn

Đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) đều chung nhận định: Thị trường BĐS trong năm 2011 rõ ràng là một bức tranh ảm đạm, đặc biệt tại Hà Nội. Ngay từ giữa năm, hàng loạt dự án đều chững lại, các khu nhà ở xã hội cũng không còn hấp dẫn với người dân.

TP HCM được coi là thị trường năng động nhất, tiềm tàng nhất mà còn rơi vào thảm cảnh "chợ chiều" thì Hà Nội và các thành phố lớn khác cũng không thoát khỏi quy luật này. Để thị trường BĐS ấm dần cần phải có một khoảng "lùi" từ 1-2 năm mới lấy lại nhịp. Trong bối cảnh như vậy, các nhà đầu tư đều có kế hoạch riêng cho mình, để vừa duy trì sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, vừa phải liệu cơm gắp mắm trước những diễn biến phức tạp của thị trường.

Mặc dù vậy, nhìn từ nhiều góc độ, nhiều người lại lạc quan cho rằng thị trường BĐS Việt Nam vẫn có không ít cơ hội nền tảng để thúc đẩy sự phát triển như: Người dân từ các tỉnh về thành phố ngày một nhiều, nhu cầu về nhà ở vẫn cao, bởi sau một thời gian thuê nhà tạm bợ, họ buộc phải nghĩ đến một ngôi nhà cho riêng mình; các khu nhà xây dựng cách đây 15, 20 năm bắt đầu xuống cấp, cần phải cải tạo hoặc xây mới cho phù hợp với cuộc sống đô thị hiện đại; một số người sống chật chội ở các quận nội thành sau một thời gian tích lũy muốn cải thiện nhà ở và lựa chọn hợp lý với họ là mua nhà ở những khu vực xa trung tâm; mặc dù ngân hàng thắt chặt tín dụng nhưng xét về tổng quan thì lượng tiền có thể tham gia vào thị trường BĐS hiện còn nhiều, đặc biệt là nguồn tiền trong dân và nguồn vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ; tuy giá BĐS đang giảm mạnh ở hầu hết các khu vực nhưng thực chất là giảm lãi của các doanh nghiệp, chứ doanh nghiệp chưa thể thua lỗ nên thời gian tới, giá BĐS sẽ tiếp tục giảm và người dân có nhiều cơ hội mua nhà hơn; trong các lĩnh vực đầu tư thì đầu tư vào BĐS là lĩnh vực sinh lợi nhuận rất cao so với nhiều lĩnh vực khác, chính vì vậy, cùng với việc phá sản của một số doanh nghiệp xây dựng, sẽ có các doanh nghiệp mới ra đời với tiềm năng tài chính mạnh mẽ…

Những cơ hội trên được đánh giá là "quý như vàng" và như thế, trong một vài năm tới, thị trường BĐS còn nhiều tiềm năng phát triển tốt khi có sự thanh lọc không chỉ với các nhà đầu tư mà cả khách hàng. Theo dự báo, trong năm 2012 và 2013, tình hình giao dịch trên thị trường nhà đất có thể sẽ được cải thiện tích cực, tính thanh khoản tăng lên ở các phân khúc nhà đất giá rẻ hay tại các khu nhà ở xã hội. Vì các lẽ đó, dù đang trong thời kỳ đóng băng nhưng các nhà đầu tư cũng như người dân không nên bi quan và có quyền hy vọng vào sự khởi sắc của thị trường này


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét