Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Co nguy co vỡ dap thuy dien Song Tranh 2

Trong thông cáo vừa phát đi, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 chưa xuất hiện các vết nứt bê tông, mức độ thấm như hiện nay (30 lít/giây) chưa ảnh hưởng đến an toàn đập. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì EVN đã trốn tránh sự thực và họ lo ngại rằng sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ vỡ đập.

Từ khóa liên quan

Địa danh trong nước
  • Sông Tranh
  • thủy điện Sông Tranh
  • Sông Mekong
  • Quy Nhơn
Tổ chức
  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng
  • bộ tư lệnh quân khu
Động từ
  • phòng chống lụt bão
  • trốn tránh
Danh từ
  • hạ lưu
  • hành lang
  • đập thủy điện
  • chủ đầu tư
  • thủy điện
  • thiếu tướng

Tin đọc nhiều

  • Từ sông Tranh 2, nhìn lại an toàn thủy điện - Tuần Việt Nam 1730 lượt đọc
  • Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba... - DVT.vn 958 lượt đọc
  • Điều chỉnh quy hoạch chi tiết trung tâm chính trị Ba Đình - Bee.net.vn 891 lượt đọc
  • Hết thời bỗng nhiên… nhà ra mặt phố! - Petrotimes 609 lượt đọc
  • Phải đặt an toàn của dân trên hết - Tuổi Trẻ 357 lượt đọc
  • Sẽ có khu tổ hợp khách sạn, dịch vụ tại trung tâm... - StockBiz 328 lượt đọc
  • "Tôi không đút túi 1,7 tỷ từ dự án" - Nguoiduatin.vn 317 lượt đọc
  • Mối lo chung cư - Đại Đoàn Kết 261 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Tin liên quan Sông Tranh Tập đoàn Điện lực Việt Nam phòng chống lụt bão hạ lưu

  • Đập Thủy điện Sông Tranh II được làm như thế nào?
  • Phải đặt an toàn của dân trên hết
  • KTĐT - SGTT - Phunutoday.vn - Lao Động - Lao Động - ANTĐ

Các bài khác

  • Phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất tối đa 5 triệu đồng - Địa ốc Online
  • Tranh luận nóng về ca sĩ Mỹ Linh và Bộ trưởng Thăng - Phunutoday.vn
  • Nhìn từ Sông Tranh 2 - Dân Trí
  • Hải Phòng: Một vụ thu hồi đất tùy tiện? - Pháp luật & Xã hội
  • Gạch không nung: Nút thắt đã gỡ, lối mở khó vào - Đầu tư CK

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Bạch Dương (21/03-20/04)

Khi mới bắt tay vào làm, Bạch Dương sẽ lúng túng vì chưa gặp tình huống này bao giờ. Bình tĩnh nào! Tất cả đều đã được học, tập trung suy nghĩ và bạn sẽ nhớ ra phương pháp làm. Chỉ cần bạn đừng cuống quít, mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies



>> EVN lý giải lỗi thủy điện Sông Tranh

Theo khẳng định của EVN, nước thấm qua khe nhiệt chứ không phải thấm qua các khe nứt của đập như báo chí đưa tin.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do hệ thống các ống thu nước bố trí trong các hành lang thu nước trong thân đập chưa đáp ứng tốt nhiệm vụ thu nước thấm trong thân đập, một số ống thu nước giữa các tầng hành lang bị tắc, nước ứ đọng nhiều trong các hành lang, không thoát hết về hố thu nước.

EVN trốn tránh sự thật?

Theo thông tin trên báo Thanh niên, ngay sau khi EVN đưa ra những nguyên nhân và kết luận về đập Sông Tranh 2, GS-TS Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch Hội Cơ học thủy khí Việt Nam, Tổ trưởng bộ môn cơ sở kỹ thuật địa lợi (ĐH Bách khoa Đà Nẵng), người đã trực tiếp khảo sát tại đập đã có những phản bác.

Ông Hùng cho biết đã "thấy cả những vết nứt trên thân đập và hành lang đập, nước chảy tràn ra ở những vị trí đó, EVN còn chối quanh gì nữa. Nhiều báo cũng đã chụp được ảnh làm bằng chứng, không thể nói là vẫn an toàn".

Cũng theo ông Hùng, công trình liên quan đến tính mạng và tài sản của hàng nghìn hộ dân, phải có đoàn chuyên gia đa ngành khảo sát kỹ lưỡng một lần nữa. Hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 là nghiêm trọng và phải được xử lý khẩn trương. Dòng thấm phát sinh do mức nước chênh lệch giữa thượng và hạ lưu đập.

Cho đến nay, tỷ lệ đập bị mất an toàn do tác động của dòng thấm (trong thân đập và cả trong nền đập) là khá cao trên thế giới. Không được phép để nước thấm tràn ra mái hạ lưu. Nước thấm trong đập đất thì phải qua tầng lọc trước khi ra phía hạ lưu. Nước thấm trong đập bê tông thì được gom lại trong các hành lang ở thân đập để chuyển xuống hạ lưu theo đường riêng.

Ông Hùng cho rằng, dòng thấm xuyên qua đập Sông Tranh 2 chảy tràn ra mái hạ lưu đập phải được khắc phục ngay và triệt để.

Gay gắt hơn, theo TS Đào Trọng Tứ - Ủy viên thường trực Mạng lưới công tác vì nước, nguyên Phó chủ tịch Ủy hội Sông Mê Kông - cho rằng: "EVN đang trốn tránh sự thực rằng thân đập đã bị nứt, trong hầm nước vẫn chảy rất mạnh. Tôi không tin EVN có thể giảm được 80% lượng nước rò rỉ chỉ trong vài ngày như vậy. Đập bê tông khi đã thấm nước thì rất khó khắc phục. Đó chỉ là biện pháp để trấn an dư luận. EVN nói đập không bị nứt mà chỉ là thẩm thấu nước qua các khe nhiệt.

"Nhưng EVN đã cố tình quên rằng, về nguyên tắc kỹ thuật, khe nhiệt cũng không thể cho thấm nước, buộc phải có màng ngăn chống thấm. Do sử dụng ít xi măng nên đập bê tông đầm lăn rất dễ bị nứt, đòi hỏi phải thi công rất nghiêm ngặt. Bằng nhiều năm kinh nghiệm về thủy điện, tôi khẳng định đập đã bị nứt", ông Tứ nói.

Phải trực chiến 100%

Hơn một tuần sau sự cố rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2, chiều 26/3, Bộ tư lệnh Quân khu 5 đã cử một đoàn công tác do thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn dẫn đầu đi thị sát thân đập Sông Tranh 2, đồng thời làm việc với chủ đầu tư. Đây là việc làm thường niên về công tác phòng chống lụt bão của Quân khu 5.

Tại buổi làm việc, các bên đều thống nhất cho rằng chủ đầu tư Thủy điện Sông Tranh 2 (Ban Quản lý thủy điện 3) cần gấp rút xây dựng phương án phòng chống lụt bão cho mùa mưa sắp tới, trong đó, cần làm rõ cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương trên cơ sở tham khảo mô hình đã làm từ Thủy điện A Vương.

Kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn - chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam - đề nghị phía nhà máy phải "trực chiến 100%" tại mặt đập trong thời gian này. Ông Tuấn cũng đề xuất đưa kịch bản ứng phó sự cố Sông Tranh 2 trong tình huống xấu nhất vào chương trình phòng chống lụt bão năm 2012 của tỉnh.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của người dân khi Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn chưa chuẩn bị phương án phòng chống lụt bão và đối phó sự cố, nhất là trong thời điểm xảy ra hiện tượng thấm nước.

Là người điều hành cuộc làm việc, thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn cho rằng thủy điện góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhất định, nhưng tất cả phải đặt an toàn của người dân lên trên hết.

Thiếu tướng Nhơn yêu cầu: "Chủ đầu tư công trình phải nhanh chóng báo cáo toàn bộ sự việc như thế nào một cách cụ thể, nhất là trong suốt quá trình thi công có vấn đề gì không để từ đó tìm ra nguyên nhân, khắc phục một cách nghiêm túc nhất. Ngoài ra chủ đầu tư phải liên tục theo dõi sự cố để có báo cáo kịp thời. Hiện Quân khu 5 đã thành lập phòng cứu hộ cứu nạn và sẽ làm hết mình khi cần thiết...".


(tổng hợp)

Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét