Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Ngay dau doi gio lam, gio hoc Duong thoang, truong roi

- Sáng nay 1/2, ngày đầu tiên thực hiện việc đổi giờ làm, giờ học tại Hà Nội, đường phố có vẻ thông thoáng, nhưng nhiều trường, phụ huynh và học sinh vẫn bối rối.

Theo ghi nhận của phóng viên Bee.net.vn , tại khu vực huyện Từ Liêm, 6h10 sáng, bến xe Nam Thăng Long đông hơn thường lệ. Đại bộ phận vẫn là sinh viên một số trường xung quanh khu vực huyện Từ Liêm và Quận Cầu Giấy.

Quách Văn Dương (sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) chia sẻ: Mọi hôm gần 7h mình mới bắt đầu đi, hôm nay phải dậy từ lúc 6h không thì không kịp. Tuy hơi sớm nhưng hôm nay đợi xe buýt dễ hơn.

Sinh viên bắt xe buýt gặp nhiều khó khăn trong buổi sáng đầu tiên đổi giờ.

Một lái xe tuyến buýt số 60 (bến xe Nam Thăng Long – Bến xe Nước Ngầm) cho biết: "Mọi hôm giờ này ít khách hơn, hôm nay tôi thấy khá đông người chờ lên xe. Theo thông báo, đầu xe chạy giờ này cũng được tăng lên nên chắc không lo lắm".

Tuy nhiên vào lúc 6h30, khi chúng tôi có mặt tại điểm chờ xe buýt đối diện cổng trường Đại học Hà Nội (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), tuy số người đợi xe không đông như thương lệ, nhưng việc đón được xe buýt cũng rất khó khăn.

"Em đứng chờ ở đây hơn 20 phút rồi, 7 giờ kém em học mà mãi chưa bắt được xe, chắc em muộn học mất" - bạn Nguyễn Huyền Anh, sinh viên Đại học Công Đoàn tâm sự.

Ngã tư gần cổng trường Đại học Sư phạm Hà Nội ( Cầu Giấy) khá thông thoáng lúc 7h.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong khung thời gian từ 6h20 đến 8h30 tại một số trục đường chính như Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, đặc biệt tại các ngã tư lớn trên các con đường này, giao thông khá ổn định. Tình trạng ùn tắc đã không diễn ra. Mặt đường tương đối thông thoáng.

Trao đổi với phóng viên về tình hình giao thông trong ngày đầu tiên thực hiện việc đổi giờ làm, học tập, thanh tra giao thông Nguyễn Văn Huy (Sở Giao thông – Vận tải), người trực điều phối giao thông tại Ngã Tư Khuất Duy Tiến cho biết: "Từ đầu giờ sáng đến giờ (8h30-PV) tình hình giao thông tại ngã tư khá ổn định. Lượng phương tiện đổ về ngã tư cũng tương đối đều chứ không đổ dồn vào một thời điểm cụ thể".

Đánh giá về tác động của việc đổi giờ làm, học tập, ông Huy cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra đánh giá. "Tuy tình hình giao thông ngày đầu tiên tại ngã tư này và một số điểm nóng khác vào giờ cao điểm là khá ổn định, nhưng hiện nay mới là những ngày đầu năm, lượng công nhân tại một số công trình lớn vẫn chưa đi làm nên có thể lưu lượng các phương tiện chưa tăng cao như thường lệ".

Cũng vào khoảng thời gian từ 6h30 tới hơn 8h sáng, các tuyến đường ngày thường được xem là những điểm nóng về tắc nghẽn giờ cao điểm như đường Trường Chinh, Tây Sơn, Chùa Bộc, Láng, Láng Hạ không xảy ra tắc nghẽn.


Phụ huynh, trường học vẫn bối rối

Mặc dù đã có thông báo về việc đổi giờ học vào lúc 8h nhưng tại trường Trung học cơ sở Khương Thượng, Tiểu học Nguyễn Trãi (Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội) phụ huynh đã đưa học sinh tới trường từ rất sớm. Mới 7h15p, 7h30 học sinh đã đến gần đông đủ. Nhiều phụ huynh cho biết: "Giờ học bắt đầu muộn hơn trước nhưng cũng thành thói quen rồi, bố mẹ đi làm là con cũng cắp cặp đi luôn, thôi thì cứ đưa con đến sớm rồi đi làm cho yên tâm."

Ngày đầu đi học theo khung giờ mới tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi.

Trái với việc học sinh đến sớm chờ giờ vào lớp thì tại nhóm các trường THPT bắt đầu giờ học lúc 6h30p tình trạng học sinh đi muộn tăng đột biến. Trường THPT Trung Văn (Từ Liêm), trống vào lớp đã điểm được 10 phút, vẫn còn thấy học sinh lũ lượt kéo nhau vào lớp.

Theo phản ánh của một số trường Đại học, việc bố trí khung giờ để phù hợp với lịch học mới là khó khăn.

"Chúng tôi bố trí 3 ca học mỗi ngày, với khung giờ mới, thời gian kết thúc ca buổi chiều là sau 19h thì việc bố trí ca tối là khó khăn. Chúng tôi không thể bố trí sinh viên học đến tận 22h đêm", một vị lãnh đạo một trường Đại Học có trụ sở tại Cầu Giấy cho hay.

Nhóm Phóng viên xã hội thực hiện


Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét