Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Chung em cu bi ap dat hoc chi de thi

- Dù phương pháp giáo dục hiện nay chưa tốt, còn lạc hậu nhưng lại chưa thể vứt bỏ ngay được cách dạy cũ. Bởi chương trình nó thế, cách thi phải thế, thì cách học cũng phải thế. Làm thế nào để chủ động tạo ra phương pháp dạy, học tích cực?
Học hời hợt

GS Văn Như Cương, trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng, chương trình dạy học của ta gồm nhiều môn. Nội dung chương trình các môn cũng lại quá hàn lâm và nặng nề, nhiều kiến thức vô bổ. Điều đó dẫn đến quá tải đối với học sinh và cả giáo viên. Quá tải nặng nề nên cả giáo viên và học sinh đều phải dạy và học một cách nhồi nhét. Nhồi nhét để đảm bảo tiến độ bài giảng. Lướt qua để kịp sang bài mới, vì thế chỉ học điểm qua các ý chính chứ không tập trung tìm hiểu sâu, bản chất của vấn đề, sự vật hiện tượng...

Phương pháp giáo dục tốt thì sẽ cho ra sản phẩm tốt, ngược lại sẽ cho ra những sản phẩm con người giống như cái máy biết mọi thứ nhưng lại không biết gì cụ thể.

Trong khi đó, phương pháp dạy học có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới tâm hồn, tình cảm, lí trí, nghị lực và kỹ năng của học sinh. Phương pháp giáo dục tốt thì sẽ cho ra sản phẩm tốt, ngược lại sẽ cho ra những sản phẩm con người giống như cái máy biết mọi thứ nhưng lại không biết gì cụ thể. Do phải dạy và học một cách nhồi nhét, kiến thức và kĩ năng đều không sâu, không đến nơi đến chốn, nên phải dạy thêm học thêm. Thế là càng nặng tải. Thế là lại sinh bao nhiêu chuyện tiêu cực nữa. Kết cục là cái đầu HS nhớ không nổi, nhớ lẫn lộn, muốn vỡ tung.

Em Nguyễn Thanh Huyền, học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ: "Chúng em cũng muốn được học một chương trình cởi mở, thân thiện với học sinh, nghĩa là phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Chương trình học hiện nay quá nhiều thứ nên chúng em phải cố học như nhồi nhét. Học nhiều như vậy, nhưng có rất nhiều thứ chúng em chẳng bao giờ áp dụng đến, trong khi có những môn thuộc sở trường của bạn nào đó, muốn phát huy, muốn tìm hiểu sâu hơn thì lại không có cơ hội. Chúng em cứ bị áp đặt phải học theo những cái gì bày sẵn, dù muốn dù không, và học chỉ để qua các kỳ thi chứ không phải học để lấy kiến thức cho cuộc sống của chúng em sau này".

Tự học đổi mới

GS Văn Như Cương đặt câu hỏi, với một chương trình nặng như thế thì làm sao có thể đổi mới phương pháp dạy học được? Chỉ khi nào đổi mới được nội dung chương trình các môn học thì khi ấy mới đổi mới phương pháp dạy học theo hướng làm cho học sinh trở nên tích cực, chủ động, sáng tạo, biết cách tự học và tự trau dồi được các kỹ năng, năng lực hết sức cần thiết cho bản thân...

Nếu dạy thường xuyên và chủ yếu theo kiểu đọc chép thì sẽ làm cho học sinh ngày càng thụ động, ỷ lại, không chịu trau dồi các năng lực, làm thui chột dần nhiều tiềm năng. Nó gò học sinh vào một nếp nghĩ, nếp làm thiếu năng động sáng tạo, lười biếng... Vì thế, mỗi một bài, một tiết lên lớp đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo và tích hợp các phương pháp. Sử dụng sao cho phù hợp, linh hoạt và theo hướng chung là làm hoạt hóa các năng lực tự học, tự thực hành của người học, biến họ từ khách thể thành chủ thể của quá trình nhận thức và rèn tập.

Cô Quách Ngọc Anh, trường Tiểu học Cẩm Thủy, Thanh Hóa cho biết, Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều đề án đổi mới phương pháp giáo dục, nhưng chưa đồng bộ làm cho chương trình vẫn quá nặng nề, khiến cho giáo viên dạy đuổi theo chương trình đã mệt, nói gì đến việc đổi mới phương pháp. Tại sao trẻ thích xem phim hoạt hình, thích đi chơi, hoạt động, thích chơi game... mà cứ nghĩ đến học là sợ và ngán? Có phải vì chương trình, cách học, cách dạy quá khô cứng và gượng ép?

GS Hồ Ngọc Đại (chuyên gia giáo dục thực nghiệm)

Châu An

Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét