Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Giai cuu thi truong bat dong san- Lieu phap co tinh kha thi

(CL)-Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất huy động giảm 1%, không ít doanh nghiệp BĐS khấp khởi mừng thầm, hy vọng động thái này sẽ "cứu" thị trường BĐS. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia và giới đầu tư đất đai, việc hạ lãi suất chỉ là liệu pháp tinh thần... Thị trường BĐS vẫn còn quá khó để được giải cứu, nếu không có các biện pháp "đồng bộ" khác. Cứ cho là vốn ngân hàng sẽ ưu ái khu vực BĐS, nhưng làm thế nào để "kích" được thị trường này thì lại là một chuyện khác.

Động thái mới của Ngân hàng có cứu được thị trường BĐS đóng băng như hiện nay?

Về phía hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm "giải cứu thị trường BĐS" đã khá rõ ràng. Trong Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), một trong các biện pháp để xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng TCTD được đưa ra là: "Đối với một số loại công trình, BĐS thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước". Như vậy, biện pháp mua lại các dự án BĐS đang tồn đọng này dường như sẽ là cái phao cứu sinh để giải cứu BĐS sau một loạt các biện pháp đã đưa ra trước đó.

Động thái hạ lãi suất trần huy động xuống 12%, cùng với một loạt những giải pháp khác được cho là hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế như mở rộng tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng như nới lỏng cho vay bất động sản, được xem là bất ngờ đối với nhiều người. Bất ngờ ở đây không phải là vì trần lãi suất được hạ lần thứ hai trong một khoảng thời gian ngắn, mà là do động thái nới lỏng gần như hoàn toàn đối với lĩnh vực cho vay bất động sản – một lĩnh vực mà chỉ một vài tháng trước đây còn được ngân hàng Nhà nước cho là hết sức rủi ro.

Hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản đang đói vốn và không ít trong số đó đang muốn "bỏ của chạy lấy người", vì giá trị của bất động sản được đem đi cầm cố đã thấp hơn rất nhiều so với giá trị các khoản nợ vay. Điều này, nếu xảy ra, sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, buộc các ngân hàng sẽ phải bán thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn.
Hiệu ứng dây chuyền này sẽ đẩy thị trường bất động sản ngày càng lún sâu hơn. Do đó, việc cứu thị trường bất động sản là điều tất yếu. Nhưng liệu bơm vốn thông qua kênh ngân hàng có giúp cho các doanh nghiệp khỏe lên? Điều này là rất khó. Không chỉ thế, nó còn tạo ra nhiều rủi ro mới cho nền kinh tế vì thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian vừa qua không phải là do các doanh nghiệp thiếu vốn mà là do không bán được hàng. Hay nói cách khác, nguyên nhân xuất phát từ phía cầu chứ không phải do phía cung. Do vậy, việc bơm vốn cho các doanh nghiệp bất động sản gần như không hiệu quả vì không giúp giải quyết được bài toán thanh khoản cho thị trường bất động sản. Thêm nữa, khoảng cách giữa chính sách và việc thực thi của các ngân hàng vẫn còn rất lớn. Các ngân hàng vẫn sẽ rất thận trọng trong việc cho vay ở khu vực bất động sản vì rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện nay còn lớn. Do đó, hạ lãi suất, nới lỏng tín dụng là một chuyện nhưng vay được vốn hay không lại là chuyện khác.

Vì vậy, thị trường BĐS vẫn còn quá khó để được cứu, nếu không có các biện pháp "đồng bộ" khác. Vốn đã nằm ì quá lâu, thị trường này giống như một cơ thể còn đang bị bệnh tật hành hạ mà chưa thể bật dậy ngay được. Cứ cho là vốn ngân hàng sẽ ưu ái khu vực BĐS, nhưng làm thế nào để "kích" được thị trường này thì lại là một chuyện khác. Chuyên gia Tài chính – Đầu tư Đinh Thế Hiển cho rằng, xét trong bối cảnh hiện nay, khi viện phí, xăng, điện, gas, than, rồi sắp tới lại tiếp tục là điện… liên tục điều chỉnh tăng, đổ bộ cùng một thời điểm từ nay cho đến hết tháng 3, hay nói cách khác là tập trung tính vào giá cùng một lúc, theo cách nói của TS Trần Du Lịch, thì phải đến tháng 6/2012, nếu chỉ số giá tiêu dùng vẫn kiềm giữ được niềm tin của người dân, thì may ra cánh cửa tín dụng mới được nới lỏng thực. Do đó, trong khi xếp hàng chờ tới lượt được "giải cứu", phần lớn DN BĐS vẫn chưa vội ăn mừng!

Đến đây, để kết thúc, xin trích ý kiến mà viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đã phát biểu: "Thị trường bất động sản là thị trường tài sản lớn nhất hiện nay, nếu nó nguy kịch thì tầm chấn động của nó sẽ rất khủng khiếp. Nhà nước có đủ sức cứu thị trường bất động sản không? Bơm lượng tiền khổng lồ, dẫn đến lạm phát ngay, nền kinh tế sụp đổ ngay. Dùng lượng tiền vừa phải để giải cứu, đó là một nghệ thuật kích như thế nào cho thị trường chạy. Chỉ sợ tiền giải cứu chảy vào túi nhà đầu cơ chứ không chảy vào người có nhu cầu".

Khánh An

Theo www.baomoi.com

Doanh nghiep khong ky vong nhieu vao giam lai suat

(Dân trí) - Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc giảm lãi suất huy động của NHNN sẽ kéo theo việc giảm lãi suất cho vay nhưng chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Phần lớn đều có kế hoạch riêng để giải quyết khó khăn của mình.
Doanh nghiệp không kỳ vọng nhiều vào giảm lãi suất
Doanh nghiệp vẫn nghi ngại về khả năng tiếp cận vốn dù lãi suất giảm.

Theo kết quả khảo sát Chỉ số niềm tin kinh doanh quý I/2011 do công ty dịch vụ thông tin tài chính WVB Việt Nam (WVB FISL) mới thực hiện, chỉ số niềm tin kinh doanh quý I đã bị tụt 3 điểm so quý IV/2011.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm khảo sát thì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan nhiều hơn so doanh nghiệp bi quan và hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng hiện tại nền kinh tế đã tốt hơn 12 tháng trước và trong thời gian tới có triển vọng phát triển tốt hơn nữa.

Nhóm khảo sát đã tìm hiểu ý kiến của các doanh nghiệp về những vấn đề "nóng" trong quý I như sự điều chỉnh lãi suất huy động và quan điểm về quyết định tăng lương tối thiểu của nhà nước.

Kết quả cho thấy, một nửa số doanh nghiệp được khảo sát (chiếm trên 56%) cho rằng, việc giảm lãi suất huy động của NHNN sẽ kéo theo việc giảm lãi suất cho vay nhưng chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nghi ngại rằng, việc tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này có dễ dàng hay không vẫn còn là một câu hỏi.

Các doanh nghiệp được phỏng vấn (gần 42,3%) cũng đưa ra câu trả lời khá thống nhất, cho rằng việc nâng lương tối thiểu sẽ làm tăng chi phí nhân công và chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khoảng trên 17% doanh nghiệp lo ngại, vấn đề ngày sẽ gây áp lực tài chính trong thời buổi khó khăn hiên nay.

Song bản báo cáo khảo sát cũng ghi nhận, phần lớn các doanh nghiệp đều có kế hoạch riêng để giải quyết vấn đề này.

Phần lớn doanh nghiệp (gần 41%) dự tính sẽ tăng thêm nguồn nhân lực, hơn 44% dự tính giữ nguyên và chỉ số ít, khoảng chưa tới 15% doanh nghiệp dự định giảm số lượng nhân lực vào thời gian tới.

Sự lạc quan cũng thể hiện khá rõ ở niềm tin vào sự tăng trưởng doanh thu, với hơn 54% doanh nghiệp tham gia khảo sát tự tin rằng doanh thu sẽ tăng, gần 39% cho rằng sẽ giữ nguyên mức doanh thu, chỉ gần 7% lo ngại về con số doanh thu của mình trong 12 tháng tới.

Khảo sát được WVB tiến hành hàng quý đối với các doanh nghiệp đứng đầu cả nước về thương hiệu, tổng tài sản, tổng doanh thu và số lượng nhân viên.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 12/3/2011 đến đầu tuần tháng 4/2012 với hơn một nửa trong số các doanh nghiệp tham gia là đại diện cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam

Bích Diệp
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Se trong 1 trieu cay xanh tai cac do thi

TP - Ngày 18- 4, Bộ TN&MT và Cty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) họp báo phát động Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam.

Theo đó, trong 5 năm sẽ trồng mới 1 triệu cây xanh tại các thành phố lớn trên cả nước. Năm đầu tiên sẽ tổ chức trồng tại 4 thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Năm 2012, Vinamilk sẽ ủng hộ quỹ tối thiểu 3 tỷ đồng.


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Cho doanh nghiep tu quyet gia trong xe la dung

"Cho doanh nghiệp tự quyết giá trông xe là đúng"

'Cho doanh nghiep tu quyet gia trong xe la dung'



[ Bộ GTVT ra quân "sờ gáy" vỉa hè lòng đường Hà Nội ]


Mới đây, Chính phủ vừa đồng ý với kiến nghị của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về việc thí điểm thay đổi "phí trông giữ xe" thành "giá trông giữ xe" tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề này.

Đừng nhầm lẫn giá và phí

- Thưa ông, quan điểm của ông như thế nào về vấn đề thí điểm đ ổi "phí trông giữ xe" thành "giá trông giữ xe" tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?

Ông Thạch Như Sỹ: Tôi cho rằng đây sẽ là bước chuyển biến lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư vào bãi đỗ xe. Chúng ta đang nhầm lẫn giữa giá và phí.

Phí là của Nhà nước, công cộng mà ai dùng thì đóng một phần phí. Ví dụ dùng lòng đường, vỉa hè, khu đất trống… trả Nhà nước một phần phí này.

Nhưng nhà đầu tư thì là đất của họ, họ kinh doanh thì phải trả về giá chứ không phải phí. Trông giữ thô sơ có giá khác, có mái che giá khác, nhà trông giữ thông minh, dùng máy gắp xe… thì phải giá khác chứ. Dịch vụ thế nào giá thế đó.

Người dân có quyền lựa chọn. Ví như chiếc xe hàng chục tỷ, hay một vài trăm triệu… chọn chỗ nào cho phù hợp. Đây là nhu cầu rất lớn của nhân dân, nhu cầu có thật.

Các nhà đầu tư đều nhìn thấy nhu cầu dịch vụ đỗ xe là có thật và có thể làm ra tiền ngay. Tuy nhiên, chính mức phí trông giữ đã khiến người ta ngại.

- Vậy, liệu có nguy cơ giá trông giữ xe có thể bị "thổi" lên khi doanh nghiệp được tự ý quyết định giá trông giữ xe?

Ông Thạch Như Sỹ: Doanh nghiệp được quyền quyết định giá vé là điều hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, giá vé cần sự quản lý của Vụ Chính sách giá (Bộ Tài chính) nhằm khống chế giá trần, giá khung để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Giá vé trông giữ xe cũng giống như giá taxi. Các nhà kinh doanh quyết định giá trên thang bậc giá mà Nhà nước đưa ra.

Cần kiên quyết trả quỹ đất cho điểm đỗ theo đúng quy hoạch

- Hiện nay, đất dành cho giao thông tĩnh quá thiếu, quy hoạch các điểm đỗ xe bị phá vỡ và đẩy cái khó cho thành phố. Quan điểm của ông như thế nào về thực tế này?

Ông Thạch Như Sỹ: Giao thông tĩnh rất quan trọng nhưng giao thông động còn quan trọng hơn. Đầu tiên, ngành giao thông phải quan tâm đi lại cho nhân dân thật tốt, ưu tiên giao thông động rồi mới lo đến được tĩnh.

Hiện nay, giao thông tĩnh hay động ở Hà Nội đều khó khăn. Chúng ta sử dụng quá nhiều cơ sở hạ tầng cho đỗ xe. Thiếu thì vẫn thiếu nhưng nếu biết lựa thì vẫn đủ. Mỗi người hy sinh đi một chút, khó đi một chút vì lợi ích chung thì sẽ làm được.

Hà Nội vẫn đang mở rộng những khu đất, các cơ sở ngoài đê, kêu gọi các nhà đầu tư phục vụ nhân dân. Thành phố đang vừa xây và vừa chống với việc thiếu các điểm đỗ xe. Bước đầu có thể gặp khó khăn nhất định vì thực tế đang khó khăn thật.

Tại Hà Nội có một số điểm đã quy hoạch làm điểm đỗ xe xây dựng rồi nhưng lại không sử dụng đúng mục đích thực hiện như: Điểm tại Thư viện quốc gia đang thành quán café Trung Nguyên; Điểm tại ngã ba Đinh Lễ -Ngô Quyền cũng như tại ngã tư Khâm Thiên- Lê Duẩn cũng đang bị khai thác sử dụng sai mục đích... Bệnh viện Việt Đức, sân vốn là chỗ để xe nay thành quầy bán thuốc, căng tin.

Tôi cho rằng Ủy ban Nhân dân cần kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư phải sử dụng những điểm đã quy hoạch này theo đúng mục đích.

Theo quy định của Bộ Xây dựng, các nhà cao tầng khi được cấp phép xây phải có tiêu chuẩn đảm bảo đủ chỗ để xe cho người dân nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được chú ý và quan tâm đúng mức. Ông nghĩ gì về vấn đề này?

Ông Thạch Như Sỹ: Trong quy hoạch và trong cấp phép xây dựng có nói rõ các nhà cao tầng chỉ cấp phép khi có điểm đỗ xe…Nhưng hiện nay vẫn có quá ít tòa nhà làm được điều này. Vì vậy, chúng ta cần làm nghiêm túc ngay từ khi phê duyệt dự án và có kiểm tra giám sát cũng như có chế tài hợp lý.

Các nhà máy, công sở, đơn vị khác cũng cần chia sẻ khó khăn về giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố. Sắp tới tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi tập hợp ra giải pháp để góp ý với thành phố.

- Được biết, đợt thanh tra lần này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ nhằm vào cả đơn vị chuyên quản lý, cấp phép sử dụng vỉa hè, lòng đường như Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban Nhân dân quận. Vậy đâu là lý do Bộ tiến hành thanh tra tất cả các cơ quan này?

Ông Thạch Như Sỹ: Vấn đề sử dụng lòng đường, hè phố là vấn đề nhạy cảm, cũng là vấn đề rất khó trong ban hành văn bản làm sao phù hợp, khó tổ chức thực hiện, khó làm sao đảm bảo giữa nhu cầu nhân dân và đảm bảo quản lý của Nhà nước.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân làm tình hình trật tự an toàn giao thông ngày càng phức tạp. Đợt thanh tra lần này nhằm tìm một giải pháp tốt nhất, đề xuất ban hành văn bản cũng như tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Sử dụng lòng đường vỉa hè liên quan đến nhiều vấn đề: Trách nhiệm quản lý cơ quan nhà nước của Ủy ban Nhân dân thành phố, các Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng; các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng gồm việc trông giữ phương tiện, dùng để kinh doanh, tập kết vật liệu xây dựng…

- Thưa ông, lần thanh tra này có thanh kiểm tra đến việc sử dụng phí, lệ phí và cấp phép sử dụng các điểm trông giữ xe, lòng đường, vỉa hè không?

Ông Thạch Như Sỹ: Việc cấp phép và sử dụng phí này nhận được nhiều ý kiến từ nhân dân. Riêng Hà Nội cũng đã có rất nhiều văn bản, đã phân công trách nhiệm các sở, quận huyện rạch ròi. Ủy ban Nhân dân Hà Nội luôn tìm các giải pháp để quản lý tốt nhất…

Ví như Sở Giao thông Vận tải quản lý lòng đường; quận quản lý vỉa hè; một số tuyến nhạy cảm cần phải điều chỉnh, những tuyến phố chính, trục vành đai, hướng tâm… giao cho Sở quản lý cả lòng đường, vỉa hè.

- Xin cảm ơn ông./.

Việt Hùng (Vietnam+)

Theo www.baomoi.com

Nhung nghe hot bac bat ngo

Ít ai nghĩ rằng thu nhập của một số nghề như bán hàng rong, dán điện thoại hay làm chìa khoá… lại cao gấp nhiều lần mức lương công chức hiện nay.

Nghề 1 vốn 4 lời

Đó là nghề dán điện thoại, laptop được rất nhiều các bạn nam sinh viên ưu thích. Để làm được công việc này, ngoài sự khéo léo, tỉ mỉ "nghệ nhân" chỉ cần có một ít vốn, ra chợ trời tìm mua vài tấm đề can có màu sắc bắt mắt, mấy miếng dán logo hay các hình ảnh mà giới trẻ đang ưa thích, một bộ lưỡi lam, vài cái bật lửa ga, một cái bảng học sinh nhỏ… đủ để hành nghề.

Những nghề
Những nơi dán điện thoại, máy tính luôn hút khách, nhất là giới trẻ.

Nơi "giao dịch" là những địa điểm đông người qua lại, nếu là nơi có nhiều cửa hàng điện thoại di động, máy tính xách tay thì hút khách hơn.

Thu nhập của nghề này cũng khá. Chi phí bỏ ra để dán đề can một chiếc điện thoại bây giờ chỉ vào khoảng 2.000 – 3.000 đồng, nhưng bạn sẽ thu về ít nhất là 20.000 đồng. Thế là lời từ 17.000 - 18.000 đồng/ chiếc. Nếu may mắn, một ngày bạn có thể có hàng chục khách hàng, trừ chi phí đi cũng bỏ túi vài trăm chứ chẳng chơi. Hôm nào mưa gió, ế ẩm vẫn đủ tiền ăn uống, xăng xe đi lại.

Nghề ép dẻo ra...tiền

Người bán hàng đã thiết kế chiếc xe ba gác thành một cửa hàng với đầy đủ các mặt hàng từ cái kim sợi chỉ, dây lưng, ví da đến bật lửa, đồng hồ thậm chí cả hương muỗi, lót giày, bẫy và keo dính chuột…

"Nghệ nhân" trong nghề này phải có sức khoẻ, chịu khó rong ruổi trên các khu phố đông đúc, các cổng trường CĐ, ĐH trong giờ tan tầm, nhiều người qua lại. Khi có khách mua hàng, họ thường hét giá rất "trên trời" và có một điểm chung là họ thà không bán được hàng chứ không ai phá giá.

Cho nên, một chiếc que lấy ráy tai, giá trong cửa hàng chỉ 3.000 đồng họ thường bán với giá 12.000 đồng; một túi 200 chiếc que cạo lưỡi (thực chất là que tính cho trẻ con lớp 1) có giá 40.000 đồng họ bán lẻ 5.000 đồng một que; keo dính chuột giá 4.000 đồng/ hộp, họ bán 13.000 đồng; tăm bông loại thường chỉ 1.000 đồng/ gói nhưng họ bán 5.000 đồng; bật lửa ga Trung Quốc giá sỉ 1.200 đồng họ bán 3.000 đồng một chiếc…

Những nghề
Một cửa hàng di động ở khu vực chợ Hà Đông.

Chưa hết, chiếc loa bên thành xe đẩy luôn phát hết công suất "ép dẻo, ép dẻo - tất cả các loại giấy tờ, nhanh – bền – đẹp" khiến nhiều người chú ý. Nếu vào hiệu ảnh, ép một chiếc bằng lái xe hay chứng minh thư chỉ khoảng 3.000 đồng, nhưng bạn ép ở những cửa hàng di động này sẽ phải trả ít nhất là 15.000 đồng. Thế mà "cửa hàng di động" nhiều lúc khách xếp hàng nườm nượp.

Theo chân một "nghệ nhân", đi từ cổng chợ Hà Đông đến ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển trong một buổi chiều vừa bán hàng vừa ép nhựa cũng được gần 1 triệu. Trừ các khoản chi phí cũng bỏ túi nửa triệu tiền lãi.

Nghề thu nhập khủng

"Công cụ lao động" của nghề này cũng khá giản đơn, vài chùm phôi các loại chìa khoá, mấy chiếc giũa, chiếc kính lúp…. Theo Tuấn, sinh viên Trường ĐH Giao thông Vận tải, một thợ lành nghề ở khu vực Xuân Thuỷ (Cầu Giấy) cho biết "chi phí để làm một chiếc chìa khoá loại thường chỉ vào khoảng 10.000 đồng; còn chìa khoá từ thì khoảng 15.000 đồng.

Nhưng nghề này đòi hỏi phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo, không phải ai cũng làm được.

Những nghề
Làm chìa khoá, nghề hái ra tiền.

Tuấn tâm sự: "Tâm lý chung, khi bị mất chìa khoá ai cũng muốn làm nhanh làm lấy cái khác để sử dụng, nên dễ "ra giá" lắm. Khi ra giá em thường lấy theo từng loại xe, loại khoá và "độ lắm tiền" của chủ nhân."

"Có lần một bà cụ ở Thanh Xuân bị rơi mất chùm chìa khoá, cả khoá nhà, khoá tủ, khoá cổng nhờ em đến làm hộ. Thấy gia cảnh cụ khó khăn, làm 6 cái chìa mà em chỉ xin cụ 20.000 đồng tiền xăng thôi, làm nghề cũng phải giữ cái tâm anh ạ" - Tuấn chia sẻ.

"Lần khác, có một ông ăn mặc lịch sự, đi xe con từ Thanh Trì sang, thuê em đến nhà đánh cho gần 20 cái chìa khoá đủ các loại. Song việc ông ta đưa em về tận phòng trọ, dúi cho 2 triệu bảo cấm được quay lại nhà tao đấy" - Tuấn kể. Chưa yên tâm, ông ấy bắt em phải đưa một bản photo chứng minh thư cho ông ấy. Tâm lý nhà giàu mà anh, họ sợ mình nổi lòng tham đi làm bộ chìa khoá khác, nên phải có cái làm tin".

Theo Xaluan

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

O at pha rung phong ho o luu vuc thuy dien Song Tranh 2

SGTT.VN - Trong khi sự cố rò rỉ, thấm dột nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) chưa "hạ nhiệt", thì trong những ngày này ở lưu vực thủy điện này, hàng ngàn người dân vùng tái định cư ồ ạt phá rừng phòng hộ để làm nương, rẫy và bán gỗ mưu sinh.

được đưa vào ở vùng lõm của rừng phòng hộ đầu nguồn ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My.

Khi cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh 2 đến nơi thì… "tất cả đã rồi".

Để nhường đất xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2, từ năm 2007 tỉnh Quảng Nam thực hiện giải tỏa, tái định cư cho hơn 1.000 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu đến ở tại các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác (huyện Bắc Trà My) và Trà Dơn, Trà Leng (huyện Nam Trà My).

Tuy nhiên, suốt nhiều năm chuyển đến nơi ở mới, do không được chuyển đổi ngành nghề, chưa được cấp đất sản xuất nên hàng ngày người dân đã phá rừng phòng hộ. Ông Đinh Văn Xuân, chủ tịch UBND xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My cho biết: "Do chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho dân kém chất lượng, không phù hợp với tập tục của đồng bào nên họ vào rừng xẻ gỗ trái phép để làm nhà sàn bên cạnh nhà xây để ở, sinh hoạt. Ngoài ra, dù người dân đã đến nơi ở mới nhưng đến nay nhiều hộ vẫn chưa được cấp đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề nên họ phá rừng để kiếm đất sản xuất, xẻ gỗ kiếm cái ăn hàng ngày...Đây là điều không thể khác được".

Nóng nhất là vào mùa phát nương, làm rẫy cuối tháng 3 kéo dài đến tháng 4 hàng năm, họ rời nhà dẫn theo con cái lên núi dựng lều trại để phá rừng tìm đất sản xuất và bán gỗ để sống qua ngày.

Ông Hồ Văn Xanh ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My kể: "Từ ngày rời lòng hồ thủy điện đến ở khu tái định cư giữa rừng phòng hộ, cuộc sống chúng tôi cơ cực trăm bề: không nước sạch, không đất sản xuất, không nghề nghiệp, nhà ở thì xuống cấp nhanh quá. Để sống được ở vùng đất mới này không còn cách nào khác là phá rừng tìm đất làm nương rẫy, lấy gỗ làm nhà sàn và bán lại cho các đầu nậu kiếm tiền mua lương thực, thực phẩm". Thống kê mới nhất của ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh 2, từ năm 2007 đến nay, người dân ở các khu tái định cư ở lưu vực công trình này đã phá hơn 46ha rừng phòng hộ, "xẻ thịt" hàng trăm cây cổ thụ với hơn 700m3 gỗ quý các loại. Chỉ tính riêng ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My đã có đến hơn 400 nhà sàn gỗ xây dựng trái phép (trung bình mỗi nhà từ 10 – 20m3 gỗ) do nhà ở khu tái định cư kém chất lượng, không phù hợp với tập tục của đồng bào nơi đây.

Những thanh niên to khỏe hàng ngày mang cưa vào xẻ gỗ trong rừng phòng hộ, sau đó chuyển ra bìa rừng để bán
kiếm tiền mưu sinh hàng ngày.

Chỉ tính riêng ở các khu tái định cư ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My có ít nhất 400 nhà sàn gỗ từ gỗ rừng phòng hộ (mỗi nhà từ 15 – 20m 3 gỗ) được chính quyền địa phương xác nhận là "trái phép".


Theo www.baomoi.com

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Nha sap sap toa lac tren nen… bun day hon 21m

Dự kiến, trong ngày hôm nay, 13/4, ông Khánh sẽ báo cáo với Ủy ban nhân dân phường Láng Hạ về nguyên nhân cũng như khả năng đổ sập của ngôi nhà.

Nha sap sap toa lac tren nen… bun day hon 21m

Cụ thể, qua quá trình khảo sát, các kỹ sư và công nhân của công ty Xử lý lún nghiêng Việt Nam đã tiến hành khoan sâu tới 21m xuống phía dưới móng nhà nhưng vẫn thấy toàn bùn. Lớp bùn được dự đoán có thể sâu tới 23m vì vậy ông Khánh yêu cầu khoan tới 30m để đảm bảo có được những số liệu chính xác nhất.

Mặc dù "tọa lạc" trên lớp bùn sâu và dày như trên nhưng ông Khánh vẫn khẳng định dù ngôi nhà có độ nghiêng bất bình thường và vượt quá tiêu chuẩn của cả Việt Nam và thế giới nhưng nó không có khả năng tự đổ hay lật.

Hiện tại, công tác chống nghiêng đang được tiến hành nhưng vẫn dừng ở việc luồn 2 cộ sắt vào dưới mái hiên tầng 1 để chống đỡ. Về tiến độ công việc, ông Khánh cho hay, trong 3 ngày nghỉ vừa qua, ông đã cho anh em nghỉ vì không có điện do chính quyền địa phương yêu cầu phải xuất trình hợp đồng ký kết với chủ nhà thì mới cấp điện. Trong khi, hiện ông Khánh mới chỉ có hợp đồng nguyên tắc ký với đại diện ngôi nhà do chủ nhà hiện vẫn ở nước ngoài.

Tuy nhiên, Ủy ban Nhân dân phường Láng Hạ cũng cho phép trình cả hợp đồng nguyên tắc, vì vậy dự kiến trong ngày hôm nay, ông Khánh sẽ làm việc với chính quyền địa phương, đề xuất phương án xử lý căn nhà nghiêng./.

Sơn Bách (Vietnam+)

Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Nhieu quy dinh moi trong viec cap, danh so nha

Sở Xây dựng TP.HCM vừa ban hành dự thảo về việc cấp, đánh số nhà trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM là cơ quan quản lý nhà nước về số nhà, chỉ đạo chung về công tác đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố; UBND các quận – huyện có thẩm quyền đánh số nhà và cấp giấy chứng nhận số nhà cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý.

Theo dự thảo, mỗi căn nhà, căn hộ được đánh số và gắn biển số nhà theo quy cách thống nhất trên toàn thành phố. Số nhà trên trục đường chính, đường nội bộ, đường hẻm được đánh liên tục không phân biệt ranh giới hành chính (quận – huyện, phường – xã, thị trấn) và đánh theo dãy số tự nhiên theo hướng tăng dần tính từ gốc chuẩn của trục đường chính, đường nội bộ, đường hẻm.

Nhà bên trái đánh số lẻ, nhà bên phải đánh số chẵn. Đối với những trục đường chưa có nhà đầy đủ (còn đất trống), UBND quận – huyện căn cứ vào quy hoạch chi tiết xây dựng trên toàn tuyến đường để lập quỹ số nhà dự trữ cho tuyến đường đó. Đối với hẻm được mở rộng thành đường có tên, thì đánh lại số nhà mới theo chiều đánh số và nguyên tắc đánh số của nhà mặt tiền đường. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu nộp đơn đăng ký cấp số nhà gửi UBND quận – huyện nơi căn nhà tọa lạc để được cấp số nhà mới.

Theo V. Nguyên

SGTT

Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Vỡ tran dat dau gia

Tuy nhiên, kế hoạch này dường như khó thành công do thị trường bất động sản trầm lắng.

Vo tran dat dau gia



Thị trường trầm lắng, không có tiền để nộp theo tiến độ gần 100 nhà đầu tư đất đấu giá Trâu Quỳ - Gia Lâm chấp nhận mất 300 triệu đồng/hợp đồng tiền cọc để bỏ cuộc chơi. Bởi nhiều nhà đầu tư cho rằng, nếu theo tiếp hợp đồng thì không đủ tiền trong khi vẫn phải đối mặt với khoản lỗ lớn khi giá đất giảm mạnh từ mức 22-25 triệu đồng/m2 xuống còn 16-17 triệu đồng/m2.

Chính vì các nhà đầu tư đồng loạt "bỏ của chạy lấy người" mà kế hoạch đấu giá đất huyện Gia Lâm gặp không ít vướng mắc thậm chí Huyện phải tổ chức đấu giá lại các khu đất với giá thấp hơn rất nhiều so với đợt đấu giá trước. Việc làm này khiến cho ngân sách nhà nước tiếp tục thất thu.

Theo ông Nguyễn Văn Toản- Giám đốc Ban dự án huyện Gia Lâm cho biết, do thị trường bất động sản sụt giảm nên kế hoạch đấu giá đất của huyện cũng gặp rất khó khăn khi mà các khách hàng bỏ cọc, xin rút tiền hoặc không chịu đóng tiền tiếp. Dự kiến huyện tổ chức đấu giá lại với mức đấu sẽ thấp hơn.

Đại diện Sở Tài nguyên và môi trường cho rằng, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản ảm đạm, nên sản phẩm đấu giá chưa thu hút nhà đầu tư hoặc kết quả thu được không cao. Lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao cộng với chính sách thắt chặt cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bán hàng, huy động vốn.

Bên cạnh đó, do một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch nên hạ tầng kỹ thuật chưa xong, dẫn đến người trúng đấu giá chưa nộp tiền, thì có nhiều quận, huyện để nợ quá hạn cao, nhưng chưa ra quyết định hủy kết quả trúng đấu giá theo quy định của quy chế đấu giá.

Mặc dù khó khăn như vậy nhưng năm 2012, Hà Nội dự kiến sẽ có 53 dự án đủ điều kiện được đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất nghiên cứu hơn 360.000ha, dự kiến thu về cho ngân sách khoảng 2.500 tỉ đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, xét tình hình thực tế nhiều khả năng con số đưa ra khó có thể đạt được.

Bởi chỉ tính năm 2011, kế hoạch đấu giá đất đề ra đạt hơn 1.000 tỷ đồng nhưng không có địa phương nào đạt chỉ tiêu trong đó nhiều quận, huyện đã tổ chức đấu giá thành công nhưng không thu được tiền. Hiện, chỉ tính riêng số tiền trúng đấu giá đất bị nợ quá hạn hơn 700 tỷ đồng. Cụ thể như huyện Gia Lâm (504 tỷ đồng), huyện Đông Anh (160 tỷ đồng), huyện Thanh Trì (29 tỷ đồng), quận Cầu Giấy (13 tỷ đồng)... .


Anh Đào

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Cong so bo hoang

TT - Đó là trụ sở của Đài truyền thanh huyện Bình Chánh trước đây, ở số 30 Vương Văn Huống, khu phố 3, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM. Hiện nơi đây cỏ mọc um tùm, cửa luôn đóng kín, căn nhà bị xuống cấp trầm trọng.

Ống kính bạn đọc

Sau khi chia tách và thành lập quận mới Bình Tân, đài truyền thanh huyện đã chuyển về thị trấn Tân Túc từ nhiều năm nay và công sở này cũng bỏ hoang từ đó (ảnh chụp ngày 11-4).

DUY LÂM


Theo www.baomoi.com

Chi gỡ cho doanh nghiep gap kho tam thoi

TT - Sau khi Ngân hàng (NH)  Nhà nước công bố một số chính sách nhằm "phá băng" bất động sản, giải cứu doanh nghiệp, nhiều NH khẳng định sẵn sàng tiếp sức cho doanh nghiệp...
Chỉ gỡ cho doanh nghiệp gặp khó tạm thời
Một dự án căn hộ (Q.Tân Phú, TP.HCM) sắp hoàn tất đang chờ được tiếp vốn - Ảnh: T.T.D.

Trao đổi với Tuổi Trẻ , bà Nguyễn Thị Hồng, vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NH Nhà nước, cho biết nơi này yêu cầu các NH thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn của các doanh nghiệp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan.

NH phải tự quyết

Theo bà Hồng, tiêu chí cơ cấu lại các khoản nợ đã nêu rất rõ trong quyết định 783 năm 2005. Theo đó, các NH phải tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay.

Cụ thể, đối với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi vay, nếu đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì NH xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Còn đối với khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn, nếu đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì NH xem xét cho gia hạn nợ.

Bà Hồng nói thêm, trong tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn do yếu tố khách quan, NH Nhà nước yêu cầu các NH cần phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vốn vay. NH cùng tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp bớt khó khăn thì NH cũng hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn. Song cơ cấu lại nợ chỉ có thể áp dụng với các doanh nghiệp có khó khăn tạm thời.

Cũng theo bà Hồng, việc khoanh nợ thuộc thẩm quyền của các tổ chức tín dụng chứ NH Nhà nước không có quy định cụ thể về khoanh nợ. Nếu khoanh nợ, giãn nợ mà không đúng quy định pháp luật để cứu doanh nghiệp thì NH Nhà nước không khuyến khích.

Chỉ xem xét doanh nghiệp có năng lực

Ông Đỗ Minh Toàn, phó tổng giám đốc NH ACB, cho biết điều kiện để cơ cấu lại nợ vay là khách hàng phải có năng lực trả nợ sau khi tái cấu trúc. NH chỉ tập trung cơ cấu nợ cho khách hàng thuộc các ngành phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của NH. Hiện ACB đang triển khai chương trình tái tài trợ khoản vay cho doanh nghiệp với thời hạn dài hơn, nhằm giảm bớt áp lực trả nợ.

Quy trình cho vay như sau: NH cam kết cho vay, sau đó doanh nghiệp tự tìm nguồn trả nợ cũ vay lại nợ mới với thời gian cho vay dài hơn. Hạn mức tài trợ đối với một khách hàng là 50 tỉ đồng trong thời gian 60 tháng và doanh nghiệp được ân hạn vốn gốc. Lãi suất cho vay theo chương trình này khoảng 18%/năm.

Ông Nguyễn Phước Thanh, tổng giám đốc Vietcombank, cho biết với những doanh nghiệp hiện tại gặp khó khăn nhưng có hướng phát triển thì NH có thể kéo dài thời hạn trả nợ. Tuy nhiên với điều kiện những doanh nghiệp này vẫn còn khả năng phục hồi sau tái cơ cấu. "Quan trọng là doanh nghiệp phải có đường đi" - ông Thanh nói. Ông cũng cho biết dù có nguồn vốn dồi dào nhưng NH vẫn cho vay rất thận trọng, doanh nghiệp vay vốn phải thoả những điều kiện NH đưa ra.

Trước khi NH Nhà nước có chỉ đạo, nhiều NH cũng vạch ra hướng nhằm vượt khó cùng doanh nghiệp. Tổng giám đốc một NH cổ phần cho biết với những doanh nghiệp bất động sản gặp khó do không bán được hàng, NH sẽ cùng ngồi với doanh nghiệp để vạch ra hướng đi. "NH sẽ hỗ trợ khách hàng vay vốn mua nhà, nhưng doanh nghiệp cũng phải có chính sách kích cầu, giảm giá, chiết khấu sao cho hấp dẫn. Bằng cách này không chỉ cứu doanh nghiệp mà NH cũng có cơ hội thu hồi được khoản nợ đã cho vay" - ông này nói.

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Resort cua Hitler thanh... khach san sieu xa xi

Một phần của khu nghỉ dưỡng rộng mênh mông bên bờ biển Baltic thơ mộng của trùm phát xít Hitler, Prora sắp được hô biến thành một khách sạn xa xỉ với 400 phòng.


Một phần của khối bất động sản kếch xù – khu nghỉ dưỡng Prora bao gồm 8 toà nhà giống hệt nhau - được đấu giá cuối tuần này với giá 3,5 triệu USD.

Prora được xây dựng giữa năm 1936 - 1939 với mục đích làm khu nghỉ mát cho 20.000 người trong đội quân phát xít. Tuy nhiên, kế hoạch này bị rơi vào quên lãng năm 1939 khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 bùng nổ, do đó Prora chưa từng được đưa vào sử dụng.

Sau những thế kỷ bị bỏ hoang và đang bắt đầu mục nát, một vài năm gần đây, các phần của Prora bắt đầu được trưng dụng để cải tạo thành ký túc xá, chung cư, khách sạn.

Khu nghỉ mát này toạ lạc trong vịnh Prora xinh đẹp, giữ khu vực Sassnitz và Binz, gần Prorer Wiek và cách biển Baltic chỉ 150m.

Đầu năm nay, người ta đã cải tạo một phần Prora thành một ký túc xá. Ngoài kế hoạch "hô biến" một phần Prora thành khách sạn siêu xa xỉ, người ta cũng đang lên kế hoạch để xây các chung cư sang trọng tại đây.

Cùng nhìn lại khu nghỉ dưỡng Prora của Đức quốc xã trước khi nó được "hô biến" thành khách sạn lộng lẫy:

Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
K hu nghỉ dưỡng Prora được xây dựng giữa những năm 1936 - 1939...

Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
Để làm nơi nghỉ mát cho đội quân Đức Quốc xã...


Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
Nhưng kế hoạch bị đổ vỡ sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 bùng nổ.

Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
Prora nằm bên bờ biển Baltic thơ mộng.

Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
Sau nhiều thập kỷ bị bỏ hoang, Prora đang bắt đầu xuống cấp...

Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
hoang tàn...

Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
và mục nát.

Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
Sắp tới Prora sẽ được cải tạo thành khách sạn siêu xa xỉ.

Resort của Hitler thành... khách sạn siêu xa xỉ
Một tác phẩm điêu khác tuyệt đẹp giữa sân của khu nghỉ mát.

DiaOcOnline.vn - Theo Tiền Phong


Theo tintuc.xalo.vn

Chung cu tu nhan Lo lung chu quyen

Trong khi hàng loạt dự án nhà chung cư tư nhân (CCTN) được ồ ạt tung ra, các nhà đầu tư vẫn đua nhau "lướt sóng", thì có một tồn tại mà dường như ai cũng muốn lảng tránh, đó là vấn đề "chủ quyền". Theo quy định, các căn hộ CCTN hợp pháp sẽ được cấp giấy chủ quyền, nhưng thực tế lại khác rất nhiều.

Chung cu tu nhan:

Thờ ơ với... nhà của mình!

Dọn đến ở tại một trong những khu CCTN đầu tiên của Hà Nội ở Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) từ 2 năm trước, nhưng đến nay anh T.L vẫn chưa có giấy chứng nhận chủ quyền. "Đất vẫn chưa tách sổ được. Cả khu này chưa ai có hết. Chắc phải đợi chủ đầu tư làm sổ cho", anh T.L nói.

Cũng như rất nhiều người đã và đang mua và ở CCTN, anh T.L tỏ ra khá thờ ơ với vấn đề "chủ quyền" căn hộ. Theo anh chẳng cần phải "sổ đỏ - sổ hồng" mọi người vẫn ở bình thường, không có tranh chấp thì không có gì đáng lo ngại. Anh T.L cho biết, chưa từng một lần "thử đi làm giấy hay hỏi chính quyền" mà chỉ "nghe mang máng người ta bảo: có chỗ làm được, có chỗ không. Không biết khu nhà mình thuộc diện nào vì khu này làm từ lâu rồi".

Thực ra vấn đề cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà và sử dụng đất của loại hình căn hộ CCTN đã được quy định rõ tại Nghị định 71 năm 2010. Theo đó các căn hộ CCTN được xây dựng đúng quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu riêng cho từng căn và chứng nhận quyền sử dụng đất chung cho cả mảnh đất. Tức là, khi mua căn hộ CCTN, người mua sẽ được chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp căn hộ và quyền sử dụng đất chung. Mảnh đất xây chung cư sẽ được chuyển quyền cho tất cả người mua dưới hình thức sở hữu chung chứ không thuộc về chủ đầu tư nữa. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khá nhiều người mơ hồ về quyền sở hữu chung này. Chị Hiền, mới mua một căn hộ CCTN ở Mễ Trì Thượng nói: "Theo tôi hiểu thì đất vẫn thuộc sở hữu của chủ đầu tư. Như mảnh đất của tôi thuộc chủ quyền của mấy chủ, nhưng họ ủy quyền cho một người đứng ra xây, bán"(?!).

Không khó hiểu với sự thờ ơ về "chủ quyền" này của người mua CCTN. Thứ nhất, chuyện sở hữu nhà, đất không có giấy tờ vốn rất phổ biến ở nước ta, nó đã thành một thói quen. Thứ hai, nhiều người cho biết, họ có lo nhưng không "sốt sắng" vì dù sao nhà cũng là nhà của mình, không ai có thể tranh chấp, tất cả mọi người đều không có giấy chứng nhận chứ không riêng mình... Còn về phía chủ đầu tư, họ cũng có lý do để thờ ơ với việc làm giấy tờ sở hữu cho từng căn hộ, vì dù gì thì nhà cũng đã bán, tiền cũng đã thu về.

Lỗi tại... Nhà nước (?!)

Theo quy định, "hộ gia đình, cá nhân chỉ được bán, cho thuê các căn hộ này sau khi đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các căn hộ đó". Tuy nhiên, thực tế, các căn hộ CCTN vẫn được bán "lách luật" bằng các văn bản thỏa thuận hay hợp đồng góp vốn. Như trường hợp chị Hiền, chị đã trả đầy đủ tiền nhà cho chủ đầu tư nhưng trong tay chỉ có: 1 văn bản thỏa thuận mua nhà có công chứng; 1 bản photo có công chứng giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế khu nhà; 1 bản photo có công chứng giấy chứng nhận sở hữu mảnh đất ghi nhận sở hữu chung. Chị cho biết, khi mua thì chủ đầu tư có nói nếu tự làm sổ thì giữ lại 10 triệu đồng. Tuy nhiên, chị cùng các hộ khác trong khu đã thống nhất là sẽ để chủ đầu tư làm sổ cho một lượt nên đã nộp hết toàn bộ tiền cho chủ đầu tư (!?).

Thực ra, khi rao bán CCTN, các chủ đầu tư đều có quy định trừ ra khoảng 5- 10% trên tổng giá trị căn hộ, người mua sẽ nộp khi khu nhà hoàn thiện và có giấy chứng nhận chủ quyền. Nhưng cũng như trường hợp chị Hiền, nhiều người đã "úi xùi" nộp luôn một lượt cho chủ đầu tư mà quên mất rằng khoản giữ lại "5 - 10%" đấy chính là "động lực" để hối thúc chủ đầu tư làm nhanh giấy tờ chủ quyền cho các căn hộ.

Ở một khía cạnh khác, chủ đầu tư có lẽ cũng muốn làm giấy tờ chủ quyền cho các căn hộ một cách đằng thẳng. Khi đó, việc mua bán của họ sẽ được minh bạch, khỏi phải lách cách này, cách khác. Vậy điều gì đã cản trở họ? Đây lại là một phần của câu chuyện giấy chứng nhận sở hữu nhà và sử dụng đất hay còn gọi là "sổ đỏ - sổ hồng" tồn tại nhiều năm nay. Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ cho rằng: ""Sổ đỏ - sổ hồng" đáng ra phải được cấp như Giấy khai sinh".

Nhưng thực tế có một sự khác biệt lớn. Hiện nay, chi phí toàn bộ để có một giấy khai sinh là 10.000 đồng và 5 ngày. Còn chi phí để có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, thật khó tính được. Hiện nay, chúng ta có quy định: phải làm giấy khai sinh cho em bé trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh. Nếu chậm sẽ bị phạt. Vậy tại sao chúng ta lại để chủ quyền của các tài sản bất động sản như nhà, đất treo lơ lửng? Trong khi sự treo lơ lửng này không chỉ gây khó dễ cho người dân mà còn khó khăn cho công tác quản lý của nhà nước, đặc biệt là các khoản thuế bị thất thu.

Đắc Kiên

Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Phi ATM Bai toan ky la ve bu lo

Thông tin về các ngân hàng (NH) thu phí ATM vừa xuất hiện sáng 10/4 ngay lập tức đã trở thành tâm điểm bàn luận của mọi người.

Phí cao sẽ không dùng thẻ ATM

Nguyễn Ngọc Ánh, sinh viên năm thứ 3, khoa Kinh tế vận tải, trường ĐH Giao thông Vận tải cho biết: "Thu phí có thể sẽ khiến sinh viên chúng tôi không dùng nữa. Thói quen của chúng tôi là để tiền trong thẻ, cần bao nhiêu thì rút bấy nhiêu để tiêu. Nếu thu phí 5.000 đồng/lần rút thì 3 lần đã mất đến gần 15.000 đồng rồi.

Cùng chung quan điểm, Phạm Khắc Tiệp, sinh viên năm cuối Khoa Tài chính Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân cho biết: "Việc NH thu phí cho dịch vụ của họ là tất nhiên. Tuy nhiên tôi không hiểu vì sao mà chỉ một chiếc thẻ thôi mà gánh nhiều phí thế: phí làm thẻ, phí duy trì thẻ, phí cấp lại nếu mất... giờ là tính cả phí theo số lần rút tiền.

Trong khi đó, bản thân dịch vụ ATM của các NH ở nước ta vẫn còn rất nhiều phiền hà, gây nhiều bức xúc. Nếu cứ như thế này, tính toán chi li ra thì thà bỏ thẻ ATM dùng giao dịch tiền mặt có khi còn tiện hơn".

Phí ATM: "Bài toán kỳ lạ" về bù lỗ
Thông tin về các ngân hàng (NH) thu phí ATM vừa xuất hiện sáng nay ngay lập tức đã trở thành tâm điểm bàn luận của mọi người.

Doanh nghiệp mất thêm tiền

Chị Nguyễn Thị Thu Hà, kế toán của một Công ty đóng tàu tại Hải Phòng cho biết: "Công ty tôi có trên 2.000 cán bộ công nhân viên, nếu tính phí chuyển khoản là 3.000 đồng/lần thì mỗi lần trả lương chúng tôi tự dưng mất không 6.000.000 đồng/tháng, tức là nuôi thêm 2 hai công nhân không làm việc.

Còn nếu để chủ thẻ phải chịu mức phí chuyển khoản này thì bản thân họ sẽ phải chịu hai lần phí, một lần do công ty chuyển khoản trả lương, một lần khi họ rút tiền ra từ tài khoản. Điều đó lại càng bất hợp lý hơn".

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Lê cho rằng: "Suy cho cùng ATM là một tài khoản linh hoạt. Khi chúng tôi sử dụng tài khoản này đã gián tiếp cung cấp một nguồn vốn lưu động cho NH, tiền nằm trong tài khoản sinh lãi cho NH, chủ thẻ không được hưởng gì nhiều. Bên cạnh đó bản thân dịch vụ ATM của chúng ta hiện nay cũng có rất nhiều hạn chế như vậy việc thu phí tất nhiên sẽ gây bức xúc cho nhiều người".

"Bài toán kỳ lạ" về bù lỗ

Giả sử một người có lương 4 triệu đồng/tháng, do thu phí phần lớn người ta sẽ rút tiền một lần và sẽ mất 5.000 đồng theo mức phí mới.

Nếu không mất phí người dân sẽ rút theo nhu cầu và để lại một phần tiền trong tài khoản. Với lãi suất khoảng 1,1%/tháng tính ra cứ 1 triệu đồng người dân để lại tài khoản ngân hàng bỗng dưng có... 11.000 đồng/tháng.

Trừ đi 3%/năm tiền gửi không kỳ hạn trong ATM thì tổng số tiền còn lại của ngân hàng dư ra là 9.300 đồng/tháng. Lợi nhuận ròng của ngân hàng nếu không thu phí chính là 6.000 đồng/tháng/1 triệu đồng.

Như vậy, nếu việc thu phí được tiến hành thì có thể không tránh khỏi việc người dân rút sạch tiền trong ATM.

Theo Bee

Theo tintuc.xalo.vn

Thap lai niem tin

Khiêm tốn, giản dị nhưng thẳng thắn và quyết đoán là những gì tôi cảm nhận được ngay từ lần đầu gặp Huy. Bên ly cà phê tí tách, Với giọng nói trầm ấm, nhỏ nhẹ đặc trưng xứ Huế, Huy tâm sự với tôi chuyện về một thời lầm lỗi, chuyện học hành và cả chuyện hoàn lương để trở thành một giám đốc doanh nghiệp như hiện nay…

Thap lai niem tin

Gian nan đường đời

12 năm trước, Huy nổi tiếng là "đại ca nhí" ở trường và khu phố vì những trò nghịch dại, gây gổ đánh nhau. Không ít lần bố mẹ Huy phải muối mặt đi xin lỗi hàng xóm, bạn bè. Sau mỗi lần con mắc lỗi, bố mẹ Huy không ngớt lời khuyên răn, thậm chí còn đánh đòn. Nhưng dường như bố mẹ càng cố gắng bảo ban, giáo dục thì Huy càng lỳ lợm, ương bướng hơn.

Vì gây rối trật tự công cộng, Huy phải đi cải tạo sáu tháng. Cảm giác dài đằng đẵng của thời gian thụ án đã khiến chàng trai 8x này dần thấm thía những lỗi lầm đã gây ra. Càng thấm thía hơn khi một bạn tù già đã tặng Huy những lời khuyên chân tình: "Ta thấy con có thiện tâm trong sáng. Sau này ra tù hãy gắng mà sống tốt, sống đẹp…".

Nhấp một ngụm cà phê, giọng nói trầm xuống, Huy tiếp tục kể cho tôi nghe về cuộc sống sau những ngày thụ án. Nó gian nan, vất vả hơn những gì Huy tưởng tượng. Học hành dang dở, nghề nghiệp không có, lại bị mọi người chung quanh kỳ thị, Huy thấy cuộc sống thật vô nghĩa. Bố mẹ Huy cũng mất hết niềm tin vào đứa con ngỗ ngược của mình… Huy đã dằn vặt, trăn trở rất nhiều. Lúc Huy mất thăng bằng về tinh thần, phương hướng trong cuộc sống thì bác Tám, Trưởng công an phường Phú Hiệp, nơi Huy cư trú đã hết lòng động viên, khuyến khích anh đi học trở lại.

Nghe lời bác Tám, Huy xin đi học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Không phụ lòng bố mẹ và bác Tám, Huy luôn đạt thành tích khá và giỏi trong học tập. Học xong THPT, Huy tiếp tục đăng ký học nghề sửa chữa ôtô, máy nổ tại trường Cao đẳng Công nghiệp Huế. Thời khắc nhận tấm bằng tốt nghiệp trên tay, với niềm hy vọng tràn đầy, Huy mong trở thành một người thợ sửa chữa ô-tô giỏi để bố mẹ có thể tự hào về mình. Nhưng không nơi nào dám nhận Huy vào làm chỉ vì những lỗi lầm trước đó. Lúc này, Huy càng ân hận và thấm thía hơn nỗi nhọc nhằn để được là người tốt. Song chính điều đó đã làm cho Huy càng quyết tâm hơn.

Lúc bấy giờ ở TP Huế đang "rộ" lên phong trào chơi cây cảnh, chó cảnh. Nắm bắt cơ hội "vàng", chàng trai trẻ lặn lội ra TP Hải Phòng, Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh… để mua chó cảnh, cây cảnh về bán kiếm lời. Những phi vụ "một vốn, bốn lời" đã cho Huy những bài học đầu tiên về thương trường. Đang ăn nên làm ra thì tình cờ xem tivi, Huy thấy một số người dân ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đang tháo dỡ một xác nhà Rường mục nát. Không ngại đường xa, Huy phóng xe máy ra Quảng Trị để hỏi mua ngôi nhà.

Đến nơi, Huy phát hiện không chỉ có một gia đình muốn bán nhà Rường mà có tới ba gia đình cùng muốn bán nhà để xây nhà mới. Các chủ nhà đồng ý bán nhưng Huy chỉ có đủ tiền để mua một căn nhà. Không chút đắn đo, Huy quyết định bán luôn chiếc xe máy đang đi để dồn đủ tiền mua cả ba căn nhà Rường với giá 4,2 triệu đồng. Không lâu sau, Huy đã bán lại những xác nhà Rường đó cho một nhà sưu tầm với giá 22 triệu đồng.

Hướng thiện, thành tỷ phú

Nhận thấy đây là cơ hội làm ăn tốt, Huy dồn hết số tiền lâu nay kiếm được để mua bán nhà Rường.

Nhiều căn nhà Rường được Huy mua đi, bán lại cho những người yêu nhà Rường cổ ở Huế và nhiều địa phương khác. Năm 2006, ở tuổi 22, Huy đã có trong tay gần ba tỷ đồng. Số tiền này tuy không lớn nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Huy.

Kiếm được nhiều tiền nhưng ông chủ trẻ này lại mơ ước phục dựng được một ngôi nhà Rường cổ thật đẹp. Trong số những ngôi nhà mà Huy mua được, có một căn nhà Huy luôn trân trọng và coi đó là cơ hội dẫn mình đến với nghề phục dựng nhà Rường cổ. Năm 2007, một gia đình ở TP Huế muốn bán căn nhà Rường cũ. Chủ nhà gọi anh đến và rao giá 17 triệu đồng. Nhìn qua đống gỗ, Huy liền rút tiền trả luôn.

Khi tôi hỏi: vì sao không mặc cả như những căn nhà khác? Huy cho biết: Do ham đọc sách lịch sử về các triều vua nhà Nguyễn nên em biết đây là ngôi nhà của Đệ nhất Giai phi (vợ vua Khải Định). Các cột gỗ dựng nhà to, đẹp và tốt hơn các ngôi nhà của quan lại, dân thường.

Khi đã mua được căn nhà này cộng với số cột gỗ đẹp mà Huy tích góp được, Huy bắt đầu thực hiện mơ ước của mình... Khung nhà được phục dựng, ông chủ tiệm vàng Duy Mong lớn nhất TP Huế đến xem và ngỏ ý muốn mua lại với giá năm tỷ đồng sau khi hoàn thiện. Với số tiền lớn như vậy, Huy thấy vừa mừng vừa lo. Mừng vì sự khởi đầu thuận lợi, lo vì hợp đồng ký kết có ghi rõ "khi nào giao chìa khóa mới thanh toán tiền".

Sau một thời gian miệt mài làm việc, căn nhà Rường hoàn thành với tổng diện tích 150 m2. Lúc nhận nhà, ông Duy Mong rất hài lòng về cách bày trí, nét chạm khắc tinh xảo theo đúng khuôn mẫu nhà Rường cổ và đặt tên cho ngôi nhà là Tịch Tâm Kim Cổ. Hiện Tịch Tâm Kim Cổ được dân chơi nhà Rường đánh giá là ngôi nhà đẹp nhất TP Huế.

Sự kiện Tịch Tâm Kim Cổ đã làm cho dân chơi nhà Rường gần xa biết đến Huy.

Đến nay, Huy đã phục dựng hàng chục ngôi nhà Rường như quán cà phê Lâm Chấn Âu ở TP Long Xuyên (An Giang), các ngôi chùa Châu Lâm, Diệu Ngộ, Huyền Trân Công Chúa ở TP Huế… Song, Huy luôn mong ước sẽ phục dựng được thật nhiều nhà Rường cổ cho mảnh đất Thần Kinh. Bởi Huy luôn tâm niệm rằng: "Tiền đối với công việc làm ăn thì rất quan trọng nhưng với người Huế thì những giá trị văn hóa ẩn chứa trong mỗi ngôi nhà Rường còn quan trọng gấp nhiều lần…".

Vì điều đó mà nhiều thợ mộc giỏi đã tình nguyện về làm việc cho Công ty Thiên Ấn, trong đó có cả những người tàn tật, những phạm nhân một thời lầm lỗi.

Tại xưởng mộc của Công ty, tôi gặp Nguyễn Đức Thắng, một thợ mộc chuyên dựng khung nhà Rường, trước đây, cũng từng lầm lỗi như Huy. Sau khi ra trại, Thắng không tìm được công việc ổn định. Đồng cảm với hoàn cảnh của bạn, Huy đã rủ Thắng về làm tại xưởng. Nhiều công nhân cũng bộc bạch rằng, sở dĩ họ thích làm việc ở Thiên Ấn vì Huy đối xử rất chân thành, trả lương xứng đáng và luôn động viên, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Giữa Huy với công nhân luôn có sự đồng cảm, không phân biệt ông chủ và người làm thuê.

Hiện cơ sở của Huy có khoảng 50 công nhân làm việc thường xuyên và hơn 200 lao động thời vụ, với mức lương từ 4 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Một số thợ giỏi được Huy trả tới 12 triệu/tháng. Công việc kinh doanh của Huy được mở rộng ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Dương… Ngoài ra, hằng năm doanh nghiệp của Huy còn tích cực ủng hộ, xây mới nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, gia đình chính sách trong tỉnh.

Trong câu chuyện về việc làm ăn, về những trăn trở suy tư, Huy trầm ngâm, tôi được như ngày hôm nay là nhờ sự động viên của gia đình, bạn bè; sự nỗ lực của bản thân.

Huy kể "khi đi cải tạo về, tôi đã dành thời gian đọc rất nhiều sách, báo về văn hóa, lịch sử cho đến kinh tế, chính trị… Trong những cuốn sách tôi đọc, có cả những câu chuyện đầy xúc động về thời niên thiếu của Bác Hồ. Và, có một sự thật là, tôi đã đem những điều học được ở Bác để áp dụng vào công việc, vào cuộc sống..."

Giờ đây, có thể khẳng định rằng công việc mà Huy đang làm đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn kiến trúc nhà Rường xứ Huế. Quan trọng hơn, nó đã đem lại niềm tin của Huy vào cuộc sống. Và Huy đem niềm tin đó thắp lại niềm tin cho những người tàn tật, những người có một thời lầm lỗi.


Theo www.baomoi.com

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Lao dong bo tron, he luy khon luong

GiadinhNet - Mỗi năm có tới 6.600 lao động bỏ trốn - Đó là tình trạng đáng báo động của lao động Việt Nam tại Đài Loan từ năm 2003 tới nay.

Nhiều hệ luỵ khôn lường ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang thị trường truyền thống này. Đặc biệt, nguy cơ Đài Loan hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam đang hiện hữu…

Lao động bỏ trốn, hệ luỵ khôn lường

Hiện tượng lao động bỏ trốn sẽ khiến hoạt động XKLĐ gặp khó khăn. Ảnh: Chí cường

Sắp hết hạn là… trốn!

Theo thống kê, hiện có tổng cộng 67 doanh nghiệp còn giấy phép của Đài Loan cấp được hoạt động đưa lao động sang làm việc tại nước này. Từ 67 doanh nghiệp này đã "đẻ" ra tới hơn 100 chi nhánh, trung tâm và khoảng 140 cơ sở đào tạo nhằm tư vấn, tuyển chọn và đào tạo lao động đi làm việc tại Đài Loan. Như vậy, chưa tính các văn phòng đại diện thì hiện nay chúng ta có khoảng trên 300 đầu mối đưa lao động sang Đài Loan.

Đây là tình trạng xấu đang xảy ra của lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan. Theo đó, công bố từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ,TB&XH) cho thấy những con số đáng báo động về tình trạng này. Từ năm 2003 tới nay, tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan tăng nhanh. Trung bình mỗi năm có tới 6.600 lao động bỏ trốn, tương đương 550 lao động/tháng. Con số này chiếm tới 8%/năm so với tổng số lao động nước ta có mặt tại nước này.


Thông tin từ Cục QLLĐNN khẳng định, đối tượng lao động bỏ trốn tập trung vào nhóm sắp hết hạn hợp đồng, trốn do không muốn về nước. Cũng theo đơn vị quản lý lao động này thì Đài Loan là một trong những thị trường XKLĐ trọng điểm của Việt Nam. Từ 11/1999 đến nay, Việt Nam đã đưa khoảng trên 250.000 lượt người sang làm việc tại Đài Loan, bình quân khoảng gần 23.000 lao động/năm.

Từ tháng 12/2011, Việt Nam là nước có số lượng lao động làm việc tại Đài Loan đông thứ hai, chỉ sau lượng lao động đến từ Indonesia với 93.000 người, chiếm 21,78% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan. Lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan trong các lĩnh vực như sản xuất chế tạo; phục vụ xã hội và cá nhân; xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp… Ngoài ra, còn khoảng gần 2.500 lao động là thuyền viên tàu đánh cá xa bờ, thuỷ thủ tàu vận tải làm việc trên các tàu đánh cá và tàu vận tải quốc tịch Đài Loan.


Tình trạng bỏ trốn của lao động, theo đánh giá của Cục QLLĐNN đang ảnh hưởng xấu đến chính sách XKLĐ của Việt Nam, quyền lợi của người lao động và kinh tế đất nước. Cục QLLĐNN khẳng định, phía Đài Loan sẽ hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam đang trở thành nguy cơ hiện hữu.

Trước đó, từ năm 2004 tới nay, Đài Loan đã tạm dừng tiếp nhận lao động Việt nam trong 2 nghề đó là thuyền viên tàu cá gần bờ và giúp việc gia đình; không cấp giấy phép mới cho các doanh nghiệp Việt nam đưa lao động sang Đài Loan. Nguyên nhân của các động thái nêu trên từ Đài Loan là do lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp số lượng lớn ngày càng tăng.

"Gà nhà" đá nhau!


Để xảy ra tình trạng nêu trên, cơ quan quản lý lao động ngoài nước của Việt Nam cũng đã chỉ ra hàng loạt những nguyên nhân cần nhanh chóng giải quyết. Thứ nhất, kinh phí của người lao động đi xuất khẩu sang Đài Loan phải bỏ ra quá cao. Số liệu điều tra thực tế của Uỷ ban lao động Đài Loan đối với lao động các nước nhập cảnh tại sân bay trong 2 năm 2010 và 2011 cho thấy, mỗi lao động Việt Nam phải chi trung bình khoảng 5.600 - 6.000 USD/người. Thậm chí có một số lao động bị thu đến khoảng 6.500 - 7.000USD/người. Mức này cao hơn mức quy định là 1.800 - 2.500 USD. Đây chính là tiền môi giới, và mức này cao hơn rất nhiều so với chi phí của lao động Thái Lan, Philippin và Indonesia.


Cũng theo thông tin Cục QLLĐNN công bố thì nguyên nhân lao động Việt Nam phải chi tiền môi giới cao hơn so với lao động các nước khác là do doanh nghiệp dịch vụ việc làm của Đài Loan tuỳ tiện nâng mức phí môi giới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó thể hiện năng lực đàm phán của doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam kém hơn các quốc gia khác.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của Việt Nam nên dẫn tới người lao động bị thua thiệt. Nhiều bất cập khác cũng được chỉ ra như chất lượng lao động Việt Nam kém, tỷ lệ vi phạm hợp đồng, bỏ trốn của lao động cao hơn lao động các nước khác. Các doanh nghiệp Việt Nam khoán gọn cho các cơ sở, trong đó có cả các công ty Đài Loan tuyển chọn, đưa lao động sang Đài Loan đã dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không kiểm soát được chi phí của người lao động.


Ngoài những nguyên nhân trên một vấn đề đáng quan ngại là hiện có quá nhiều đầu mối tuyển chọn đưa lao động đi làm việc ở Đài Loan. Trong số đó có cả doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mượn giấy phép để tư vấn, tuyển chọn, thu tiền của người lao động. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn giấy phép của Đài Loan nhưng vẫn "móc nối" với các doanh nghiệp còn giấy phép, sử dụng tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp này để tổ chức đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân Đài Loan mượn tư cách pháp nhân. Sự bát nháo này đã khiến tình hình càng trở nên phức tạp hơn!

Công Tâm

Theo tintuc.xalo.vn

Nganh dien muon von vay ODA de ngam hoa luoi dien

Trong 2012, ngành điện TPHCM sẽ ngâm hóa 18 km lưới trung thế và 43 km lưới hạ thế tại các vòng xoay chính, các đường cửa ngõ trung tâm thành phố.
Tổng công ty điện lực TPHCM vừa kiến nghị UBND TPHCM hỗ trợ đơn vị này tiếp cận vốn vay từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) phát triển hạ tầng thành phố để triển khai các dự án ngầm hóa lưới điện.

Trong văn bản kiến nghị gửi UBND thành phố ngày 9/4, tổng công ty cho biết, theo quy hoạch điện lực từ nay đến năm 2015, ngành điện cần khoảng 17.000 tỉ đồng, tuy nhiên tổng công ty chỉ có thể thu xếp khoảng 600 tỉ đồng/năm.

Do phải tập trung vào các dự án phát triển nguồn, lưới điện nên tổng công ty không bố trí được vốn cho các dự án ngầm hóa lưới điện.

Do vậy, tổng công ty kiến nghị UBND thành phố xem xét các công trình ngầm hóa lưới điện như là các công trình đầu tư trọng điểm, được vay vốn ODA, vốn ưu đãi dài hạn với lãi suất thấp từ nguồn vốn vay kích cầu của thành phố.

Tổng công ty điện lực thành phố cho biết, trong năm 2012 sẽ ngầm hóa 18 km lưới trung thế và 43 km lưới hạ thế tại các vòng xoay chính, các tuyến đường cửa ngõ trung tâm của thành phố. Tiếp theo đó đến năm 2015, hoàn thành việc ngầm hóa lưới điện khu vực quận 1, quận 3.

Mục tiêu đến 2025 sẽ hoàn tất ngầm hóa lưới điện tại tất cả các quận huyện, khu đô thị mới, khu công nghiệp toàn TPHCM.
Nguồn TBKTSG


Theo www.baomoi.com

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Tam Ky, Quang Nam Ve dich som trong cong tac giai phong mat bang va tai dinh cu

Ông Trần Đình Đức, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khai thác quỹ đất TP Tam Kỳ- Quảng Nam cho biết, Tam Kỳ là đơn vị về đích sớm nhất trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (BT-GPMB&TĐC) để bàn giao mặt bằng xây dựng Tiểu dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và dự án phòng chống lụt bão đường cứu hộ, cứu nạn (PCLB CH,CN) TP Tam Kỳ.

Từ khóa liên quan

Địa danh trong nước
  • Tam Kỳ
  • Quảng Nam
  • Đà Nẵng
  • Quảng Ngãi
  • Duy Xuyên
  • Thăng Bình
Động từ
  • giải phóng mặt bằng
  • phòng chống lụt bão
  • công tác
  • cứu nạn
  • triển khai
  • cứu hộ
Danh từ
  • dự án
  • đường cao tốc
  • tái định cư

Tin đọc nhiều

  • Thủy điện xanh đầu tiên của Việt Nam sắp phát điện - Vietnam Plus 7480 lượt đọc
  • Hơn 4.500 tỷ đồng xây khu tái định cư ở TP.HCM - Vietnam Plus 802 lượt đọc
  • Năm 2014 có cầu Sài Gòn 2 - Người Lao Động 385 lượt đọc
  • Chủ tịch cũng... bức xúc vì dự án "rùa" - Diễn đàn Doanh nghiệp 287 lượt đọc
  • Thanh Ba (Phú Thọ): Hố lạ xuất hiện ở Ninh Dân - Giadinh.net 238 lượt đọc
  • Thi công đường vành đai 3 trên cao - Nhân dân 195 lượt đọc
  • Sẽ xây dựng cáp treo lên "nóc nhà Việt Nam" Phan Si... - Dân Trí 177 lượt đọc
  • Xây bãi đỗ xe ngầm tại Cung Văn hóa Hữu Nghị - VnMedia 121 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Hàng chục công trình xây dựng cơ bản đang "đắp chiếu" - Pháp luật & Xã hội
  • Công khai kết quả thanh tra môi trường - KTĐT
  • Công bố quy hoạch xây dựng đô thị du lịch Sa Pa - KTĐT
  • HBC trúng thầu 3 dự án mới trị giá gần 700 tỷ đồng - Sàn OTC
  • Hà Nội, TP.HCM: Báo động sụt lún - Báo Tia sáng

Các bài khác

  • Hà Nội tính xây bãi đỗ xe ngầm tại cung Hữu Nghị - VnEconomy
  • Những dự án chung cư có tiến độ thần tốc tại Hà Nội - Thongtinduan.vn
  • Điện yếu, hơn 100 hộ dân phải thắp đèn dầu - Tuổi Trẻ
  • Hà Nội sẽ xây bãi đỗ xe ngầm ở quận trung tâm - VnExpress
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng quy hoạch mạng lưới thương mại - StoxPlus

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Song Tử (21/05-21/06)

Bao lâu Song Tử để ý suốt một "đối tượng" mà chưa có cách nào tiến tới làm quen người ta đã bặt vô âm tín. Hôm nay cơ hội sẽ đến với bạn đó. Họ sẽ lại xuất hiện trong cuộc sống của bạn, vì vậy nên nhanh chóng nắm lấy cơ hội và làm những gì cần phải làm đi nghen.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Ông Trần Đình Đức, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khai thác quỹ đất TP Tam Kỳ- Quảng Nam cho biết, Tam Kỳ là đơn vị về đích sớm nhất trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (BT-GPMB&TĐC) để bàn giao mặt bằng xây dựng Tiểu dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và dự án phòng chống lụt bão đường cứu hộ, cứu nạn (PCLB CH,CN) TP Tam Kỳ.



Do làm tốt công tác GPMB&TĐC, dự án PCBL,
cứu hộ, cứu nạn sẽ sớm được triển khai

Từ dự án phòng chống lụt bão, đường cứu hộ, cứu nạn

TP Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung quanh năm phải hứng chịu nhiều trận bão lũ lớn, nhằm giúp cho người dân hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam với khoản kinh phí 3.679 tỷ đồng, do ngân Trung ương hỗ trợ. Đây là một dự án quan trọng ở vùng đông Quảng Nam nhằm ổn định và phát triển dân cư một cách bền vững; đồng thời tạo quỹ đất để phát triển du lịch ven biển. Dự án sẽ được triển khai thực hiện từ nay đến năm 2020. Theo đó, sẽ di dời, sắp xếp, chỉnh trang, bố trí lại nhà ở cho 10.367 hộ (40.910 nhân khẩu) trên diện tích 13.470ha thuộc 15 xã của 4 huyện gồm Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Núi Thành; xây dựng và phát triển hạ tầng và nhà ở của dân một cách đồng bộ, bền vững, bảo đảm an toàn trong mưa bão. Trong đó, UBND TP Tam Kỳ được giao nhiệm vụ thực hiện công tác BT-GPMB&TĐC dự án đường phòng PCLB CH,CN đoạn đi qua địa bàn Tam Kỳ, bao gồm các xã ven biển với chiều dài tuyến trên 8,6 km, phạm vi ảnh hưởng 44m chiều rộng. Xác định đây là dự án quan trọng và hết sức ý nghĩa. Trung tâm đã nhanh chóng triển khai công việc với những cách làm thiết thực như họp dân công khai mức BT-GPMB cũng như việc tái định cư (TĐC) cho các hộ dân trong vùng giải tỏa. Với cách tuyên truyền tốt về ý nghĩa của dự án, Trung tâm trực tiếp tháo gỡ những vướng mắc của người dân. Nên dự án cho dù trải dài trên diện rộng, với hàng trăm hộ bị ảnh hưởng, nhiều hộ bị giải tỏa trắng nhưng công tác GPMB&TĐC vẫn diễn ra suôn sẻ và sớm bàn giao cho đơn vị thi công.

Ông Trần Đình Đức cho biết: "Diện tích đất thu hồi gần 40ha, với trên 200 hộ bị ảnh hưởng, không thể nói công tác BT-GPMB&TĐC là đơn giản mà phải nói rằng, đây là công việc rất phức tạp vì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nơi có dự án triển khai. Do vậy, khi triển khai cần phải có kế hoạch và giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, phù hợp với phong tục tập quán của người dân, từ đó nhận được sự đồng tình và góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai dự án. Như khi giải tỏa mồ mả tập trung vào thời gian trước tết âm lịch, đất nông nghiệp là ngay sau khi người dân kết thúc thu hoạch,... Đây cũng là bài học quý cho công tác của chúng tôi trong thời gian tới ở những dự án khác".

Đến tiểu dự án đường cao tốc

Được biết, dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi có tổng mức đầu tư 27.968 tỷ đồng (tương đương 1,472 tỷ USD), dự án còn là phân đoạn lớn nhất của tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, theo quy hoạch tuyến đường sẽ gồm 6 làn xe cơ giới. Ngoài hệ thống các công trình phụ trợ đồng bộ như trung tâm điều hành, trạm dịch vụ nghỉ ngơi, trạm dừng xe, tuyến đường sẽ được đầu tư hệ thống giao thông thông minh (ITS) gồm: các trạm thu phí 1 dừng, hệ thống camera, đếm xe, theo dõi khí tượng và kiểm soát quá tải,... Nói như vậy để thấy việc GPMB&TĐC hết sức quan trọng, vì sớm hoàn thành công tác này thì dự án sẽ sớm được triển khai.

Ông Đức cho biết: Đây cũng là dự án trọng điểm của Trung ương đi qua TP Tam Kỳ, nên chúng tôi đã cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, cho dù việc GPMB phải đụng chạm đến rất nhiều vấn đề như đất trồng cây lâu năm, trồng lúa, trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, nhà của người dân trên diện rộng và tầm ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân cũng như những công trình công cộng và nhiều lĩnh vực khác thuộc về tâm linh, tín ngưỡng, tập quán văn hóa của người dân và cộng đồng. Nhưng với quyết tâm và cách làm tận tụy, gần dân, kịp thời tháo gỡ những khó khăn nên trong thời gian rất ngắn, từ lúc triển khai đến khi bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư khoảng 1 năm, chúng tôi đã hoàn thành xong công tác GPMB và bố trí đất TĐC, trở thành đơn vị đi đầu trong toàn tỉnh hoàn thành công tác này. Với kết quả trên, chúng tôi đã được UBND tỉnh Quảng Nam và các chủ đầu tư đánh giá cao. Ông Đức cũng cho biết, năm 2011, thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và thành phố giao và sự phối hợp đồng bộ của các địa phương, Trung tâm đã hoàn thành tốt công tác GPMB&TĐC trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và ổn định an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Nam nói chung và Tam Kỳ nói riêng.

TẤN THÀNH

Gửi cho bạn bè

Bản in
Theo www.baomoi.com

Guc nga tren dong tai san

"Gục ngã" trên đống tài sản

Nhiều doanh nghiệp co cụm, phá sản không chỉ do lãi suất quá cao mà còn do sức mua của thị trường quá thấp. Hàng làm ra không bán được khiến doanh nghiệp "gục ngã" trên đống tài sản.

Tình trạng này xảy ra ở nhiều lĩnh vực và dắt dây từ nhà sản xuất đến phân phối, bán lẻ...

 

Kỳ 1: Sắt để gỉ, ximăng chất đống

 

Gục ngã trên đống tài sản
Một cửa hàng trên đường Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình, TP.HCM) do ế ẩm nên bị tồn hàng tấn sắt thép, phần lớn trong số này đang bị gỉ sét.

 

Hiện doanh nghiệp thép chỉ chạy 50-60% công suất thiết kế, thậm chí có ít nhất sáu doanh nghiệp đã ngừng sản xuất do hàng bán không được.

 

Lượng hàng tồn kho ùn ứ khiến nhiều doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa, còn các đại lý nhập hàng về nhỏ giọt, nhiều đại lý không cầm cự nổi phải bỏ nghề...
 

 

 

Sức mua giảm sâu

 

"Đây có lẽ là năm bi kịch nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng, khi mọi thứ dường như đã nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, đặc biệt là kênh tiêu thụ ở thị trường nội địa" - Ông Đỗ Duy Thái (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, Pomina)

Đã quá trưa nhưng tại một đại lý phân phối sắt, thép lớn có tiếng trên đường Lý Thường Kiệt (TP.HCM) vẫn vắng hoe không một bóng khách.

 

Đứng trước đống sắt, thép tồn kho nhập về nhiều chủng loại như: Pomina, Việt Nhật, Miền Nam ... đang phủ bạt kín giữa kho, bà Trần Thị S. - chủ đại lý - lắc đầu ngao ngán: "Ế ẩm quá! Mặc dù đã bước vào mùa xây dựng nhưng sức mua vẫn giảm 30-40% so với năm ngoái. Năm ngoái lỗ nặng rồi, năm nay còn nặng hơn năm ngoái!".

 

Theo bà S., trước đây đại lý của bà mỗi lần nhập cả ngàn tấn thép về kho để bán, "nhiều lúc bán không ngơi tay, nhưng nay chỉ dám nhập nhỏ giọt khoảng 100 tấn để cho có hàng", bà S. phân trần. Đồng lời ít, bạn hàng lại trả tiền chậm khiến đại lý bà S. rơi vào cảnh cầm cự từng ngày để nuôi nhân viên.

 

Ông Khang, người trông coi kho hàng rộng hơn 300m2 của bà S., phải dùng giẻ lau những lớp gỉ sét đóng trên những khối sắt thép do "đắp chiếu" lâu ngày. "Tôi trông coi kho này từ năm 1990 nhưng chưa có thời điểm nào thê thảm như lúc này. Đến cả lượng người bốc xếp của kho này trước có 15 người, nay không bán được chỉ còn lại ba người mà có ngày cũng không có việc để làm", ông Khang nói.

 

Tương tự, tại các đại lý, cửa hàng bán lẻ sắt, thép trên đường Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh), đường Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình), đường Tô Hiến Thành (Q.10)... cũng hết sức ế ẩm, có khi cả tuần chỉ bán lẻ được vài món hàng không đáng kể. Tại cửa hàng Thanh Thiên trên đường Lý Thường Kiệt, không có khách nên dù đã gần 10g mà hai nhân viên bốc xếp vẫn nằm ngủ trên xe.

 

Anh Yên, chủ cửa hàng, cho hay mấy ngày nay các nhân viên điều tra thị trường "liên tiếp đến hỏi vì sao trước mỗi lần nhập hàng về 20 tấn, giờ chỉ còn lại 10 tấn. Nhìn hàng chất đống không bán được bị gỉ sét thì hiểu liền, đâu cần hỏi nữa!". Còn các nhân viên giao hàng của cửa hàng này cho biết ngày trước mỗi ngày chạy 2-3 chuyến giao hàng thì nay mỗi tuần may ra được 1-2 chuyến.

 

Ximăng cũng cùng chung "số phận" với sắt thép. Lượng mua quá ít khiến các đại lý phân phối ximăng của Hà Tiên 1, Sông Gianh, Holcim, Nghi Sơn, Cẩm Phả, Hạ Long... đang phải "dở khóc dở cười".

 

Tại kho hàng của vựa ximăng Thành Long trên đường Vạn Kiếp (Q.Phú Nhuận), bà Mai - chủ vựa - cho biết thời điểm này năm ngoái một tuần bà có thể bán được 800 bao, "nhưng giờ bán được 35-40 bao/tuần". Kho hàng vốn chứa được trên 2.000 bao ximăng của bà Mai giờ rộng thênh thang, bà chỉ nhập hàng khi nào các công ty ximăng hạ giá hoặc khuyến mãi.

 

Bà Phượng, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Loan Phượng, từng phất lên trong ngành này, giờ chỉ biết nhìn những chiếc xe chở hàng nằm xó trong kho cùng vài bao ximăng sót lại. "Từ năm ngoái sức mua đã ế ẩm. Năm nay lại giảm thêm 40% so với trước thì còn bán buôn gì", bà Phượng chua xót.

 

Sáng bán vật liệu, chiều bán gà nướng

 

Kho hàng của Công ty cổ phần Phương Nam (đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận) từng là nhà phân phối lớn của Ximăng Sông Gianh nay chỉ còn lại bãi đất trống được bao kín tôn xanh. Cạnh đó, kho hàng của Công ty TNHH một thành viên Ngọc Thanh chuyên bán ximăng của Vincent và Hà Tiên 1 cũng ảm đạm không kém.

 

Cả khu kho hàng rộng gần 200m2 của công ty giờ chỉ còn lại vài bao ximăng, một ít gạch, cát. Phía ngoài cổng, chủ công ty phải rao bán chiếc xe tải thường dùng để chuyên chở ximăng cho khách. Còn phía trong cổng là nơi để chiếc xe đẩy bán khoai tây chiên, chân gà nướng của một người nhà trong công ty.

 

"Sáng thấy công ty bán vật liệu xây dựng, còn chiều thấy bán chân gà nướng, khách đến ăn chân gà nướng thì nhiều mà đến mua vật liệu thì không thấy!", một người dân ở đây cho biết.

Hàng "ăn theo" kín lối ra

 

"Ăn theo" ngành vật liệu xây dựng, ngành hàng trang trí nội thất cũng bị vạ lây. Chỉ vào đống bàn ghế, tủ bếp bày ra từ ngày này sang ngày khác, bà Thu - chủ cửa hàng trên đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) - ngao ngán nói: "Cả ngày lượng khách đến chỉ đếm trên đầu ngón tay, hầu hết chỉ đi một vòng, hỏi giá sau đó lẳng lặng bỏ đi. Nguyên tháng 3 chúng tôi bán được ba bộ bàn ghế, không đủ trả tiền mặt bằng, lương nhân viên".

 

Sức mua mặt hàng này hiện đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Các chủ cửa hàng nội thất trên đường Ngô Gia Tự (Q.10), Cộng Hoà (Q.Tân Bình)... cũng cho biết tình trạng buôn bán ế ẩm chưa từng thấy. Nhiều cửa hàng treo biển giảm giá 10-30% nhưng khách chẳng đoái hoài. Ông Nguyễn Văn Chương, giám đốc Công ty TNHH B.A (Boutique-Art) - doanh nghiệp hiện có ba showroom tại TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng đang hết sức mệt mỏi với lượng hàng tồn kho.

 

"Chúng tôi hiện có khoảng bốn kho với tổng diện tích trên 2.000m2 để chứa trữ hàng hoá, nhưng thời gian tới có lẽ phải thuê thêm một kho hàng tại Q.7 nữa để chứa... hàng tồn".

 

Sức mua các sản phẩm xây dựng hoàn thiện khác (gạch men, đèn treo tường, giấy dán tường, dây cáp điện...) cũng khựng lại.

 

Anh Tấn, chủ cửa hàng số 711 Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình), cho biết trước đây ngày nào cũng nhập hàng, giờ 1-2 tuần mới dám nhập về, mà lượng hàng mỗi lần nhập cũng giảm 30%. Từ cuối năm ngoái cửa hàng đã phải giảm giá các mặt hàng dây cáp xuống 10%, kèm thêm dịch vụ giao hàng tận nhà nhưng khách vẫn đìu hiu.

 

Ngoài tầm kiểm soát

 

Theo tài liệu chúng tôi có được, số doanh nghiệp trong Hiệp hội Thép VN (VSA) có lượng thép tồn kho từ vài chục lên đến cả trăm ngàn tấn hiện có mấy chục doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp giữ thị phần chi phối trên thị trường. Lượng hàng bán ra của các doanh nghiệp cứ giảm dần đều từ đầu năm 2012 đến nay, đẩy lượng hàng tồn ngày một chồng chất. Rất nhiều doanh nghiệp thép chỉ chạy 50-60% công suất thiết kế, thậm chí có ít nhất sáu doanh nghiệp đã ngừng sản xuất do hàng bán không được.

 

Ông Đ., chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp quy mô lớn tại TP.HCM, thừa nhận lượng thép tồn kho của ông hiện xấp xỉ 200.000 tấn. "Nếu trong bối cảnh thị trường bình thường, mức tồn kho nói trên là chấp nhận được. Nhưng ở hoàn cảnh hiện tại, đây là một mức... khó sống!", ông Đ. thừa nhận. Nếu chỉ cần lấy giá nguyên liệu là 470 USD cho mỗi tấn thép, số tiền "chết" trong kho đã xấp xỉ 100 triệu USD".

 

"Số tiền này nhân thêm lãi suất vay ngân hàng, cộng thêm chi phí vận hành nhà máy, chi trả nhân công thì mở mắt ra tôi đã bị "bốc hơi" cả chục tỉ đồng/ngày" - ông Đ. ngậm ngùi.

 

Tổng giám đốc Công ty cổ phần ximăng C còn chua chát hơn khi cho rằng "thị trường ximăng đang quẫy đạp giành nhau sự sống vì ai cũng sắp chết cả rồi!". Theo ông này, hầu hết doanh nghiệp sản xuất đều tung ra mức chiết khấu "khủng" nhất từ trước đến nay, kèm theo một loạt khuyến mãi mua 100 bao tặng 9-13 bao (tuỳ hãng) từ nhiều tháng qua nhưng sức mua vẫn thấp.

 

Ghi nhận của Tổng công ty Công nghiệp ximăng VN (Vicem) cũng cho thấy sản lượng clinker lẫn ximăng bột của các doanh nghiệp thành viên đều rơi vào mức âm, trong khi lượng ximăng tiêu thụ cũng chỉ bằng 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù không xác nhận bằng văn bản chính thức, nhưng nhiều nguồn tin cho biết số doanh nghiệp sản xuất ximăng lỗ hàng ngàn tỉ đồng "rất nhiều", đặc biệt là các doanh nghiệp mới đầu tư thêm dây chuyền sản xuất phải trả lãi vay chất chồng.

 

Nhiều mặt hàng tồn kho trên 50%

 

Theo Bộ Công thương, trong quý 1-2012, ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành gặp nhiều khó khăn nhất, chỉ số sản xuất ba tháng đầu năm của ngành này thấp hơn nhiều so với mức tăng 13,4% của cùng kỳ năm trước.

 

Đáng ngại là một số mặt hàng có chỉ số tồn kho rất cao, chỉ tiêu thụ, bán được chưa đến một nửa tổng lượng hàng đã sản xuất. Điều này sẽ gây khó trong thu hồi vốn, tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp.

 

Theo báo cáo của Bộ Công thương, những nhóm hàng có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh là nhóm sản xuất: đồ uống không cồn, giấy nhăn và bao bì, sắt thép, ximăng, các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, dây điện và cáp điện...

 

Đến thời điểm 1-3, lượng tồn kho của phân bón và hợp chất nitơ tăng tới 62,7%; sắt, thép tăng 59,1%; bia và mạch nha tăng 48%; cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 29%; sợi và dệt vải tăng 6,6%; đồ uống không cồn tăng 11% (so với cùng kỳ năm trước)...

 

Theo Tuổi trẻ

Theo tintuc.xalo.vn