Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Tim co hoi trung tuyen dai hoc Chon truong vua suc

Cùng một ngành nhưng ở các trường khác nhau, điểm chuẩn cũng khác nhau. Thí sinh nếu biết lượng sức vẫn có thể trúng tuyển vào ngành yêu thích. Có một thực tế là hiện nay trẻ nhiễm HIV vẫn phải nhận nhiều ánh mắt kỳ thị, thiếu thiện cảm từ xã hội. Vấn đề đi học, tái hòa nhập cộng đồng trở thành một trong những rào cản lớn nhất mà các em khó lòng vượt qua được. SGTT.VN - Tháng 4 – 5, khi học sinh Việt Nam sắp được nghỉ hè thì cũng là thời điểm các trường trung học, đại học Mỹ công bố kết quả tuyển sinh. Đối với những học sinh có ước mơ du học Mỹ, kết quả trúng tuyển là niềm vui với cánh cửa tri thức nơi phương trời mới đang mở ra.

Kiến trúc: Căng thẳng ở trường truyền thống

Thạc sĩ Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết: "Hằng năm lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, thiết kế nội thất, mỹ thuật ứng dụng luôn ổn định. Mặc dù lượng hồ sơ mà thí sinh nộp vào tất cả các ngành chỉ khoảng gần 6.000, tỷ lệ "chọi" không quá cao nhưng sự cạnh tranh rất gay gắt. Điểm chuẩn hằng năm thi vào trường luôn cao và ổn định suốt 7, 8 năm nay. Chẳng hạn năm 2011, điểm trúng tuyển ngành kiến trúc là 21,5; mỹ thuật ứng dụng 21; thiết kế nội thất 22; kỹ thuật xây dựng 20".


Sinh viên ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Đây là một trong những ngành thường có điểm chuẩn cao - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ông Thăng lưu ý một số trường khác cũng tuyển sinh ngành kiến trúc, mỹ thuật nhưng không tổ chức thi, nên thí sinh không phải thi môn năng khiếu - một môn quan trọng đối với các ngành này. Muốn có khả năng đậu vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thì thí sinh cần phải có kỹ năng nhất định về môn vẽ, có óc sáng tạo và điểm thi năng khiếu phải từ 5 trở lên, chưa kể 2 môn toán và lý cũng phải đạt khá trở lên.

Bắt đầu quan tâm đến ngành khó tuyển

Trong những năm gần đây, một số ngành khoa học cơ bản rơi vào tình trạng khó tuyển. Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội là nơi đào tạo nhiều ngành cơ bản nhưng thường xuyên tuyển thiếu chỉ tiêu ở một số ngành như: khí tượng học, thủy văn, hải dương học, địa lý - địa chất, công nghệ hạt nhân... Ông Đoàn Văn Vệ, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết mặc dù đây là những ngành rất cần cho đất nước nhưng năm 2011 trường chỉ tuyển được 2/3 chỉ tiêu. Tuy nhiên, năm nay số hồ sơ của thí sinh đăng ký dự thi vào những ngành khoa học cơ bản của trường đã tăng từ 30-50%, đặc biệt ngành công nghệ hạt nhân với gần 300 hồ sơ/50 chỉ tiêu. Ông Vệ cho biết thêm: "Những ngành khoa học cơ bản được trường đào tạo với số lượng ít nên sinh viên ra trường có việc làm ngay. Theo thống kê của trường, trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp hơn 80% SV có việc làm đúng chuyên ngành".

Vũ Thơ

Trong khi đó, cũng nhóm ngành này tại Trường ĐH Văn Lang điểm trúng tuyển nhân hệ số 2 môn năng khiếu. Trường không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển từ các thi sinh dự thi ĐH khối V và H tại các trường ĐH: Kiến trúc TP.HCM, Tôn Đức Thắng, Bách khoa TP.HCM, Mỹ thuật TP.HCM, Kiến trúc Hà Nội và Mỹ thuật công nghiệp (Hà Nội). Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho hay: "Đây là những ngành cạnh tranh cao nên thường thí sinh phải có tổng điểm từ 20 trở lên (năng khiếu nhân 2) mới có khả năng đỗ. Chẳng hạn năm 2011, điểm trúng tuyển ngành kiến trúc là 21, thiết kế nội thất 23; thiết kế đồ họa 22".

Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng cũng không tổ chức thi và điểm chuẩn vào các ngành kiến trúc, thiết kế nội thất từ 18-24. Những thí sinh có lực học tương đương điểm sàn trở lên vẫn có thể học các ngành này tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, vì năm nay tỷ lệ "chọi" vào trường rất thấp.

Giao thông - xây dựng: Điểm 3 môn thi phải trên 15

Với các ngành giao thông, xây dựng, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đưa ra lời khuyên: "Điểm chuẩn hằng năm vào trường không biến động. Nếu tổng điểm 3 môn khoảng 17-20 là có khả năng đậu. Năm nay, ngành kỹ thuật công trình xây dựng có tỷ lệ "chọi" cao nhất: 1/9,4. Tuy nhiên con số này chỉ mang tính chất tham khảo, điểm chuẩn còn phụ thuộc vào đề thi và chất lượng làm bài của thí sinh". Một số ngành xây dựng tại Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 có điểm trúng tuyển khoảng 15.

Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ngành kiến trúc dân dụng và công nghiệp dẫn đầu với tỷ lệ "chọi" 1/18, xây dựng 1/3,9, kỹ thuật giao thông 1/3, vật liệu và cấu kiện xây dựng 1/1,8. Nếu như dựa trên mức điểm chuẩn năm ngoái, thí sinh cần đạt 16 điểm mới đậu ngành kỹ thuật giao thông, 19 điểm trúng tuyển ngành xây dựng, 21,5 điểm đậu ngành kiến trúc dân dụng và công nghiệp (điểm năng khiếu phải từ 5 trở lên).

Công nghệ sinh học: Điểm chuẩn thường rất cao

Những năm gần đây, công nghệ sinh học là một trong những ngành nhiều thí sinh quan tâm. Vì thế điểm chuẩn ngành này luôn thuộc hàng cao nhất tại các trường có đào tạo. Đơn cử, điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM năm 2011 là 17,5, cao nhất trường, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là 18,5 điểm, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM: 18 (khối A), 22,5 (khối B).

Nhận xét về ngành này, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: "Tại trường cũng như Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ngành này hằng năm có điểm chuẩn khá cao và thí sinh có học lực trung bình ít có khả năng trúng tuyển. Điểm chuẩn thấp hơn một chút có Trường ĐH Mở TP.HCM, điểm chuẩn bằng với điểm sàn có các trường ĐH ngoài công lập như: Lạc Hồng, Hồng Bàng, Bình Dương…".

Tuy vậy, các chuyên gia tuyển sinh cũng cho biết đối với các ngành có điểm chuẩn cao, mức độ cạnh tranh khó khăn, thí sinh cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần có điểm thi trên điểm sàn, thí sinh đã có thể xét tuyển vào những trường đào tạo ngành này với điểm chuẩn thấp hơn.

Ngành cạnh tranh nhưng điểm chuẩn không cao

Trong khối ngành sư phạm, giáo dục tiểu học nhiều năm gần đây luôn là ngành "nóng" với số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi đông nhất. Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tỷ lệ "chọi" ngành này năm 2011 là 1/25, năm 2012 là 1/26 (180 chỉ tiêu/3.877 hồ sơ). Tương tự, tỷ lệ này năm 2012 cũng rất cao, tại Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng 1/25,4 (100/2.541); Trường ĐH Sư phạm Huế 1/10,15 (220/2.232); Trường ĐH Cần Thơ 1/21,7… Mặc dù đăng ký dự thi đông như vậy nhưng điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành này thường không cao. Chẳng hạn năm 2011, chỉ trừ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 có mức điểm trúng tuyển khá cao (18,5 điểm), hầu hết các trường còn lại đều ở mức trên sàn như: Sư phạm TP.HCM 15,5; Sư phạm Huế 15,5 (khối C) và 14 (khối D1); Tiền Giang 14,5 (khối A) và 15,5 (khối C); Sư phạm Thái Nguyên 16… Thậm chí, nhiều trường điểm chuẩn ngành này chỉ bằng điểm sàn như ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp… Thạc sĩ Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho rằng: "Xuất phát từ đặc điểm của ngành này là đào tạo giáo viên cho bậc tiểu học nên các thí sinh có học lực khá giỏi ít thi vào ngành này. Do vậy, dù tỷ lệ "chọi" ngành này rất cao nhưng điểm chuẩn chỉ ở mức vừa phải".

Hà Ánh

Mỹ Quyên - Đăng Khoa

>> Xét tuyển ĐH-CĐ: Không được đặt ra quy định trái quy chế
>> Đăng ký dự thi ĐH-CĐ: Biết chọn trường vừa sức
>> Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010: Suy nghĩ kỹ để lựa chọn đúng


Chúng tôi đến Trung tâm GDLĐ XH số 2 (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) vào một buổi chiều nắng gắt, khi các em nhỏ trong Trung tâm vẫn còn ngồi học trong lớp ghép tạm bợ và thiếu thốn nhiều cơ sở vật chất. Đó là 2 phòng trong dãy nhà cấp 4 cũ kỹ của Trung tâm, dùng làm phòng học cho các em cấp 1, là nơi đọc sách của Phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mượn tạm làm phòng học cho các em cấp 2. Bàn ghế thô sơ, không gian học đơn giản, nhưng ánh lên trong những đôi mắt non trẻ ấy là những tia sáng đầy hy vọng…

Vẫn còn nhiều phụ huynh kỳ thị

Bắt đầu từ năm 2006, Trung tâm tiến hành mở lớp học nội trú cho trẻ em nhiễm HIV, song về mặt xã hội cũng như khả năng giao tiếp ứng xử trong mỗi em được phát triển đẩy đủ, không còn cách nào khác là phải đưa các em hòa nhập cộng đồng. Năm học 2008 - 2009, Trung tâm đã thử đưa một số em "có H" ra học tại Trường Tiểu học Yên Bài B. "Nhưng niềm vui của các em chẳng được bao lâu, sau 2 tuần hứng chịu sự phản đối gay gắt từ phía phụ huynh học sinh, các em đành lủi thủi ôm cặp quay trở lại Trung tâm"- Trưởng phòng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, Trung tâm GDLĐXH số 2 Nguyễn Thị Thanh cho biết.

Trẻ nhiễm HIV ở Trung tâm GDLĐXH số 2 phải học lớp ghép 2 trình độ.

Hiện tạị, những học sinh tiểu học của Trung tâm vẫn thuộc quân số của Trường Tiểu học Yên Bài B, nhóm học sinh cấp 2 thuộc Trường THCS Yên Bài B. Tuy nhiên các em tiểu học chỉ được đến trường vào sáng thứ 2 đi để chào cờ cùng các bạn, sau đó lại phải quay lại Trung tâm học. Còn học sinh THCS duy nhất ngày thứ 2 được học tại trường, các ngày còn lại đều học ở Phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trung tâm phải bố trí học ở phòng đọc sách chứ không hề có lớp riêng. Các cô giáo của các trường hằng ngày vẫn thay nhau vượt quãng đường 5km vào Trung tâm dạy.

Cũng theo chị Thanh, tất cả các em đều được giáo dục về cách tự phòng tránh lây nhiễm cho bản thân và người xung quanh, không chơi những trò chơi vận động quá mức, có thể gây tổn thương bạn bè như đuổi bắt, vật nhau… Thậm chí các em từ lớp 4, lớp 5 là đã nhận thức và ý thức được về cách bảo vệ và phòng tránh lây nhiễm cho người khác nên việc các em học chung với các bạn là điều hết sức bình thường.

Em Phạm Đình Đức (14 tuổi), một trong những học sinh giỏi của Trung tâm tâm sự: "Con mong muốn được hòa nhập vào trường học để cố gắng học thật tốt, sau này kiếm nhiều tiền, để quay trở lại báo đáp công ơn của các cán bộ và các mẹ…"

Đến nay dù thời gian đến trường ít, chủ yếu học ở Trung tâm nhưng các em vẫn bị nhiều phụ huynh và học sinh kỳ thị, xa lánh. Chính các em cũng thường đặt những câu hỏi với các mẹ và các cán bộ như: "Tại sao con chỉ được đến trường vào ngày thứ 2? Tại sao con lại bị các bạn hắt hủi, xa lánh?" Những câu hỏi ấy cứ xoáy sâu vào tâm trí những đứa trẻ nhiễm HIV và đeo đẳng những cán bộ tận tụy nơi đây.

Giải pháp hiện tại là lớp ghép 2 trình độ

Trung tâm GDLĐXH số 2 không có phòng học chính thức cho các em mà phải mượn tạm phòng đọc sách của Phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Môi trường ở Trung tâm cũng khác nhiều so với bên ngoài, không đủ điều kiện cơ sở vật chất, không có tiếng trống trường, không có sân chơi… Hoạt động dạy học cũng khác với thông thường, do không đủ giáo viên và học sinh nên các em phải học lớp ghép, 2 trình độ một lớp.

"Gọi là giải pháp thì hơi to tát nhưng thực ra mình cố gắng sắp xếp giờ dạy và môn học cho phù hợp để 2 lớp có thể cùng học mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Chẳng hạn đến giờ tập đọc thì cho cả 2 lớp đọc nối tiếp nhau". Cô giáo Phùng Thị Hà (37 tuổi), giáo viên tiểu học công tác ở Trung tâm từ năm 2008 cho biết. Tuy chủ động khắc phục hoàn cảnh nhưng đôi lúc cả cô và trò vẫn gặp những bất cập. Cô Hà giải thích: "Có nhiều vấn đề với các con lớp 3 là kiến thức mới nhưng các con lớp 5 là kiến thức cũ. Trong quá trình giảng dạy đôi khi cô giáo mới chỉ nêu vấn đề gợi mở để các em lớp 3 suy nghĩ thì các anh chị lớp 5 biết trước nên đã nói ra mất rồi…"

Từ kinh nghiệm 4 năm dạy trẻ nhiễm HIV ở Trung tâm 02, các cô giáo đều thống nhất một điều rằng, không có 1 giáo trình nào có thể áp dụng phù hợp với lớp ghép cả, đó chỉ là sự vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh không có lớp để học, để hoạt động giảng dạy có thể diễn ra bình thường.

Cô giáo Đinh Thị Thủy đang tận tình hướng dẫn cho các em tập viết.

Học sinh thì đa dạng kể cả về nhận thức và sức khỏe, việc dùng thuốc ARV cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu của các em nên cô giáo phải dạy rất chậm, hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, làm mẫu và làm đi làm lại nhiều lần. Cô giáo Đinh Thị Thủy đã có thâm niên 22 năm trong nghề chia sẻ: "Đối với các con "có H" mình phải quan sát sắc mặt các con để dạy, quan sát cả thời tiết, sức khỏe. Khi thời tiết giao mùa, mệt mỏi các con không học được thì mình phải giảm giờ học, tăng giờ chơi hoặc tăng nói, giảm viết, tăng vận động, tổ chức sinh hoạt nhóm… chứ không thể dạy bài bản như các cháu bình thường được".

Tuy khó khăn, gian nan nhiều như vậy nhưng vẫn có nhiều trẻ vượt lên hoàn cảnh, học tập tốt và gặt hái nhiều thành tích. Đã có nhiều em đạt HSG cấp huyện, dự thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện như em Phạm Đình Đức, Tố Uyên… Đặc thù học sinh ở môi trường này tính tư duy, bứt phá như học sinh ở ngoài là không có, tuy nhiên các em có ưu điểm là nói năng rất chuẩn mực, tuyệt đối không hề nói bậy. Kể cả khi ra trường học cách giao tiếp cũng rất ngoan ngoãn, lễ phép và tình cảm nên được các cô giáo hết sức quý mến.

Bởi thế, hơn ai hết chính những người giáo viên nơi đây cũng mong muốn trẻ nhiễm HIV ở Trung tâm 02 được cắp sách tới trường như bao trẻ em khác. "Hoặc ít ra thì các em cần được học trong một không gian trường ra trường lớp ra lớp, có đủ cơ sở vật chất…". Cô giáo Thủy nhấn mạnh. Đó cũng là mong ước của chị Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Phòng Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cũng như bao cán bộ, mẹ nuôi khác ở Trung tâm 02: "Bản thân mình luôn có một mong muốn trẻ được cắp sách đến trường, bởi vì đó là khao khát chính đáng của trẻ."

Tuy gặp khó khăn, bệnh tật, không được đến trường như bao bạn bè nhưng các em vẫn vươn lên học tập tốt.

Hè sắp đến rồi, hàng ngàn trẻ em ở Thủ đô Hà Nội sẽ có cơ hội học thêm các môn ngoại khóa như như bơi lội, đàn, hát... để trau dồi kỹ năng sống và phát triển về thể chất. Còn với trẻ nhiễm HIV việc được đến trường, được học theo chương trình đã là khó, làm sao dám mơ ước những môn học xa hơn. Hè đến, mới thấy các em thật là thiệt thòi


Tuy nhiên, mối lo về những điều lạ lẫm cũng đang ở phía trước. Hiểu được điều này, báo Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp với học viện Yola tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến "Du học Mỹ – những lựa chọn đúng đắn" (kinh nghiệm của những người trong cuộc), nhằm mang đến những thông tin sâu sát nhất, mới nhất về du học Mỹ, cùng những lưu ý quan trọng khi làm hồ sơ dự tuyển.

Buổi giao lưu sẽ diễn ra lúc 9g – 11g30 ngày 31.5 tại tòa soạn báo Sài Gòn Tiếp Thị. Khách mời gồm: ông Trần Đức Cảnh, tốt nghiệp thạc sĩ khoa kinh tế và khóa tham mưu cao cấp hành chính tại học viện Hành chính John F. Kennedy (đại học Harvard), bà Ngô Thùy Ngọc Tú, phó giám đốc chiến lược – giáo dục của học viện Yola, cựu sinh viên đại học Stanford (Mỹ); ông Trương Phạm Hoài Chung, giám đốc đào tạo của học viện Yola, cựu sinh viên du học Mỹ và Singapore; bạn Yeo Phức Anh, học sinh Yola, đã ứng tuyển thành công vào các trường hàng đầu của Mỹ như đại học Pennsylvania, Cornell, Duke… Bên cạnh chia sẻ thông tin về du học Mỹ, hệ thống giáo dục... các khách mời còn hướng dẫn cách thức chuẩn bị và các nguồn học bổng, kinh nghiệm hỗ trợ học sinh Việt Nam vào trường Harvard và các trường top khác của Mỹ, kinh nghiệm chọn trường phù hợp tới tài chính và học lực, nộp đơn, và hoạt động ngoại khóa... Phụ huynh và học sinh quan tâm có thể truy cập vào http://sgtt.vn đặt câu hỏi hoặc liên hệ điện thoại: 08.39307825 đăng ký tham dự trực tiếp.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét